0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Biện pháp sinh học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TỔNG HỢP ĐẾN DỊCH HẠI VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA TN386 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014 TẠI THÁI NGUYÊN. (Trang 28 -28 )

Trong những năm gần đây, biện pháp sinh học đang được quan tâm và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó được sử dụng như một biện pháp quan trọng vì tránh được các mặt hạn chế của thuốc hoá học gây ra.

- Biện pháp canh tác

+ Chọn các giống cà chua có khả năng chống chịu được sâu bệnh cao, thích nghi với điều kiện địa phương và có năng suất cao như: Kim cương đỏ, Anna…Chọn cây giống có tiêu chuẩn cao: cây khỏe mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, cây hoàn toàn sạch bệnh.

+ Chọn đất trồng cà chua: Cà chua thích hợp nhất là đất thịt pha cát, đất bazan, pH từ 5,5 - 6,5. Chọn những chân đất mới hoặc những chân đất vụ trước không trồng cây họ cà để tránh sâu phát sinh, phát triển.

+ Phân bón chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân bón được sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. Bón phân theo quy trình sản xuất cà chua an toàn.

+ Trồng xen vụ: sau mỗi vụ cà chua có thể trồng xen vào các loại rau khác nhằm tiêu diệt mầm mống sâu hại như rau muống, rau xu hào, súp lơ, rau cải….

- Biện pháp sử dụng thiên địch

Trong quá trình điều tra chúng tôi có phát hiện được một số thiên địch của các loài sâu như: bọ rùa, ong mắt đỏ, kiến…Vì vậy, khuyến khích nông dân bảo vệ và cho phát triển những loài thiên địch này.

- Biện pháp sử dụng Pheromone giới tính

Pheromone là một chất hóa học đặc biệt được tiết ra bởi con cái có khả năng hấp dẫn giới tính mạnh mẽ, thu hút con đực đến để giao phối và đẻ trứng. Dựa vào đặc tính này mà các nhà khoa học đã tổng hợp nên các chất Pheromone nhân tạo có đặc tính trên để áp dụng trong phòng trừ sâu hại, đảm bảo an toàn và không gây độc hại cho người sản xuất và tiêu dùng. Có thể dùng Pheromone để bẫy sâu khoang, sâu xanh đục quả…

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TỔNG HỢP ĐẾN DỊCH HẠI VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA TN386 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014 TẠI THÁI NGUYÊN. (Trang 28 -28 )

×