Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà của chế phẩm BIO-TMT

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO - TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phúc Ứng – huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 45)

trong xử lý chất thải chăn nuôi quy mô hộ gia đình

4.4.1 Thực tế kết quả xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm BIO-TMT làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương

Thực hiện triển khai làm mô hình đệm lót sinh học bằng chế phẩm BIO-TMT trên bốn hộ gia đình là cô Nguyễn Thị Nga, bác Hà Văn Minh, bác Phạm Văn Việt, bác Nguyễn Thị Lựa tại địa bàn xã bước đầu đã đem lại hiệu quả tốt với những phản hồi tích cực từ người dân và những ý kiến đánh giá tốt

và sẽ còn triển khai một số địa điểm khác.

4.4.2 Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà của chế phẩm BIO-TMT TMT

4.4.2.1 Màu sắc và mùi

Trong quá trình nuôi gà lượng phân thải tạo ra hằng ngày sẽ gây nên mùi hôi thối rất khó chịu đó là do sự phát sinh mạnh mẽ của các vi sinh vật.

Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của vật nuôi. Sử dụng chế phâm BIO-TMT giúp cho môi trường nuôi giảm được lượng mùi hôi thối đáng kể bởi trong chế phẩm đã có chứa sẵn các loại vi sinh vật hữu hiệu có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong môi trường, trong đường ruột của gia súc, gia cầm và trừ khử các khí độc như H2S, SO2, NH3…

Từ các mô hình đệm lót có sử dụng chế phẩm BIO-TMT cho thấy mùi hôi thối từ các chuồng nuôi giảm rõ rệt, phân gà có màu sáng hơn so với phân gà không có sử dụng đệm lót bổ sung chế phẩm.

39

4.4.2.2 Độẩm:

Độ ẩm trong chuồng nuôi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự

sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Độẩm quá cao hay quá thấp cũng gây nên những ảnh hưởng xấu nhất định. Nếu độ ẩm cao làm cho lượng khí ammoniac trong chuồng nuôi tăng cao, kích ứng niêm mạc tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập. Nếu độ ẩm quá thấp cũng làm cho môi trường không khí trong chuồng nuôi bị khô, không khí trong chuồng nuôi sẽ chứa nhiều loại vi sinh vật gây nên các bệnh về đường hô hấp và các bệnh như viên khí quản, nấm phổi…

Kết quả theo dõi và phân tích phân thải của gà trước và sau khi sử dụng chế phâmt BIO-TMT được thể hiện ở bảng 4.4.2

Bảng 4.1 Sự thay đổi vềđộẩm của phân gà trước và sau khi sử dụng chế

phẩm BIO-TMT làm đệm lót

Chỉ số Độẩm

(%)

Trước xử lý 76,21

Sau xử lý 34,09

40 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Trước xử lý Sau xử lý Độẩm (%)

Hình4.1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm của phân gà trước và sau khi xử lý bằng BIO - TMT

Từ kết quả phân tích cho thấy mẫu phân gà sau khi sử dụng đệm lót sinh học thì độ ẩm của phân gà giảm đi rõ rệt. Độ ẩm trước khi sử dụng chế

phẩm là 76,21% và sau khi sử dụng chế phẩm là 34,09%. Độ ẩm đã giảm đi 42,12%. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do các vi sinh vật từ chế phẩm BIO-TMT được bổ sung vào trong đệm lót sau đó các vi sinh vật này hoạt

động liên tục phân giải các chất hữu cơ làm tăng nhiệt độ của đệm lót do đó sảy ra hiện tượng mất nước làm cho lượng nước trong phân gà giảm đi đáng kể. Khi độ ẩm giảm xuống làm cho đệm lót luôn khô ráo, không có mùi khó chịu, không khí khu vực chuồng nuôi luôn luôn thoáng đãng, tạo điều kiện thuận lợi cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

4.4.2.3 Vi khuẩn E.coli

Phân gà là nơi trú ẩn, sinh trưởng và phát triển tốt cho mầm bệnh, khi phân gà lẫn vào thức ăn sẽ là một trong những yếu tố làm phát sinh bệnh cho gà bởi trong phân gà chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh. Trong đó có vi khuẩn E.coli. E.coli là nguyên nhân gây cho gà một số bệnh về đương

41

tiêu hóa tiêu biểu là bệnh tiêu chảy bởi vi khuẩn E.coli với cái tên E.coli 0157:H7

- Triệu chứng của gia cầm khi mắc bệnh về E.coli

Thời gian đầu ổ dịch gà ăn kém, tăng trọng kém. Ở gà con thường có biểu hiện ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, thở khó, phân loãng có màu trắng xanh, chết hàng loạt. Gà thường chết trong 5 ngày đầu. Đôi khi có hiện tượng sưng khớp.[2]

- Bệnh tích có liện quan đến vi khuẩn E.coli ở gia cầm

Thường thấy là viêm túi khí, viêm màng bao lá gan, viêm xoang bụng.

Ở gà mái đẻ có bệnh tích cục bộ ở vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng, viêm khớp…

Từđó tiến hành theo dõi và phân tích chỉ tiêu E.coli

Bảng 4.2 Thể hiện số lượng vi khuẩn E.coli có mặt trong phân gà trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm BIO-TMT

Thời gian Chỉ số E.coli

(CFU/g) Trước xử lý 9,6x107

Sau xử lý 2,1x106

( Nguồn : kết quả phân tích mẫu, Viện KHSS, 2014 )

Theo kết quả phân tích cho thấy chỉ số E.coli trước và sau khi xử lý có sự giảm đi rõ rệt từ 9,6x107 CFU/g xuống con 2,1x106 CFU/g. Sự giảm đi của số lượng vi khuẩn E.coli cũng đồng nghĩa với việc giảm đi tỷ lệ mắc bệnh của gà. Từ đó cũng có thể khẳng định sử dụng chế phẩm BIO-TMT làm giảm tỷ lệ

42

mắc bệnh của gà, tiết kiệm được chi phí thuốc, đem lại nguồn lợi ích cho người dân.

4.4.2.4 Đối với chỉ tiêu hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân gà

Phân gà là một loại phân hữu cơ có thành phần chất dinh dưỡng cao như Canxi, Photpho, Kali, Nitơ, Đạm, Chất khoáng … Chính vì vậy, phân gà

được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân gà, phân gia cầm là nguồn dinh dưỡng tốt phải biết cách tận dụng nó. Tuy nhiên,

để sử dụng phân gà cho an toàn trước hết phải có các biện pháp xử lý hợp lý trước khi đem đi sử dụng. Mặc dù trong phân gà có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nhưng điển hình nhất là ba chỉ tiêu : Kali, Photpho, Nito. Chính vì vậy em đã đánh giá và phân tích 3 chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả của đệm lót có sử dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý phân gà.

Bảng 4.3 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân gà trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học

Chỉ số Thời gian Tổng N (%) Tổng P (%) Tổng K (%) Trước xử lý 0,26 0,15 0,21 Sau xử lý 0,41 1,57 1,81

43 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 Trước x Sau x Tng N (%) Tng P(%) Tng K(%)

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân gà trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học

Từ bảng 4.4.4 cho thấy các chỉ số N, P , K có sự thay đổi rõ rệt sau khi sử dụng chế phẩm. Cụ thể là với chỉ số N trước xử lý là 0,26% sau khi xử lý

đã tăng lên 0,41%, chỉ số P trước khi xử lý là 0,15% và sau khi xử lý là 1,57%, chỉ số K trước khi xử lý là 0,21%, sau khi xử lý tăng lên 1,81%.

Điều này cho thấy chế phẩm BIO-TMT có tác dụng vô cùng tốt trong xử lý phân thải hữu cơ, người dân có thể sử dụng trực tiếp nguồn phân thải bỏ

này mà không cần phải qua bất cứ công đoạn nào mà vẫn đạt được hiệu quả

tốt cho cây trồng

4.5. Ý kiến của người dân và phân tích chi phí lợi ích

* Những ý kiến của người dân khi tiếp cận và sử dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO-TMT làm đệm lót cho chăn nuôi gà

Đối với người dân xã Phúc Ứng việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi hầu như chưa được quan tâm. Mặc dù cán bộ đã về

44

chuyển giao kĩ thuật để xử lý nhưng người dân vẫn có thói quen đổ phân thành một đống lớn để sử dụng trước mỗi vụ mùa gây nên mùi hôi thối rất khó chịu khi trời mưa, nắng.

Sau khi đưa ra ý kiến về việc sử dụng chế phẩm BIO-TMT làm đệm lót trong chăn nuôi và phân tích những lợi ích đem lại của việc làm này mọi người đã có những phản ứng tích cực. Điển hình là gia đình chú Minh đã hưởng ứng tiên phong và đồng ý sử dụng chế phẩm BIO-TMT làm đệm lót xử

lý chất thải của gà. Chú cho biết trước đây khi chưa sử dụng chế phẩm để xử lý thì chuồng gà lúc nào cũng có mùi hôi thối, ẩm ướt phải dọn chuồng thường xuyên tốn rất nhiều công sức. Từ khi sử dụng chế phẩm này để làm đệm cho đàn gà thì chú thấy chuồng không còn mùi hôi thối như trước nữa, nền chuồng cũng rất khô ráo, nhìn đàn gà khỏe mạnh, lông mượt chú rất thích

- Gia đình cô Nga cũng nhận xét:

Cô cũng có biết về việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý rất là tốt nhưng chưa biết cụ thể cách sử dụng như nào, công dụng cụ thể ra sao nên chưa làm. Khi thấy gia đình chú Minh đã làm và có kết quả tốt cô quyết định làm ngay, và cũng được như mong đợi. Không phải tốn nhiều công dọn chuồng nữa, không khí xung quanh chuồng nuôi cũng rất trong lành, gà lớn đều, ít mắc bệnh, không phải tiêm phòng nhiều.

* Sau khi đi tham quan mô hình làm đệm lót bằng chế phẩm BIO-TMT để xử lý chất thải chăn nuôi gà chị Nguyễn Thị Loan cũng có vài nhận xét cùng thắc mắc.

+ Nhận xét :

- Nền chuồng các hộ rất khô ráo.

- Chuồng gà không có mùi hôi đặc trưng. - Chuồng trại sạch sẽ, gà nhìn rất đẹp

45

- Giá thành khi sử dụng chế phẩm để xử lý có cao không ?

- Liệu khi sử dụng chế phẩm để ủ phân nó có sinh ra các chất gì có hại

hay không ?

- Khi cần thiết thì phải mua chế phẩm ở đâu?

- Chế phẩm có hoàn toàn an toàn cho người và vật nuôi hay không ? - Giá của chế phẩm là bao nhiêu?

Ý kiến của người dân rất nhiều nhưng chung quy lại có nhiều điểm chung nên em tổng hợp lại để có thể dễ dàng có cái nhìn tổng quát hơn

+ Về độ khô ráo nền chuồng

Bảng 4.4. Đánh giá về hiệu quả làm khô ráo nền chuồng của chế phẩm Nền chuồng Hộ làm mô hình đệm lót Hộđi tham quan mô hình Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Khô ráo 4 100 30 75 Khá khô ráo 0 0 10 25 Ẩm ướt 0 0 0 0

(Nguồn Kết quả điều tra phỏng vấn)

Từ bảng 4.5 cho thấy: 100% người đã thực hiện mô hình cho đánh giá là nên chuồng khô ráo. 75% người dân (chưa sử dụng chế phẩm) đi tham quan mô hình có nhận định về độ khô ráo của nền chuồng là khô ráo và 25% (10 người) người dân đi tham quan cho là nền chuồng khá khô ráo sau khi sử

dụng chế phẩm làm đệm lót.

Như vậy đại đa số ý kiến cho rằng sử dụng chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà cho kết quả nền chuồng khô ráo. Đây được xem như là một ý kiến tốt có giá trị trong việc mở rộng quy mô các hộ sử

46

• Về mùi hôi thối của chuồng nuôi

Bảng 4.5. Đánh giá về môi trường không khí xung quanh chuồng nuôi

Môi trường không khí chuồng nuôi

Hộ làm mô hình đệm lót Hộđi tham quan mô hình Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Rất hôi thối 0 0 0 0 Khá hôi thối 0 0 8 20 Không có mùi hôi thối 4 100 32 80 (Nguồn: Kết quảđiều tra, phỏng vấn)

Theo thống kê của bảng 4.6 cho biết 100% số người dân đã tham gia làm

đệm lót và 80 % số người dân chưa sử dụng chế phẩm đi tham quan cho rằng sử dụng đệm lót làm cho không khí trong chuồng nuôi cũng như không khí xung quanh chuồng nuôi không còn hôi thối khó chịu. Đây là một ý kiến mang tính tích cực, tác động tốt đến suy nghĩ của người dân.

* Phân tích chi phí lợi ích

Tiến hành phân tích chi phí lợi ích cho nhà bác Hà Văn Minh tại thôn Tân Thịnh với diện tích nền chuồng 10m2 50 con gà.

• Tính toán lượng phân thải của gà trong thời gian sử dụng đệm lót. Theo các nhà khoa học, thông thường 1 con gà trưởng thành một ngày

đêm thải ra ngoài môi trường trung bình khoảng 115g phân và nước tiểu, trong đó 3/4 (khoảng 86,25g) là nước. Với phương thức nuôi nền, chất độn chuồng sẽ hút ẩm từ phân làm lượng phân gà giảm từ 115g xuống còn khoảng 29g.

Từ kết quả nghiên cứu của thí nghiệm, sự thay đổi của phân gà trước và sau khi xử lý có thể tính toán được lượng phân thải của gà trong thời gian 6 tháng.

Coi lượng phân thải một ngày đêm của gà là 115g (100%) Kết quả phân tích ban đầu độẩm của phân gà là 76,21%

47

Sau khi sử dụng chế phẩm độ ẩm của phân gà là 34,09% tương đương với 39,2g phân gà. Như vậy khi sử dụng chế phẩm làm đệm lót đã hút ẩm làm cho phân thải của gà giảm từ 115g xuống con 39,2g. Từ đó ta có thể tính toán lượng phân thải của gà trong thời gian 6 tháng như sau.

Một con gà trong một ngày đêm thải ra 39,2g . Mỗi tháng trung bình 30 ngày vậy 6 tháng sẽ là 180 ngày. Từ đó suy ra trong 6 tháng một con gà sẽ

thải ra : 39,2 x 180 = 7,05 kg phân gà. Sau khi tính toán được lượng thải của một con gà trong 6 tháng từ đó cũng có thể tính toán được lượng thải của 50 con gà trong thời gian 6 tháng sẽ là : 7,05 x 50 = 352kg.

Như vậy tổng lượng thải của 50 con gà trong thời gian 6 tháng khi sử

dụng chế phẩm BIO-TMT là 352kg.

• Tính toán lượng trấu sử dụng cho 10m2 nền chuồng.

Thực hiện giải trấu cho 1m2 nền chuồng có độ dày là 10cm cần lượng trấu là 5kg. Vậy để giải trấu toàn bộ nền chuồng 10m2 với độ dày 10cm cần 50kg trấu.

Giá một tạ trấu trên thị trường là 150.000 đồng vậy với 50kg trấu sẽ

mất số tiền là 75.000 đồng

• Tính toán lượng chế phẩm sử dụng cho 10m2 nền chuồng.

Lượng chế phẩm để trộn với 1kg cám gạo và cám ngô đểđạt độ ẩm 30- 40% là 350ml. Để tiến hành ủ lên men chế phẩm cho 10m2 nền chuồng cần 1kg cám gạo và 1 kg cám ngô, vậy cần lượng chế phẩm cần là 700ml .

Giá bán 1 lít chế phẩm BIO-TMT trên thị trường là 13.000 đồng, vậy số tiền chi trả cho 700ml sẽ là 9.100 đồng.

Để đệm lót luôn khô và tiêu huỷ phân tốt thì có thể sau một khoảng thời gian 25 ngày bảo dưỡng 1 lần. Như vậy, trong thời gian 6 tháng tiến hành bảo dưỡng 7 lần. Lượng chế phẩm ủ lên men dùng cho bảo dưỡng là 50g/1m2 nền chuồng, tương đương 10m2 là 500g trong đó 250g là cám gạo, 250g là cám ngô.

48

Lượng chế phẩm dùng cho 500g nguyên liệu là 175ml vậy với 7 lần bảo dưỡng cần 1.225ml (1,2 lít) tương đương với giá 15.600 đồng.

Tổng chi phí cho việc mua chế phẩm là 9.100 đồng + 15.600 đồng = 24.700 đồng.

• Tính toán lượng cám cho 10m2 nền chuồng

Lượng cám ngô cần đủ dùng là 1kg, giá bán 1kg cám ngô là 7000 đồng. Lượng cám gạo cần đủ dùng là 1kg, giá bán 1kg cám gạo là 8000 đồng.

Để đệm lót luôn khô và tiêu huỷ phân tốt thì có thể sau một khoảng thời gian 25 ngày bảo dưỡng 1 lần. Như vậy trong thời gian 6 tháng tiến hành bảo dưỡng 7 lần. Lượng chế phẩm ủ lên men dùng cho bảo dưỡng là 50g/1m2 nền

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO - TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phúc Ứng – huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)