- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/01/2014 đến ngày 30/04/2014 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
- Tình hình sử dụng hầm ủ Biogas của người dân tại huyện Phú Bình – Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013.
+ Số lượng hầm ủ Biogas tại huyện Phú Bình – Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. + Hình thức xây dựng hầm ủ Biogas tại huyện Phú Bình – Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013.
+ Quy mô và loại hình của các bể Biogas tại huyện Phú Bình – Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013.
+ Mục đích sử dụng hầm ủ Biogas tại huyện Phú Bình – Thái Nguyên. - Đánh giá chất lượng của các hầm Biogas tại huyện Phú Bình – Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013
- Đánh giá lợi ích và tính hiệu quả về phát triển kinh tế, xã hội cũng như công tác bảo vệ môi trường của việc sử dụng hầm Biogas mang lại.
- Những hạn chế trong việc sử dụng hầm Biogas của người dân huyện Phú Bình – Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử
dụng hầm ủ Biogas tại khu vực nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu các tài liệu có liên quan tới các nội dung nghiên cứu từ các số liệu sẵn có tại khu vực thực hiện, tham khảo các tài liệu trên sách, báo, truyền hình, internet, các nghiên cứu khoa học…
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo phương pháp thu thập số liệu từ nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường, trạm Khuyến Nông huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
3.3.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra bằng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sử
dụng Biogas tại huyện Phú Bình- Thái Nguyên. - Phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 2 phần: + Phần 1: Thông tin chung
+ Phần 2: Nội dung phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: Các hộ dân sử dụng Biogas trên địa bàn huyện Phú Bình – Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013.
- Tiến hành phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sử dụng Biogas trên địa bàn huyện Phú Bình – Thái Nguyên với số lượng 147 phiếu.
3.3.2.3.Phương pháp phân tích và quản lý số liệu
- Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word, Excel… Để tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thu thập được.
3.3.2.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tham khảo các ý kiến của giảng viên hướng dẫn và các cô chú, anh chị cán bộ Phòng TNMT, Trạm Khuyến Nông, Phòng Nông Nghiệp huyện… Nhằm giải đáp những thắc mắc, khó khăn trong quá trình làm đề tài.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Bình
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 251,71 km2. Tọa độđịa lý của huyện: 21023’33’’– 21035’22’’ vĩ Bắc; 105051’ – 106002’ kinh độĐông.
- Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ.
- Phía tây giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên.
- Phía đông và phía nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế).
Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3 km. Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo a. Địa hình
Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi:
- Loại cảnh quan địa hình đồng bằng: Nhóm cảnh quan này có diện tích không lớn phân bố chủ yếu ở phía Nam của huyện. Bao gồm kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10 – 15 m. Kiểu địa hình
đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao
địa hình vào khoảng 20 - 30 m và phân bố dọc sông Cầu.
- Loại cảnh quan hình thái địa hình gò đồi và miền núi: Loại cảnh quan này chủ yếu phân bốở phía Đông - Bắc của huyện. Nhóm cảnh quan này thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50 - 70 m.
Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống
Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14 m, thấp nhất là 10 m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m.
Bảng 4.1: Số liệu độ dốc trung bình địa hình huyện Phú Bình STT Chỉ tiêu phân cấp độ dốc Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Toàn huyện Phú Bình 25171.49 100 1 Độ dốc trung bình địa hình dưới 8 o 16.848,61 67,57 2 Độ dốc trung bình địa hình từ 8 o - 15 o 4.092,20 16,41 3 Độ dốc trung bình địa hình từ 15 o - 25 o 3.553,00 14,25 4 Độ dốc trung bình địa hình trên 25 o 442,30 1,77
(Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai huyện Phú Bình)[9] c. Địa mạo, địa chất
Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao. Sớm nhất cũng có tuổi cách đây 2300 triệu năm. Các đá gốc chủ yếu là các đá mắc ma xâm nhập, đá sét, đá cát, cấu trúc khối tảng, bở rời, dạng bột kết, sét kết, cát kết, các trầm tích phong hoá. Gắn liền với thành tạo địa chất là một số các đứt gẫy nhỏ được hình thành trong khu vực, như đứt gãy sông Cầu, đứt gãy sông Thương... Theo hướng Tây Bắc - Đông nam, Đông Bắc - Tây Nam và một số ít theo hướng Bắc - Nam.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của huyện Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt hai mùa mưa, khô rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm của huyện Phú Bình từ 23,1 - 24,20C, tháng nóng nhất là tháng 7, tháng lạnh nhất tháng 1. Tổng số giờ nắng trong năm là 1.282 giờ, tháng nắng nhất là tháng 7 có 178 giờ, tháng thấp nhất là tháng 01 có 33 giờ, tổng tích ôn hơn 8.0000C, lượng bức xạ 155 Kcal/cm2.
- Lượng mưa trung bình các tháng trong năm là 132,6 mm, cao nhất vào tháng 7 là 367,1 mm và thấp nhất vào tháng 11, lượng mưa là 2,1 mm.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 81%, độ ẩm cao nhất vào tháng 4 là 86% và thấp nhất vào tháng 11 là 74%.
- Chế độ gió: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện khoảng 18 lần trong năm từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Đông Nam xuất hiện khoảng 16 lần trong năm từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Gió mùa Tây Nam xuất hiện khoảng 3 lần trong năm, tập trung vào cuối năm, tần xuất yếu.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Bình quân hàng năm huyện chịu ảnh hưởng của 1 - 1,2 cơn bão và 3 - 5 đợt áp thấp nhiệt đới.
- Mây và Sương mù: Số ngày quang mây ở Phú Bình rất ít, chỉ khoảng 40 ngày trong năm. Lượng mây tổng quan nhiều nhất là tháng 11, tháng 12, ít nhất vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Sương mù xuất hiện chủ yếu vào đầu năm, số ngày xuất hiện chỉ khoảng 21 ngày trong năm. Đặc biệt, sương muối thường xuất hiện vào tháng 1, tháng 2, khoảng 2 - 3 lần trong một năm.
4.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Huyện Phú Bình có hai con sông chính chảy qua là sông Cầu và sông
Đào (sông Máng). Sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Bình có chiều dài khoảng 29 km, chiều rộng trung bình từ 100 - 200 m với nhiều uốn khúc, các bãi bồi khá lớn. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500 m3/s, mùa khô là 7,5 m3/s.
Đây cũng là con sông có giá trị kinh tế lớn nhất trong khu vực. Sông cầu là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Đào chảy qua địa bàn huyện Phú Bình gồm 2 đoạn với chiều dài khoảng 29,6 km, rộng trung bình 33 m.
Phú Bình có 03 dòng suối chính bắt nguồn từ phía Đông - Bắc của huyện chảy qua các xã Bàn đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, đổ
ra sông Cầu. Ngoài ra, còn có 2 hệ thống kênh mương chính: Hệ thống kênh mương sông Đào nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu, cung cấp nước tưới cho các xã nằm ở phía đông nam của huyện và hệ thống kênh mương hồ
Núi Cốc, cung cấp nước tưới cho các xã phía tây của huyện. Phú Bình còn có các công trình thuỷ nông hồ đập chứa nước tưới cho các xã vùng núi Đông -
Bắc huyện có địa hình cao thấp không đều, mặt ruộng cao hơn mặt nước sông Máng, đó là hồ Trại Gạo, hồ Kim Đĩnh, hồ Làng Ngò, Đập Hố Cùng...
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tài nguyên đất của huyện Phú Bình có tổng diện tích tự nhiên là 25.171,49 ha. Chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên (353.101,67 ha). Bao gồm các nhóm đất chính sau:
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình năm 2013
STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH ( Ha ) TỶ LỆ ( % ) Tổng diện tích tự nhiên 25.171,49 100,00 I Đất đang sử dụng 25.094,31 99,69 1 Đất nông nghiệp 20.786,14 82,58
2 Đất phi nông nghiệp 4.308,17 17,12
II Đất chưa sử dụng 77,18 0,31
1 Đất bằng chưa sử dụng 31,32 0,12 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 45,86 0,19
(Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai huyện Phú Bình)[9] Thổ nhưỡng: Đất đai trên địa bàn huyện có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 4 nhóm chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất cát, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng.
Bảng 4.3: Đặc điểm thổ nhưỡng năm 2013
STT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 25.171,49 100 1 Đất phù sa 3485 13,85 2 Đất cát 12 0,05 3 Đất dốc tụ 6.369,49 25,3 4 Đất nâu vàng, đỏ vàng 15,305 60,8
(Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai huyện Phú Bình)[9] b. Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho huyện Phú Bình chủ yếu nước mặt của sông Cầu, sông Đào, các suối và hồđập. Trữ lượng nước khá lớn, chất lượng tốt là
nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của huyện. Ngoài ra, còn nước ngầm ởđộ sâu trung bình từ 4 m đến 8 m, một số khu vực đồi núi từ 10 m đến 20 m. Chất lượng chủ yếu là nước nhạt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu lượng khá lớn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
c. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Phú Bình không có các mỏ khoáng sản kim loại mầu như các huyện khác trong tỉnh, Phú Bình có nguồn cát, sỏi ở sông Cầu. Đây là nguồn vật liệu khá dồi dào phục vụ cho các hoạt động khai thác, đáp ứng cho ngành xây dựng trong và ngoài huyện.
d. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 huyện Phú Bình có 6.202,78 ha
đất lâm nghiệp, toàn bộ diện tích là đất rừng sản xuất. Diện tích rừng được trồng theo các dự án của tỉnh, huyện, các tổ chức lâm nghiệp. Trong diện tích rừng của huyện không có gỗ quý, chủ yếu là Bạch đàn, Keo lá tràm, Thông.
e. Tài nguyên nhân văn
Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, với 21 đơn vị
hành chính, dân số 139.231 người, gồm 9 dân tộc anh em cùng chung sống. Tập thể cán bộ và nhân dân trong huyện là những con người tài năng, yêu lao
động, cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, hiền lành giản dị, thân thiện và mến khách. Với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu
đời người dân nơi đây đã góp phần công sức lớn lao trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng trước đây cũng như công cuộc xây dựng tổ quốc hiện nay. Phú Bình đã có nhiều con em là những cán bộ khoa học đang công tác và giữ
những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước.
f. Cảnh quan thiên nhiên và hệ động, thực vật
Với nhiều làng ven sông trên bến dưới thuyền, Phú Bình là một trong những huyện có thắng cảnh đẹp từ ngàn xưa của Thái Nguyên, là cái nôi của nền văn hoá lâu đời trên đất Việt. Trải qua hai cuộc kháng chiến ác liệt, nhiều
địa danh trong huyện đã trở thành những di tích lịch sử với kiến trúc nghệ
thuật độc đáo, nơi lưu giữ những chiến tích oai hùng về thời kỳ chiến đấu, bảo vệ đất nước. Phú Bình cũng có những địa danh và cảnh quan đẹp có thể phát
triển du lịch sinh thái và các khu nghỉ dưỡng. Do rừng tự nhiên không còn nên Phú Bình không còn hệ động thực vật nguyên sinh hay tự nhiên.
4.1.1.6. Thực trạng môi trường
Nguồn nước mặt tại các sông, suối, ao, hồ trên địa bàn huyện đã có dấu hiệu ô nhiễm và đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở những khu đông dân cư có tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực phát triển thương mại tập trung, trường học, bệnh viện, khu du lịch. Trái lại, phần lớn các giếng đào, giếng khoan
đều có chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
Môi trường không khí của huyện Phú Bình tương đối sạch, các chỉ tiêu nồng độ bụi và các khí độc hại đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, bởi Phú Bình là huyện thuần nông.
Việc xử lý ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi đang là một vấn
đề quan trọng trên địa bàn huyện, với một lượng chất thải chăn nuôi khổng lồ
nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân.
Chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế được xử lý theo hình thức thu gom, chôn lấp hoặc đốt.
4.1.1.7. Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên * Thuận lợi
- Là huyện trung du có vị trí địa lý thuận lợi, với đường giao thông thuận tiện Phú Bình có điều kiện thuận lợi trong việc liên kết, hợp tác đầu tư, mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Các nguồn tài nguyên của huyện được khai thác hiệu quả.
- Phú Bình có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp và hình thành các vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa tập trung gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Huyện Phú Bình có nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp khá dồi dào nhờ có hệ thống sông, suối và hồđập lớn nhỏ nằm rải rác trong huyện.
- Phú Bình là huyện có bề dày về lịch sử và văn hóa, là căn cứ ATK2 tiền khởi nghĩa, có cảnh quan đẹp. Nguồn tài nguyên này giúp Phú Bình có
điều kiện phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.
- Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, các nguồn tài nguyên… Mặc dù có