* Vị trí địa lý
Xã Phúc Ứng nằm ở phía nam của huyện Sơn Dương cách trung tâm huyên 5km theo quốc lộ 2C. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 4000 ha. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 1583ha
+ Đất sản xuất lâm nghiệp: 1279 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 35 ha
+ Còn lại là đất chuyên dụng
Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
+ Phía bắc giáp xã Quyết Thắng – thị trấn Sơn Dương
+ Phía nam giáp xã Tuân Lộ, Vĩnh Lợi + Phía đông giáp xã Kháng Nhật, Hợp Hòa + Phía tây giáp xã Tú Thịnh
Xã Phúc Ứng được chia làm 21 thôn và đang trong quá trình phát triển đổi mới. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được dần dần được nâng cấp, với tuyến đường quốc lộ 2C chạy dọc qua địa bàn xã là điều kiện kiện thuận lợi để người dân đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa trong khu vực và các khu vực lân cận.
• Địa hình
Địa hình xã Phúc Ứng có đặc thù chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia làm 2 vùng, vùng phía Bắc có địa hình đồi núi cao độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi, vùng phía
24
Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần, địa hình trên địa bàn xã bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, có 5 kiểu địa hình như : kiểu địa hình núi trung bình (độ cao từ 700- 1.500 m), kiểu địa hình núi thấp (độ cao từ 300- 700 m), Kiểu địa hình đồi thấp (độ cao thấp hơn 300 m), kiểu
địa hình karst, Kiểu địa hình thung lũng. • Khí hậu
Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ầm mưa
nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-24oC ( cao nhất từ 33 – 35oC, thấp nhất từ 12 – 13oC). Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1500mm – 1800mm.
Độ ẩm không khí trung bình đạt khoảng 80%, độ ẩm không khí trung bình nhìn chung không ổn định và có sự biến đổi theo mùa, cao nhất vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 (mùa mưa) lên đến 87% và thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 72%, sự chệnh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa khoảng 10 – 15% . Hướng gió chủ yếu vào mùa nóng là gió mà Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Phúc Ứng nói riêng và huyên Sơn Dương nói chúng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Gió mùa đông bắc thổi vào mùa lạnh kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió xuất hiện kèm theo mưa và các hiện tượng rét đậm kéo dài, sương mù đôi khi có sương muối gây ảnh hưởng đến đợi sống sản xuất.Trên địa bàn xã có hệ thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú thuận lợi phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.
• Thảm thực vật
Thảm thực vật xã Phúc Ứng khá phong phú và đa dạng, do có nhiều loại đất phân bố cả ở địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông – lâm nghiệp với nhiều loại cây có giá trị từ những cây lương thực như lúa và rau màu trên các dải dất bằng phẳng, đến việc khai thác đất dốc trồng các loại cây ăn quả và cây lây gỗ, diện tích rừng ngày càng phát triển, không chỉ góp phần nâng độ che phủ của rừng, giữ gìn môi sinh, bảo tồn
25
nguồn gen và tính đa dang sinh học mà còn phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế từ rừng, cải thiện cuộc sống người dân.