Ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến các yếu tố cấu thành năng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện gây hạn ở các thời kỳ sinh trưởng tới hàm lượng Proline, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất đậu Hà lan (Pisum sativum L.) (Trang 57)

và phẩm chất hạt đậu Hà Lan

3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn nhất, nó phản ánh toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nó là kết quả tổng hợp của các quá trình sinh lý, hoá sinh diễn ra trong cây dưới tác động của nhiều yếu tố: di truyền, ngoại cảnh Để đánh giá năng suất của đậu Hà Lan dưới ảnh hưởng của hạn, chúng tôi xác định một số yếu tố chính tạo thành năng suất: chiều dài quả, số hạt trên quả, số quả trên cây, khối lượng hạt trên cây và khối lượng 100 hạt.

3.3.1.1. Chiều dài quả

Bảng3.11. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến chiều dài quả đậu Hà Lan Chiều dài quả (cm)

CTTN

ĐC GH cây con GH ra hoa GH quả non 8,41 0,08

a 7,02 0,08 b 4,91 0,09 c 6,33 0,05 d

% so ĐC 100 83,9* 58,9* 75,6*

Số liệu trong bảng 3.11 cho thấy chiều dài qủa đậu Hà Lan bị suy giảm trong điều kiện thiếu nước, đạt từ 58,9% đến 83,9% so với đối chứng. Có lẽ do sự thiếu hụt nước đã làm giảm tốc độ phân chia, cũng như tốc độ tăng trưởng của tế bào. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu khác trên cây ngô và sắn [11], [26].

Hạn tác động đến chiều dài quả ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau là khác nhau. ở thời kỳ ra hoa hạn làm chiều dài quả giảm đi nhiều nhất (đạt 58,9% so với đối chứng), tiếp đó là thời kỳ quả non (đạt 75,6% so đối chứng) và chiều dài quả ở thời kỳ cây con giảm chiều dài quả ít nhất (đạt 83,9% so đối chứng).

Hình 3.14. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến chiều dài quả đậu Hà Lan

3.3.1.2. Số quả trên cây

Điều kiện thiếu nước ảnh hưởng rất nhiều đến sự tổng hợp và tích luỹ các chất trong hạt đậu Hà Lan, vì thế số quả trên cây trồng trong điều kiện gây hạn giảm đi nhiều so với cây đủ nước.

Bảng 3.12. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến số quả/cây đậu Hà Lan Số quả trên cây

CTTN

ĐC GH cây con GH ra hoa GH quả non 7,90 0,30

a 5,40 0,16 b 4,30 0,24 c 7,10 0,17 d

% so ĐC 100 68,3* 54,4* 89,9*

Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy số quả trên cây trung bình ở lô đối chứng được tưới đủ nước là 7,90 quả. Còn ở các lô gây hạn số quả trên cây đều giảm hơn so với đối chứng, dao động từ 4,30 đến 7,10 quả.

Hạn ảnh hưởng đến số quả trên cây là khác nhau trong các thời kỳ sinh trưởng. Số quả trên cây ở thời kỳ ra hoa bị suy giảm nhiều nhất trong điều kiện hạn, trung bình còn 4,30 quả, đạt 54,4% so với đối chứng. Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ do sự thiếu nước ở thời điểm mẫn cảm này gây tổn

thương sâu sắc quá trình sinh lý và trao đổi chất, làm ảnh hưởng đến quá trình phân chia giảm nhiễm, từ đó ức chế quá trình thụ phấn thụ tinh và ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành quả ở thời kỳ này. Thiếu nước ở thời kỳ cây con cũng làm giảm đáng kể số quả trên cây, trung bình chỉ còn 5,40 quả, đạt 68,3% so đối chứng. Hạn ở thời kỳ quả non có số quả trên bị giảm ít nhất, trung bình còn 7,10 quả, đạt 89,9% so đối chứng. Điều này là do sau khi quả đã hình thành thì tác động của hạn đến quả trên cây là không đáng kể.

Hình 3.15. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến số quả/cây đậu Hà Lan

3.3.1.3. Số hạt trên quả

Kết quả nghiên cứu về số hạt trên quả đậu Hà Lan được trình bày trong bảng 3.13 và hình 3.16.

Bảng 3.13. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến số hạt/quả của đậu Hà Lan Số hạt trên quả

CTTN

ĐC GH cây con GH ra hoa GH quả non 6,00 0,09 a 3,60 0,18 b 2,60 0,15 c 5,30 0,21 d

Quả đậu Hà Lan có trung bình từ 4 - 10 hạt [29], [30]. Nghiên cứu chỉ tiêu số hạt trên quả cho thấy hạn hán đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và tích luỹ các chất dự trữ trong hạt, dao động từ 43,3% đến 88,3% so với đối chứng. Mức độ suy giảm lớn nhất khi gây hạn ở thời kỳ ra hoa với số hạt trung bình là 2,60 (đạt 43,3% so đối chứng), sau đó là ở thời kỳ cây con có số hạt trung bình trên quả là 3,60 (đạt 60,0% so đối chứng) và quả non là thời kỳ ức chế của thiếu nước đến sự hình thành hạt ít nhất, với số hạt là 5,30 (đạt 88,3% so đối chứng). Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu này phù hợp với kết quả của chỉ tiêu số quả trên cây.

Hình 3.16. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến số hạt/quả của đậu Hà Lan

3.3.1.4. Khối lượng hạt trên cây

Khối lượng hạt trên cây phản ánh khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng trong hạt. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến chỉ tiêu khối lượng hạt trên cây ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau được trình bày trong bảng 3.14 và hình 3.17.

Trong điều kiện đủ nước, khối lượng hạt trên cây trung bình là 4,17 gam. Khi gây hạn ở ba thời kỳ sinh trưởng cho thấy đều có sự suy giảm khối lượng hạt trên cây so với đối chứng, đạt từ 46,4% đến 71,1%.

Bảng 3.14. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến khối lượng hạt trên cây đậu Hà Lan

Khối lượng hạt trên cây (g)

CTTN

ĐC GH cây con GH ra hoa GH quả non 4,17 0,09 a 2,96 0,06 b 2,48 0,11 c 1,94 0,05 d

% so ĐC 100 71,1* 59,6* 46,4*

Hình 3.17. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến khối lượng hạt trên cây đậu Hà Lan

Hạn ở các thời kỳ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến khối lượng hạt trên cây, cụ thể hạn ở thời kỳ cây con làm khối lượng hạt giảm còn 2,96 gam (đạt 71,1% so với đối chứng). Thời kỳ ra hoa mức độ ảnh hưởng của hạn nhiều hơn thời kỳ cây con, khối lượng hạt lúc này giảm xuống 2,48 gam (đạt 59,6% so đối chứng) và hạn ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến khả năng tích luỹ các chất trong hạt là thời kỳ quả non, khối lượng hạt trên cây lúc này còn 1,94 gam đạt 46,4% so đối chứng. Quả non là thời kỳ quả đang trong quá trình hình thành hạt, vì thế hạn xảy ra ở thời kỳ này có ảnh hưởng lớn nhất đến khối lượng hạt trên cây.

3.3.1.5. Khối lượng 100 hạt

Kết quả nghiên cứu về khối lượng 100 hạt đậu Hà Lan được trình bày trong bảng 3.15 và hình 3.18.

Bảng 3.15. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến khối lượng 100 hạt đậu Hà Lan

Khối lượng 100 hạt (g)

CTTN

ĐC GH cây con GH ra hoa GH quả non 29,4 0,21

a 26,1 0,06 b 24,9 0,14 c 22,3 0,13 d

% so ĐC 100 89,1* 85,0* 76,2*

Hình 3.18. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến khối lượng 100 hạt đậu Hà Lan

Số liệu trong bảng 3.15 cho thấy, trong điều kiện đủ nước khối lượng 100 hạt đạt giá trị 29,4 gam. Nhưng khi thiếu nước khối lượng 100 hạt ở ba thời kỳ sinh trưởng đều bị suy giảm, dao động từ 76,2% đến 89,1% so với đối chứng. Trong đó hạn ở thời kỳ quả non làm giảm khối lượng 100 hạt nhiều nhất, còn 22,3gam , đạt 76,2% so với đối chứng, còn hạn ở thời kỳ cây con làm giảm khối lượng 100 hạt không đáng kể, giảm xuống còn 26,1gam, đạt

89,1% so đối chứng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu chỉ tiêu khối lượng hạt trên cây.

Như vậy, hạn ở thời kỳ quả non làm ảnh hưởng lớn nhất đến khối lượng hạt trên cây và khối lượng 100 hạt. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Huy Hoàng (1992) [7] trên đậu tương về trọng lượng hạt giảm lớn nhất khi hạn xảy ra ở thời kỳ quả non. Sự thiếu nước đã ảnh hưởng khá rõ nét tới sự tạo quả và hạt ở đậu Hà Lan. Khả năng chịu hạn của đậu Hà Lan ở thời kỳ cây con cây dễ vượt qua hơn nên năng suất không bị giảm đáng kể. ở thời kỳ ra hoa, quả non nếu gặp hạn năng suất bị giảm nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện gây hạn ở các thời kỳ sinh trưởng tới hàm lượng Proline, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất đậu Hà lan (Pisum sativum L.) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)