năm 2013-2014 Bảng 4.1: Tình hình thời tiết khí hậu vụĐông Xuân 2013-2014 của tỉnh Thái Nguyên Tháng Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) Tổng lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 9 26,4 85,0 352,2 116 10 26,6 78,0 83,0 147 11 22,2 76,0 44,8 98 12 15,0 75,0 32,2 186 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên 2013–2014) [8]
Thời tiết của Thái Nguyên trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 khá phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây cà chua. * Về nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013 có sự giảm mạnh (từ 26,4o
26,4oC rất thích hợp cho hạt cà chua nảy mầm, vì vậy tỷ lệ nảy mầm khá cao. Nhiệt độ trung bình tháng 10 năm 2013 là 26,6oC là khoảng nhiệt độ phù hợp nhất cho cây con sinh trưởng và phát triển. Ở nhiệt độ này còn hạn chế được một số sâu, bệnh hại đặc biệt là bệnh mốc sương nhờ vậy cây con sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Là loại hình sinh trưởng vô hạn, giống cà chua TN386 trồng ở vụ Đông Xuân có thời gian ra hoa và hình thành quả kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng 11 là 22,2oC rất thuận lợi cho quá trình ra hoa của cây cà chua. Tuy nhiên, từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 1 năm 2014 nhiệt độ tăng nhẹ dao động từ 15,0o
C-16,6oC giúp cho các quá trình sinh trưởng phát triển của cây cà chua cà chua chín đúng thời gian thu hoạch quả.
* Về ẩm độ:
Ẩm độ của vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Thái Nguyên nhìn chung dao động từ 75%-85%. Khoảng ẩm độ này tương đối thích hợp cho cà chua sinh trưởng phát triển. Tháng 9 năm 2013 có ẩm độ 85% thích hợp cho sự nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con. Vào tháng 10, tháng 11 năm 2013 là giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển mạnh, lúc này độ ẩm đạt 76- 78% tuy không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cà chua nhưng lại là điều kiện để sâu bệnh hại phát sinh, phát triển đặc biệt là bệnh xoăn lá do virut từ đó dẫn đến năng suất giảm. Tháng 12 năm 2013 và tháng 1 năm 2014 ẩm độ giảm từ 75% xuống 73% là thời kỳ hình thành quả nên ẩm độ thấp không thích hợp cho quá trình phát triển của quả xong ẩm độ thấp cũng hạn chế sâu bệnh phá hoại.
* Về lượng mưa
Lượng mưa vụ Đông Xuân 2013 - 2014 giảm dần từ tháng 9 năm 2013 (352,2mm) cho đến tháng 12 năm 2013 (32,2mm). Vào tháng 9 năm 2013 lượng mưa tương đối lớn, song đây là thời kỳ gieo hạt trong điều kiện có mái che nên lượng mưa không ảnh hưởng nhiều đến quá trình nảy mầm và sự sinh trưởng, phát triển của cây non. Tháng 10 và tháng 11 năm 2013 lượng mưa giảm tương đối cao (từ 83,0mm - 44,8mm), đây là thời kỳ cây được đưa ra ruộng sản xuất và bắt đầu sinh trưởng mạnh. Giai đoạn này cũng là tiền đề để cây ra hoa, kết quả, bởi vậy cây rất cần nước để phân hóa mầm hoa đảm bảo cho chất lượng cà chua sau này. Vậy có thể thấy, ảnh hưởng của lượng mưa tới quá trình sinh trưởng của cây ở giai đoạn này là rất lớn. Từ tháng 12 năm 2013 và tháng 2 năm 2014 lượng mưa tương đối ổn định (từ 32,2mm đến 29,7mm). Tuy nhiên vào tháng 1 năm 2014 lượng mưa rất thấp 3,7mm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả cà chua.