- Tạo lập các mô hình điển hình tại địa phương để người dân có thể
theo dõi xem xét.
- Giảm chi phí mua các loại phân bón hóa học gây nhiều nguy cơ cho môi trường, qua đó sử dụng chất thải hữu cơ từ chất thải làm phân bón trực tiếp cho cây trồng.
- Phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững lâu dài, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học được đề cao.
- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp chât lượng và an toàn với cuộc sống của con người.
4.6.2. Những giải pháp
- Chỉ ra các hiệu quả thiết thực của việc sử dụng mô hình đệm lót trong xử lý chất thải chăn nuôi để người dân có thể hiểu biết một cách chi tiết nhất.
- Thay đổi tập quán canh tác, cách xử lý chất thải lạc hậu của người dân gây ra tác hại xấu đến môi trường cũng như cuộc sống con người xung quanh.
- Tích cực sử dụng phân bón hữu cơ thay vì phân bón hóa học giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian người nông dân, chế phẩm sinh học sẽ có tác
động rất lớn để bảo vệ độ phì, hạn chế hiện tượng suy thoái đất nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường, cân bằng hệ sinh thái.
- Tạo niềm tin cho người nông dân về các chế phẩm sinh học tác động
50
- Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa về việc áp dụng đại trà việc sử dụng chế phẩm sinh học, có sự đầu tư cần thiết để phát triển lĩnh vực này.
51
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
- Việc sử dụng chế phẩm BIO-TMT làm đệm lót cho gà hoàn toàn mang lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế cũng như hiệu quả về môi trường và hiệu quả chăn nuôi. Giúp cho người dân tiết kiệm được một khoản kinh phí rất lớn.
- Sử dụng chế phẩm BIO-TMT làm đệm lót cho gà thì các chỉ số như
E.coli, độẩm, N, P, K có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực. - Độẩm phân gà giảm đi từ 76,21% xuống con 34,09%
- Chỉ số E.coli có sự giảm mạnh, trước khi xử lý là 9,6x107 và sau khi xử lý chỉ con 2,1x106.
- Đối cới hàm lượng các chất dinh dưỡng như N, P, K sau khi xử lý cũng tăng lên theo chiều hướng tích cực. Cụ thể như là các chỉ số N, P, K trước xử lý lần lượt là: 0,26% , 0,15%, 0,21%. Sau khi xử lý đã tăng lên tương ứng là: 0,41% , 1,57% , 1,81%.
- Sử dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi và xử lý môi trường là một biện pháp thiết yếu bởi những hiệu quả mang lại vô cùng lớn. Giúp cải thiện môi trường và đem lại nguồn lợi ích về kinh tế cho bà con nông dân.
5.2 Đề nghị
- Ứng dụng rộng rãi mô hình làm đệm lót cho gà trên quy mô toàn xã và tại các địa phương khác.
- Nghiên cứu các ứng dụng thử nghiệm xử lý chất thải chăn nuôi gia súc trên địa bàn xã.
- Ứng dụng sử dụng rộng rãi chế phẩm BIO - TMT vào các lĩnh vực khác trong cuộc sống như xử lý khu vực môi trường bị ô nhiễm, ứng dụng trong trồng trọt, xây dựng, y tế
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Báo thanh hóa online, (2012), Tác dụng của chất độn chuồng trong chăn nuôi và sách sử dụng, http://baothanhhoa.vn/vn/xa-hoi/n91257/Tac- dung-cua-chat-don-chuong-trong-chan-nuoi-ga-va-cach-su-dung
2. Công ty cổ phần dược và vật tư thú ý Hanvet ( 2014), Bệnh về nhiễm
khuẩn E.coli,
http://www.hanvet.com.vn/vn/scripts/newsview.asp?idproduct=1693
3. Thân Ngọc Hoàng,(2014) “nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống rau an toàn trên địa bàn thành phố Bắc Giang và vùng phụ cận
4. Nguyễn Văn Hiển (2000), Chọn giống cây trồng, NXB giáo dục, Hà Nội 5. Quảng Nam (2014), Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi – Kết quả và bài học kinh nghiệm, http://vtc16.vn/tin-hot-c33/quang-nam-ung- dung-dem-lot-sinh-hoc-trong-chan-nuoi-ket-qua-va-bai-hoc-kinh-
nghiem-i1554.htm
6. Lê Khắc Quang (2004), “ Công nghệ EM – một giải pháp phòng bênh cho gia cầm có hiệu quả”, Tạp chí hoạt động khoa học
7. Sở Khoa Học Hòa Bình (2014), Chế phẩm EM, http://sokhoahoc.hoabinh.gov.vn
8. Nguyễn Quang Thạch (2001), “ nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong nông nghiệp và trong vệ sinh môi trường”, Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà nước năm 1998 – 2000
9. Phạm Thị Thùy (2006) sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, NXB nông nghiệp
II. Tiếng Anh
10. Teruo Higa (2002), Technology of Effective Microoganisms: Concept and Phisiology, Royal Agricultural College, Cirencester, UK