Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến tình hình sâu,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp đến dịch hại và năng suất của giống cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Thái Nguyên. (Trang 51)

bệnh hại của giống cà chua TN386

Cà chua là đối tượng gây hại của nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm của vụ Đông Xuân, thường bị nhiều loại sâu, bệnh xâm nhập và gây hại như: bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương, sâu ăn lá, sâu đục quả…việc phòng trừ sâu bệnh cho cà chua là một vấn đề khó khăn.

Qua theo dõi tình hình phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại trong suốt quá trình thí nghiệm cho thấy:

- Thời kỳ vườn ươm, do hạt cà chua được xử lý nước nóng ở nhiệt độ 54oC trước khi gieo, lại được gieo trong khay và được chăm sóc tốt nên hầu như không có sâu bệnh gây hại.

- Thời kỳ trồng ra ruộng sản xuất, do chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận nên diễn biến sâu bệnh khá phức tạp. Kết quả theo dõi cho thấy thành phần sâu, bệnh hại. Cà chua trong vụ đông xuân 2013 – 2014 bao gồm: sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh soăn lá và bệnh mốc sương. Khi suất hiện sâu, bệnh hại, chúng tôi đã tiến hành phun trừ sâu bệnh theo nội dung yêu cầu của đề tài, kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại trước và sau phun được trình bày ở bảng 4.7 và 4.8.

Bng 4.7: Tình hình sâu hi trước và sau khi s dng thuc BVTV trên ging cà chua TN386 các công thc khác nhau

Công thức

Trước khi sử dụng thuốc BVTV Sau khi sử dụng thuốc BVTV 5 ngày

Sâu ăn lá Sâu đục quả Sâu ăn lá Sâu đục quả

Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) CT1 24,2 0,5 25,7 0,7 24,2 0,1 25,7 0,3 CT2 16,7 0,3 21,2 0,5 16,7 0,1 21, 0,2 CT3 18,2 0,3 24,2 0,6 18,2 0,1 24,2 0,2 CT4 19,7 0,3 22,7 0,6 19,7 0,1 22,7 0,3 CT5 10,6 0,2 15,1 0,4 10,6 0,1 15,1 0,2

Về sâu hại: sau khi trồng ra ruộng sản xuất đã thấy xuất hiện sâu xám gây hại nhưng ở mức độ thấp, do thường xuyên chăm sóc và phát hiện kịp thời nên ảnh hưởng không đáng kể. Sâu xanh và sâu khoang là hai loại sâu hại cà chua, khi chúng ở độ tuổi 1 và 2 thì ăn lá, đến khi tuổi lớn (tuổi 5 và 6) đồng thời cây có quả thì chúng đục vào quả và ăn rỗng quả, cụ thể như sau:

- Sâu ăn lá: sâu cũng gây hại trung bình trên các công thức thí nghiệm, tỷ lệ hại biến động ở 10%-24%, mật độ sâu hại giao động từ 0,2 – 0,5 con/cây. Công thức 1 (đối chứng) có tỷ lệ hại lớn nhất là 24,2%, tiếp đến là công thức 2 có tỷ lệ hại là 16,7%, công thức 5 có tỷ lệ thấp nhất 10,6%. Ở các công thức thí nghiệm mật độ sâu ăn lá khác nhau: công thức 1 (đối chứng) có mật độ sâu cao nhất 0,5 con/cây, công thức 2, 3 và 4 có mật độ sâu lần lượt là (0,2 con/cây, 0,3 con/cây, 0,3 con/cây). Công thức 5 có mật độ sâu ăn lá thấp nhất thí nghiệm (0,2 con/cây).

- Sâu đục quả: khi quả hình thành, do điều kiện thời tiết nắng nóng và có mưa nên sâu đục quả phát triển nhanh và gây hại trên tất cả các công thức thí nghiệm, trong đó công thức 1 (đối chứng) có tỷ lệ hại cao nhất là 25,7%, mật độ sâu ở công thức đối chứng cũng cao nhất (0,7 con/cây). Tiếp đến là công thức 2, 3 và 4 có tỷ lệ hại là 21,2 – 24,2% mật độ sâu là 0,5 – 0,6 con/cây. Công thức 5 có tỷ lệ hại thấp nhất 15,1% và mật độ sâu là 0,4 con/cây.

Như vậy ở các công thức khác nhau có tỷ lệ sâu hại khác nhau, các công thức từ 1 đến 4 bị nhiễm sâu hại nặng nhất. Công thức 5 sử dụng cây hành là cây có mùi hăng không ưa thích với sâu hại nên tỷ lệ hại cũng như tỷ lệ con/cây thấp nhất.

Qua bảng 4.7 cho thấy, ở tất cả các công thức thi nghiệm sau khi sử dụng thuốc BVTV thì tỷ lệ hại không tăng lên nữa, đặc biệt mật độ sâu đã giảm xuống, dao động trong khoảng 0,1 – 0,3 con/cây.

Về bệnh hại: Trong vụ Đông Xuân thí nghiệm xuất hiện 2 bệnh hại chính đó là bệnh mốc sương và bệnh xoăn lá, đặc biệt bệnh mốc sương gây hại nghiêm trọng. Các bệnh này phát sinh và gây hại nhiều vào tháng 1 và tháng 2 khi điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí thích hợp cho bệnh phát triển.

- Bệnh mốc sương: bệnh xuất hiện trên tất cả các công thức và gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây. Bệnh mốc sương có tỷ lệ bệnh biến động từ 60,6% đến 71,2%, trong đó công thức 1 (đối chứng) bị hại nặng nhất có tỷ lệ bệnh cao nhất (71,2%). Công thức 2 và 3 tỷ lệ bệnh lần lượt là 60,6% và 63,6%, công thức 4 là 62,1 %. Công thức 5 có tỷ lệ bệnh thấp nhất 59,1%.

- Bệnh xoăn lá: Đây là bệnh gây hại nặng và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Do virus TYLCV

(Tomato Yellow Leaf Curt Virus) gây ra, bệnh lan truyền nhờ bọ phấn

trắng, sự lây nhiễm tương ứng với mật độ bọ phấn, bọ phấn càng nhiều thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn. Qua kết quả thu được ở bảng 4.8 cho thấy, tất cả các công thức trồng cà chua đều bị nhiễm bệnh xoăn lá với tỷ lệ từ 15,2% - 27,3 %. Trong đó, công thức bị nhiễm nhẹ nhất là công thức 5 với 15,2 %, công thức bị nhiễm cao nhất là công thức 2 và 3 với tỷ lệ 27,3%.

Với tình hình sâu bệnh hại như vậy, trong vụ Đông Xuân 2013- 2014, chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp phòng trừ như sau:

- Thường xuyên quan sát phát hiện và diệt sớm ổ trứng chưa nở hay sâu tuổi nhỏ.

- Vệ sinh đồng ruộng: tỉa lá gốc, tỉa cành, nhánh, thu gom và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, cỏ dại ký chủ sâu hại… hạn chế nguồn lây lan.

- Luôn đảm bảo ruộng đủ ẩm, không đọng nước.

- Bón phân đúng kỹ thuật, đúng thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh.

- Tỉa mầm, tạo tán, đảm bảo ánh sáng và không khí lưu thông tốt, hạn chế sâu bệnh phát sinh.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nội dung từng công thức như sau: •Công thức 1, 2 và 3: sử dụng thuốc BVTV hóa học

Bệnh mốc sương sử dụng: Zineb bul 80 WP, Rimil 72 WP. Bệnh xoăn lá sử dụng: Kacie 250 EC, để diệt trừ bọ phấn. Sâu ăn lá và sâu đục quả sử dụng: Sherpa 25 EC

•Công thức 4 và 5: sử dụng thuốc BVTV sinh học Bệnh mốc sương sử dụng: BioBus 1.00 WP. Bệnh xoăn lá sử dụng: Vertimec 1.8 EC.

Sâu ăn lá và sâu đục quả sử dụng: Atabron 5 EC

Qua theo dõi tình hình bệnh hại sau khi sử dụng thuốc BVTV chúng tôi thu được kết quả như sau.

Bng 4.8: Tình hình bnh hi trước và sau khi s dng thuc BVTV trên ging cà chua TN386 các công thc khác nhau

Công thức

Trước khi sử dụng thuốc BVTV

Sau khi sử dụng thuốc BVTV 5 ngày Tỷ lệ bệnh xoăn lá (%) Tỷ lệ bệnh mốc sương (%) Tỷ lệ bệnh xoăn lá (%) Tỷ lệ bệnh mốc sương (%) CT1 (Đ/C) 24,2 71,2 24,2 71,2 CT2 27,3 60,6 27,3 60,6 CT3 27,3 63,6 27,3 63,6 CT4 25,8 62,1 25,8 62,1 CT5 15,2 59,1 15,2 59,1

Qua bảng 4.8 cho thấy, sau khi sử dụng thuốc BVTV thì các bệnh trên tất cả các công thức thí nghiệm đều ngừng lây lan nên tỷ lệ bệnh không tăng.

Như vậy, từ kết quả theo dõi thí nghiệm sâu bệnh hại trong vụ Đông Xuân cho thấy, việc xác định loại phân bón và liều lượng bón phân thích hợp cũng góp phần làm giảm sâu bệnh hại cà chua. Đồng thời việc trồng xen cà chua với hành lá (ở công thức 5) đã có tác dụng hạn chế đáng kể được khả năng phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại cà chua, điển hình là sâu ăn lá, sâu đục quả và bệnh xoăn lá virus. Điều đó không những có ý nghĩa về bảo vệ năng suất cây trồng mà còn đảm bảo hạn chế ô nhiễm cho môi trường và nông sản phẩm, đồng thời càng nâng cao hiệu quả kinh tế do giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp đến dịch hại và năng suất của giống cà chua TN386 trong vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Thái Nguyên. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)