Bảng 4.6: Số lượng hầm Biogas tại huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013 Năm Tên xã 2010 2011 2012 2013 Tổng Bàn Đạt 10 20 20 13 63 Bảo Lý 10 9 14 5 38 Dương Thành 6 2 4 1 13 Đào Xá 5 1 4 2 12 Điềm Thụy 6 7 14 14 41 Đồng Liên 10 4 2 1 17 Hà Châu 21 2 13 12 48 Kha Sơn 17 13 22 18 70 Lương Phú 9 13 6 3 31 Nga My 43 20 24 12 99 Nhã Lộng 24 3 4 7 38 Tân Đức 7 3 2 4 16 Tân Hòa 17 12 3 2 34 Tân Kim 23 14 29 5 71 Tân Khánh 13 21 45 17 96 Tân Thành 2 3 3 3 11 Thanh Ninh 7 4 3 2 16 Thượng Đình 20 7 5 1 33 Úc Kỳ 30 21 20 24 95 Xuân Phương 27 40 44 18 129 Thị trấn Hương Sơn 8 21 20 3 52 Tổng 315 240 301 167 1.023
315 240 301 167 0 50 100 150 200 250 300 350 2010 2011 2012 2013 Năm
Hình 4.1: Biểu đồ số lượng hầm Biogas huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013
- Nhận xét:
Qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.1 cho ta thấy số lượng hầm Biogas đang hoạt động tại huyện Phú Bình trong giai đoạn 2010 – 2013 là 1.023 hầm. Năm 2010, nhờ có sự hợp tác và giúp đỡ của tổ chức SNV lúc này dự án KSH cho ngành chăn nuôi Việt Nam được triển khai rộng khắp ở tất cả các xã trên địa bàn huyện với tổng số 315 hầm Biogas phân trên các xã, thị trấn của huyện nhưng số lượng hầm Biogas phân bổ lại không đồng đểu giữa các xã, thị trấn, các xã có số lượng hầm ủ nhiều như: Xã Nga My với 43 hầm, xã Úc Kỳ với 30 hầm, Xuân Phương 27 hầm,... Các xã có số lượng hầm Biogas ít như: Xã Tân Thành với 2 hầm, Đào Xá (5 hầm), Dương Thành, Điềm Thụy (5 hầm)... Bước sang năm tiếp theo, năm 2011 toàn huyện có 240 hầm, số lượng hầm giảm xuống so với năm 2010 là 75 hầm, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm về
số lượng hầm là do năm 2011 cũng là năm cuối của dự án chương trình KSH cho ngành chăn nuôi sau 8 năm triển khai dự án. Năm 2012 số lượng hầm ủ
trên toàn huyện Phú Bình là 301 hầm, tăng 61 hầm so với năm 2011. Năm 2012 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện, giá cả thị trường ổn định, thúc đẩy người dân đầu tư vào chăn nuôi gia súc, tăng gia sản xuất nông nghiệp do đó số lượng hầm Biogas cũng tăng theo. Đến năm 2013 số lượng hầm Biogas trên địa bàn huyện có chiều hướng giảm xuống rõ rệt, từ 301 hầm (năm 2012) xuống còn 167 hầm, nguyên nhân là do năm 2013 nền kinh tế thị trường không chỉ trong nước mà ngoài nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, người nông dân chịu nhiều thua lỗ trong chăn nuôi, giá cả vật nuôi giảm mạnh, vì vậy người dân giảm lượng đầu tư vào ngành chăn nuôi, hơn nữa trong năm thường xuyên xảy ra dịch bệnh làm ảnh
hưởng giảm số lượng vật nuôi trên địa bàn huyện, do đó mà số lượng hầm Biogas trong năm 2013 giảm mạnh.
Như vậy có thể thấy để công nghệ KSH có thể phát triển mạnh mẽ trên
địa bàn huyện Phú Bình thì bên cạnh những chính sách, những dự án, chương trình giúp đỡ người dân trong xây dựng và sử dụng hầm Biogas còn cần phải chú trọng hơn nữa trong vấn đề ổn định giá cả thị trường, chủ động phòng chống dịch bệnh, tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của hầm Biogas. Có như vậy công nghệ KSH mới thực sự phát triển mạnh mẽ, ổn định lâu dài và rộng rãi trên toàn huyện.