Mục đích kinh tế trong sử dụng hầm Biogas huyện Phú Bình – Thá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 50)

Nguyên giai đoạn 2010 - 2013

4.2.5.1. Hình thức sử dụng khí Biogas của người dân huyện Phú Bình giai

đoạn 2010 – 2013

Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp 147 hộ dân trên tổng số 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình về hình thức sử dụng khí Biogas và phụ phẩm của hầm ủ Biogas trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của các hộ gia đình, thu

Bảng 4.11: Hình thức sử dụng khí Biogas của người dân huyện Phú Bình Tên xã Số lượng hầm ủđiều tra Hình thức sử dụng khí Biogas Đun nấu (hộ) Thắp sáng (hộ) Mục đích khác (hộ) Bàn Đạt 7 7 7 0 Bảo Lý 7 7 7 1 Dương Thành 7 7 6 0 Đào Xá 7 7 5 0 Điềm Thụy 7 7 7 0 Đồng Liên 7 7 7 0 Hà Châu 7 7 4 0 Kha Sơn 7 7 7 2 Lương Phú 7 7 7 1 Nga My 7 7 3 0 Nhã Lộng 7 7 7 0 Tân Đức 7 7 7 0 Tân Hòa 7 7 6 0 Tân Kim 7 7 7 0 Tân Khánh 7 7 7 2 Tân Thành 7 7 6 0 Thanh Ninh 7 7 6 0 Thượng Đình 7 7 7 0 Úc Kỳ 7 7 5 0 Xuân Phương 7 7 7 0 Thị trấn Hương Sơn 7 7 5 2 Tổng 147 147 130 8

(Nguồn:Theo phiếu điều tra)

- Nhận xét:

Quá trình điều tra, phỏng vấn tại địa phương tôi đã nhận thấy việc sử

dụng Biogas có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống. Biogas được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: Đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm cho vật nuôi, ấp gà, vịt... Việc người dân sử dụng hầm Biogas không chỉ cung cấp một nguồn năng lượng lớn dùng trong sinh hoạt, sản xuất mà KSH còn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện. Qua

điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 147 hộ gia đình sử dụng hầm Biogas trên toàn huyện vào giai đoạn 2010 – 2013 có:

- 147 hộ gia đình dùng Biogas đểđun nấu, chiếm 100%. - 130 hộ gia đình dùng Biogas để thắp sáng, chiếm 88,43%.

- 8 hộ gia đình dùng Biogas vào những mục đích khác như: Ấp gà, ấp vịt, sưởi ấm cho vật nuôi... Chiếm 5,44%.

Qua bảng số liệu 4.11 có thể thấy vai trò của Biogas trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân là vô cùng quan trọng, Biogas đã tạo ra sự

chuyển biến không hề nhỏ tại địa phương thay thế cho củi, điện... Tuy vậy việc sử dụng Biogas vào thắp sáng của người dân vẫn còn hạn chế, nguyên nhân là do công suất của các thiết bị đèn sinh học còn thấp. Việc sử dụng Biogas vào các mục đích khác trên địa bàn huyện cũng còn ít.

Tóm lại, Biogas trên địa bàn huyện được người dân chủ yếu sử dụng vào việc đun nấu, thắp sáng là chủ yếu, sử dụng vào các mục đích khác còn hạn chế. Vì vậy cần có những biện pháp cần thiết nhằm mở rộng phạm vi ứng dụng của hầm Biogas trên địa bàn huyện hơn nữa, nhằm phát huy tối đa lợi ích của Biogas trong đời sống và sản xuất của người dân.

Hình thức sử dụng khí Biogas trên địa bàn huyện được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

147 8 130 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Đun nấu Thắp sáng Mục đích khác Hình thức sử dụng Số lượng hầm

Hình 4.4: Biểu đồ hình thức sử dụng khí Biogas của người dân huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013

4.2.5.2. Hiện trạng sử dụng phụ phẩm hầm Biogas huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013

Bảng 4.12: Hiện trạng sử dụng phụ phẩm hầm Biogas huyện Phú Bình

Tên xã Số lượng hầm ủ điều tra Hình thức sử dụng phụ phẩm hẩm ủ Biogas Phân bón (hộ) Cho gia súc, cá ăn (hộ) Mục đích khác (hộ) Bàn Đạt 7 7 3 1 Bảo Lý 7 7 2 1 Dương Thành 7 7 2 0 Đào Xá 7 7 3 1 Điềm Thụy 7 7 1 2 Đồng Liên 7 7 4 0 Hà Châu 7 7 1 1 Kha Sơn 7 6 1 1 Lương Phú 7 7 4 0 Nga My 7 7 2 1 Nhã Lộng 7 7 4 1 Tân Đức 7 6 4 0 Tân Hòa 7 7 3 0 Tân Kim 7 7 5 1 Tân Khánh 7 7 1 1 Tân Thành 7 7 2 1 Thanh Ninh 7 7 2 0 Thượng Đình 7 5 4 0 Úc Kỳ 7 7 3 2 Xuân Phương 7 7 4 1 Thị trấn Hương Sơn 7 5 2 1 Tổng 147 141 57 16

(Nguồn: Theo phiếu điều tra)

- Nhận xét:

Phụ phẩm KSH (hay còn gọi là bã thải) là sản phẩm ở dạng lỏng và rắn của quá trình phẩn giải cơ chất. Phụ phẩm là nguồn phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng và sạch, được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp như: Dùng làm phân bón cho cây trồng, nuôi trồng nấm, làm thức ăn cho gia súc, cá, xử lý hạt giống… Mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân.

Qua bảng 4.12 cho ta thấy: Phụ phẩm KSH của các hầm ủ Biogas trên

địa bàn huyện Phú Bình. Trong tổng số 147 hầm ủ được phỏng vấn có 141 hầm ủ được người dân sử dụng làm nguồn phân bón cho cây trồng (chiếm 95,92%), 57 hầm ủ được người dân trong huyện sử dụng làm thức ăn cho gia súc và cá (chiếm 38,77%), phụ phẩm của 16 hầm ủ của huyện được sử dụng vào các mục đích khác (chiếm 10,88%) như: Trồng nấm, xử lý hạt giống… Cũng có một số ít hộ dân không sử dụng phụ phẩm KSH mà đem xả trực tiếp vào môi trường, điều này không chỉ làm lãng phí nguồn phân hữu cơ lớn mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh.

Hình thức sử dụng phụ phẩm của các hầm ủ Biogas trên địa bàn huyện rất đa dạng được thể hiện qua biểu đồ sau đây:

141 57 16 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Phân bón Cho gia súc, cá ăn Mục đích khác Hình thức sử dụng Số lượng hầm

Hình 4.5: Biểu đồ hiện trạng sử dụng phụ phẩm của các hầm Biogas huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013

Qua biểu đồ 4.5 ta có thể thấy phụ phẩm KSH trên địa bàn huyện Phú Bình được sử dụng làm phân bón là chủ yếu (141 hầm ủ), phụ phẩm dùng cho gia súc và cá ăn cũng được người dân tận dụng nhiều (57 hầm), còn một số ít người dân sử dụng vào mục đích khác (16 hầm). Tuy vậy trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng hộ dân thải trực tiếp phụ phẩm KSH ra môi trường gây lãng phí nguồn phân bón giàu hữu cơ và ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần phải có các biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lợi ích của phụ phẩm để người dân tận dụng tối đa nguồn phân bón hữu cơ này nhằm đem lại lợi ích trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần giữ gìn môi trường trên địa bàn huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.6. Đánh giá chất lượng của các hầm Biogas tại huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013

Khảo sát, đánh giá ngẫu nhiên 147 hầm ủ được xây dựng trong giai đoạn 2010 - 2013 trên địa bàn huyện về chất lượng các hầm ủ, do người dân tựđánh giá dựa trên những tiêu chí được xây dựng dựa trên sự tham vấn ý kiến của KTV Trạm Khuyến Nông huyện Phú Bình cho kết quả chất lượng như sau:

Bảng 4.13: Chất lượng các hầm Biogas tại huyện Phú Bình

Tên xã Số lượng hầm ủđiều tra Chất lượng hầm ủ Biogas Tốt Trung bình Xấu Bàn Đạt 7 6 1 0 Bảo Lý 7 7 0 0 Dương Thành 7 6 0 1 Đào Xá 7 6 1 0 Điềm Thụy 7 4 3 0 Đồng Liên 7 7 0 0 Hà Châu 7 6 1 0 Kha Sơn 7 6 1 0 Lương Phú 7 7 0 0 Nga My 7 7 0 0 Nhã Lộng 7 6 1 0 Tân Đức 7 5 1 1 Tân Hòa 7 7 0 0 Tân Kim 7 4 3 0 Tân Khánh 7 4 2 1 Tân Thành 7 5 0 2 Thanh Ninh 7 6 1 0 Thượng Đình 7 6 0 1 Úc Kỳ 7 4 3 0 Xuân Phương 7 7 0 0 Thị trấn Hương Sơn 7 7 0 0 Tổng 147 123 18 6

(Nguồn: Theo phiếu điều tra)

- Nhận xét:

Qua điều tra, phỏng vấn 147 trên tổng số 1.023 hầm Biogas được xây dựng trong giai đoạn 2010 – 2013 tại địa bàn huyện Phú Bình. Có 123 công trình hầm Biogas được người dân đánh giá là đạt chất lượng tốt trên tổng số 147 hầm khảo sát (chiếm 83,67%), 18 công trình được đánh giá là đạt chất lượng trung bình (chiếm 12,24%) và 6 công trình bịđánh giá chất lượng xấu (chiếm 4,08%).

Việc đánh giá chất lượng các hầm ủ trên địa bàn huyện dựa trên những chỉ tiêu sau:

- Hầm ủ phải được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn: + Bể không bị nứt, vỡ.

+ Khả năng thu, nhận nguyên liệu của bể.

+ Chất lượng của các đường ống dẫn nạp và xả, các van sử dụng. + Nắp bể kín không cho khí thoát ra ngoài.

+ Dễ xây dựng, bảo dưỡng, sửa chữa khi cần. - Chất lượng khí gas:

+ Mùi khí Biogas trong quá trình sử dụng. + Màu sắc ngọn lửa.

+ Áp suất và năng suất khí cao, chất lượng khí ổn định. - Chất bã thải phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nhìn chung phần lớn các bể trong huyện được xây dựng vào giai đoạn 2010 – 2013 đều đạt chất lượng tốt, không bị hỏng hóc. Đối với những bể xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ NN&PTNT Cục chăn nuôi, trước và sau khi xây dựng các hộ dân đều được các KTV tập huấn và hướng dẫn kỹ

thuật sử dụng. Tuy vậy trên địa bàn huyện vẫn còn 6 công trình bị đánh giá chất lượng xấu do xây dựng không đúng kỹ thuật dẫn tới chất lượng khí không tốt, một số hầm còn bị nổi hay bố trí đầu dưới ống nối thấp hơn thiết kế

làm mất tác dụng đảm bảo an toàn áp suất cho bể phân hủy rất dễ gây nứt bể, nước thải của các công trình chảy ra vẫn còn mùi hôi thối do bể không đáp

ứng được nguyên liệu đầu vào. Nguyên nhân là do hộ dân đã tăng số lượng vật nuôi lên hơn trước rất nhiều lần làm bể quá tải. Khí gas khi sử dụng còn có mùi hôi nồng nặc, kéo dài do bộ hấp thu khí H2S không đạt yêu cầu…

4.3. Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của các hầm Biogas huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013 Biogas huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013

4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hầm Biogas tại huyện Phú Bình

Quá trình điều tra và phỏng vấn 147 / 1.023 hầm Biogas trên địa bàn huyện Phú Bình, tôi thấy rằng: Mô hình hầm ủ Biogas đã đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho người dân trên địa bàn huyện. Biogas không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra mà còn đem

lại những lợi ích kinh tế cho người dân trên địa bàn thông qua việc: Sử dụng khí Biogas để đun nấu thay thế cho củi, than, gas. Sử dụng để thắp sáng, chạy một số thiết bị, động cơ trong gia đình, sử dụng đểấp gà, ấp vịt. Ngoài ra phụ

phẩm Biogas còn được sử dụng làm phân bón, làm thức ăn cho gia súc, cho cá..v.v.. Lợi ích của mô hình Biogas là không thể phủ nhận vì vậy việc nhân rộng mô hình này trong cả tỉnh Thái Nguyên nói chung và trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng cần phát triển hơn nữa. Tuy nhiên để triển khai dự án xây dựng các hầm ủ Biogas tại địa phương trước hết phải nói đến vấn đề đầu tư

xây dựng ban đầu cho người dân vì Phú Bình vẫn còn là một huyện nghèo,

đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, vất vả nên việc bỏ một số tiền không nhỏ ra xây dựng hầm ủ là vấn đề khá lớn đối với các hộ dân. Hiện nay để xây dựng một công trình hầm ủ Biogas số tiền phải bỏ ra để xây dựng ban đầu là:

Khoảng từ 8 – 10 triệu đồng/ bể 10 – 15 m3 Khoảng từ 13 – 14 triệu đồng/ bể 15 – 25 m3 Khoảng từ 16 – 18 triệu đồng/ bể 25 – 30 m3

Một số tiền đầu tư xây dựng không hề nhỏ đối với các hộ dân có nền kinh tế khó khăn. Nhưng hiệu quả của các hầm ủ mang lại là hoàn toàn phù hợp với khoản tiền bỏ ra đểđầu tư xây dựng.

Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình hầm ủ

Biogas mang lại trên địa bàn huyện hiện nay.

Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của các hầm Biogas tại huyện Phú Bình năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: VNĐ Thể tích (m3 ) Số lượng hầm ủ T1 ≤ 15 73 300.000 15 - 25 55 400.000 ≥ 25 19 480.000

(Nguồn: Theo phiếu điều tra)

Với T1: là số tiền số tiền tiết kiệm trung bình tháng của mỗi hộ nhờ

việc sử dụng hầm khí Biogas mang lại. - Nhận xét:

Qua bảng số liệu 4.14 ta thấy thể tích hầm ủ càng lớn thì số tiền tiết kiệm được của người dân càng nhiều. Với thể tích ≤ 15 m3 có thể tiết kiệm

được khoảng 300.000 đồng/ tháng. Với thể tích 15 – 25 có thể tiết kiệm được 400.000 đồng/ tháng. Với ≥ 25 có thể tiết kiệm được 480.000 đồng/ tháng. Để

phát huy tối đa lợi ích của hầm ủ người dân cần phải chú ý đến sự phù hợp giữa nguyên liệu đầu vào với thể tích của bể. Nếu xây bể qua lớn so với lượng nguyên liệu đưa vào, bể hoạt động không đủ công suất gây lãng phí tiền bạc. Nếu xây bể

quá nhỏ mà lượng nguyên liệu đưa vào bể nhiều hơn so với thiết kế của bể sẽ gây ra hiện tượng không xử lý được triệt để nguyên liệu ( bể quá tải). Vì vậy người dân khi xây dựng hầm ủ Biogas cần có sự tư vấn của các KTV về kích cỡ hầm ủ

sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và nguyên liệu đầu vào.

4.3.2. Đánh giá hiệu quả môi trường của các hầm Biogas tại huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013

Qua phỏng vấn, lấy ý kiến nhận xét khách quan của 147 hộ gia đình sử

dụng hầm khí Biogas về hiệu quả của hầm khí Biogas đối với môi trường xung quanh trên địa bàn huyện Phú Bình thu được kết quả như sau:

Bảng 4.15: Nhận xét của người dân huyện Phú Bình về hiệu quả của hầm Biogas đối với môi trường sống xung quanh

Số lượng hầm khảo sát

Ý kiến đánh giá

Rất tốt Tốt Bình thường

147 135 10 2

(Nguồn: Theo phiếu điều tra)

- Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy trong tổng số 147 ý kiến có 139 ý kiến cho rằng hiệu quả môi trường của các hầm ủ Biogas là rất tốt (chiếm 91,84%). Các hộ

này đều không nhận thấy rõ mùi hôi thối của phân, môi trường xung quanh không bị ô nhiễm do chất thải của vật nuôi, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, ruồi, muỗi xung quanh khu vực chuồng trại chăn nuôi cũng ít đi rõ rệt so với khi chưa xây dựng hầm ủ Biogas. Đểđạt hiệu quả môi trường cao các hộ này đã sử dụng bể có thể tích phù hợp với lượng chất thải đầu vào của hầm, đồng thời cân đối nhu cầu sử

dụng khí Biogas với lượng khí sản sinh hàng ngày, thường xuyên bảo dưỡng hầm

ủ, xây dựng hầm ủ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật…

Có 10 ý kiến cho rằng hiệu quả môi trường của các hầm ủ Biogas mang lại là tốt (chiếm 6,8%). Các hộ này đều nhận thấy sự thay đổi tích cực khí sử

dụng hầm Biogas đối với môi trường xung quanh. Tuy nhiên việc quản lý chuồng trại chăn nuôi và kỹ thuật xây dựng và sử dụng hầm ủ của họ chưa thật sự tốt.

Có 2 hộ dân đánh gia bình thường cho ý nghĩa của hầm ủ Biogas đối với môi trường (chiếm 1,36%). Các hộ này chưa nhận thức được rõ những lợi ích của hầm Biogas mang lại. Họ vẫn sử dụng phân tươi bón trực tiếp cho sản xuất, xả trực tiếp chất thải của vật nuôi ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn huyện. Như vậy, cần phải có những biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được tác dụng to lớn của hầm ủ Biogas trong việc xử lý chất thải chăn nuôi.

Những ý kiến của người dân đưa ra là hết sức khách quan và thẳng thắn vì họ là những người trực tiếp sử dụng hầm ủ trong một thời gian dài. Những ý kiến này phần nào đã mang lại một góc nhìn mới về Biogas của những người nông dân.

4.3.3. Hiệu quả xã hội của các hầm Biogas trên địa bàn huyện Phú Bình – Thái nguyên

Ngoài lợi ích kinh tế và môi trường hầm ủ Biogas còn mang lại những lợi ích về xã hội. Biogas đã trực tiếp tạo ra một ngành nghề mới trên địa bàn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 50)