0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến động thái tăng trưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TỔNG HỢP ĐẾN DỊCH HẠI VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA TN386 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014 TẠI THÁI NGUYÊN. (Trang 43 -43 )

chiều cao cây của giống cà chua TN386

Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trưởng của cây trồng nói chung và của cà chua nói riêng. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cà chua TN386 được thể hiện ở bảng 4.3.

Bng 4.3: Động thái tăng trưởng chiu cao thân chính ca cà chua TN386 các công thc thí nghim Đơn v: cm CT Ngày sau trồng 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 1 11,7 16,9 26,4 37,8 49,8 66,9 86,9 110,9 130,5 147,1 153,8 157,7 166,3b 2 12,0 17,4 26,5 38,9 51,4 71,8 90,9 113,9 136,9 154,2 160,7 165,4 168,8a 3 11,8 16,3 24,7 36,3 48,5 68,4 81,4 110,6 131,3 145,9 151,1 155,5 160,0b 4 11,9 16,4 24,5 35,8 47,8 68,9 89,1 110,1 130,8 148,6 155,6 160,6 159,6b 5 11,6 16,7 25,4 37,5 50,1 70,4 91,8 113,7 133,3 149,8 155,7 159,2 166,8a CV(%) 3,63 LSD.05 1,24 P <0,05

Qua bảng 4.3 cho chúng tôi thấy, giống cà chua TN386 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, chiều cao cây tăng liên tục từ khi trồng cho đến khi kết thúc sinh trưởng sau trồng 91 ngày. Chiều cao cây giữa các công thức khác nhau không có sự chênh lệch lớn, biến động trong khoảng 159,6-168,8cm. Dựa vào kết quả phân tích số liệu thống kê cho thấy, công thức 2 và 5 có chiều cao cây cao nhất, cao hơn đối chứng và các công thức còn lại chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 3 và 4 có chiều cao thân chính tương đương với đối chứng.

Hình 4.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cà chua TN386 ở các công thức thí nghiệm

Từ kết quả động thái tăng trưởng chiều cao cây chúng tôi đưa ra nhận xét về tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của cây cà chua giống TN386 ở các công thức thí nghiệm, thể hiện ở bảng 4.4 và hình 4.2.

Bng 4.4: Tc độ tăng trưởng chiu cao thân chính qua các k theo dõi ca cà chua các công thc thí nghim

Đơn vị: cm

CT

Kỳ theo dõi……ngày sau trồng

7 – 14 14-21 21-28 28-35 35-42 42-49 49-56 56-63 63-70 70-77 77-84 84-91 1(Đ/C) 5,2 9,5 11,4 11,9 17,0 20,0 21,9 19,6 16,6 6,7 3,9 2,3 2 5,4 9,1 12,4 12,4 20,4 19,1 22,9 23,0 17,2 6,5 4,7 2,0 3 4,5 8,5 11,5 12,1 19,9 18,2 23,2 20,7 14,5 5,2 4,3 2,8 4 4,5 8,2 11,3 12,0 21,1 20,1 22,9 20,7 17,8 7,0 4,9 4,2 5 5,1 8,7 12,2 12,5 20,3 21,4 21,9 19,6 16,5 5,8 3,5 3,8

Hình 4.2: Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của cà chua TN386 ở các công thức thí nghiệm

Qua bảng 4.4 và hình 4.2 cho thấy, giai đoạn đầu từ 7 đến 14 ngày sau trồng cây cà chua con phải làm quen và thích nghi với môi trường mới nên tốc độ tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn này chậm. Sau giai đoạn này, ở kỳ theo dõi từ 2- 42 ngày sau trồng sự tăng trưởng chiều cao cây diễn ra rất nhanh. Ở các giai đoạn tiếp theo sự tăng trưởng của cây đạt khá cao, nhất là trong giai đoạn 49 - 56 ngày sau trồng. Tốc độ tăng trưởng mạnh nhất ở giai đoạn này là công thức 3 đạt 23,2 cm, tiếp đến là công thức 2 và 4 (22,9 cm). Còn lại công thức 1 và 5 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất (đạt 21,9). Giai đoạn từ 56 - 91 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây giảm dần.

4.4. Ảnh hưởng của các công thức khác nhau đến tốc độ ra lá trên thân chính của giống cà chua TN386

Trong suốt quá trình sinh trưởng cây cà chua liên tục ra lá mới. Lá là cơ quan quan trọng để tạo ra sản phẩm quang hợp, số lá ít làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, quả ít và nhỏ, năng suất không cao. Trong vụ Đông Xuân 2013, diễn biến thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho sinh trưởng thân lá của cà chua. Giống TN386 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, sự tăng trưởng về số lá cũng diễn ra liên tục cho tới khi cây kết thúc vòng đời. Tuy nhiên số lá chủ yếu do giống quy định, ít chịu sự chi phối của các yếu tố ngoại cảnh. Quan sát và theo dõi động thái ra lá ở các công thức khác nhau, kết quả chúng tôi thu được ở bảng 4.5 và hình 4.3.

Bng 4.5: Động thái ra lá trên thân chính ca cà chua các công thc thí nghim Đơn vị: lá CT Ngày sau trồng… 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 1(Đ/C) 4,9 7,6 9,6 12,0 14,5 16,8 20,6 23,0 25,2 27,0 28,1 29,1 29,1a 2 5,0 7,8 9,8 13,1 15,0 18,6 21,3 23,8 26,3 27,8 28,8 28,8 28,8ab 3 4,9 6,8 8,9 11,4 13,9 17,6 21,0 23,6 25,3 26,8 27,8 28,6 28,6b 4 4,8 7,0 8,6 11,2 13,5 17,3 19,6 21,9 22,4 26,0 27,8 28,7 28,7b 5 4,7 7,2 9,0 12,3 14,9 18,8 22,2 24,4 16,4 27,3 28,4 29,2 29,2a CV(%) 2,30 LSD.05 0,43 P <0,05

Hình 4.3: Đồ thị động thái ra lá trên thân chính của cà chua ở các công thức thí nghiệm

Qua bảng 4.5 và hình 4.3 ta thấy, số lá trên thân chính của cà chua TN386 giữa các công thức thí nghiệm không có sự chênh lệch nhiều ở các giai đoạn sinh trưởng. Số lá trên thân chính ở lần theo dõi cuối cùng (91 ngày sau trồng) biến động từ 28,6- 29,2 lá. Trong đó công thức 5 có số lá cao nhất đạt 29,2 lá. Kết quả xử lý thống kê cho thấy công thức 5 có số lá cuối cùng trên thân chính tương đương so với công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 3 và 4 tương đương nhau và thấp hơn công thức đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Kết quả phân tích tốc độ ra lá trên thân chính của cây cà chua TN386 ở các công thức thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.4.

Bng 4.6: Tc độ ra lá trên thân chính ca cà chua

các công thc thí nghim

Đơn v: lá

CT

Kỳ theo dõi….ngày sau trồng

7 - 14 14-21 21-28 28-35 35-42 42-49 49-56 56-63 63-70 70-77 77-84 84-91 1(Đ/C) 2,7 2,0 2,4 2,5 2,3 3,8 2,2 2,2 1,8 1,1 1,0 0,0 2 2,8 2,0 3,3 2,9 3,6 2,7 2,5 2,5 1,5 1,0 1,0 0,0 3 1,9 2,1 2,5 2,5 3,7 3,4 2,6 1,7 1,5 1,0 0,8 0,0 4 2,2 1,6 2,6 2,3 3,8 2,3 2,3 2,1 2,0 1,8 0,9 0,0 5 2,5 1,8 3,3 2,6 3,9 3,4 2,2 2,0 0,9 1,1 0,8 0,0

Hình 4.4: Đồ thị tốc độ ra lá trên thân chính của cà chua ở các công thức thí nghiệm

Qua bảng 4.6 và hình 4.4 cho thấy, giai đoạn từ 7 - 28 ngày sau trồng, do cây con khi trồng đạt tiêu chuẩn và được chăm sóc tốt nên khả năng bén rễ hồi xanh và tốc độ ra lá khá nhanh. Trong đó, công thức 2 và 5 có tốc độ ra lá nhanh hơn so với công thức 1, 3 và 4. Giai đoạn từ 28 - 35 ngày tốc độ ra lá giảm xuống còn 2,3 - 2,9 lá/tuần. Tốc độ ra lá của các công thức qua các thời kỳ theo dõi đạt cao nhất vào giai đoạn từ 35 - 63 ngày sau trồng. Trung bình các công thức tăng từ 2 - 3 lá/ tuần ở giai đoạn này. Giai đoạn 35 - 42 ngày sau trồng, công thức 2 và công thức 5 có tốc độ ra lá mạnh nhất đạt 3 lá/tuần. Tuy nhiên từ giai đoạn 63 - 91 ngày sau trồng trở đi, tốc độ ra lá giảm dần và ngừng ra lá. Nhìn chung qua kết quả phân tích ta thấy, các công thức khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ra lá của cà chua TN 386.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TỔNG HỢP ĐẾN DỊCH HẠI VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA TN386 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014 TẠI THÁI NGUYÊN. (Trang 43 -43 )

×