Rễ là cơ quan làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng, cung cấp cho các bộ phận khác của cây. Vì vậy, bộ rễ phát triển càng mạnh thì cây càng chiếm lĩnh được nhiều không gian dưới mặt đất, càng lấy được nhiều chất dinh dưỡng nên sinh trưởng phát triển càng nhanh và chịu được các điều kiện bất lợi của môi trường khắc nghiệt.
Kết quả nghiên cứu về tăng trưởng chiều dài rễ được trình bày trong bảng 3.9 và hình 3.12.
Bảng 3.9. Tăng trưởng chiều dài rễ đậu Hà Lan
CTTN Chiều dài rễ (cm)
GĐ cây con GĐ ra hoa GĐ quả non ĐC 11,14 0,50 a 26,43 0,71 c 32,43 0,54 e TN 15,86 0,35 b 30,86 0,72 d 37,29 0,98 f % so ĐC 142,30* 116,75* 114,89*
Hình 3.12. ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến tăng trưởng dài rễ đậu Hà Lan
Kết quả cho thấy trong cả ba thời kỳ sinh trưởng tăng trưởng chiều dài rễ giữa lô đối chứng và thí nghiệm đậu Hà Lan đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Khi gặp hạn, rễ có phản ứng đâm sâu để tận dụng, tìm kiếm được nguồn nước ít ỏi trong đất, do đó có sự gia tăng chiều dài của rễ (đạt 114,89% đến 142,30% so với đối chứng). Theo nhận định của Lê Quý Kha và Đỗ Tuấn Khiêm (2004) [11] tăng trưởng chiều dài rễ là một trong những chỉ tiêu chọn lọc tính chịu hạn ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
So sánh chiều dài rễ đậu Hà Lan trong ba thời kỳ sinh trưởng khác nhau thấy rằng khi có sự thiếu nước chiều dài rễ được tăng nhiều nhất ở thời kỳ cây con (đạt 142,30% so với đối chứng), sau đó đến thời kỳ ra hoa (đạt 116,75% so với đối chứng) và quả non là thời kỳ chiều dài rễ tăng ít nhất (đạt 114,89% so với đối chứng). Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nhận xét của A.R.Maurer và cộng sự (1968) [40], D.J.Salter và cộng sự (1962, 1963) [47], [48] và K.Ghassemi (2009) [55] về khả năng chịu hạn của đậu Hà Lan xảy ra ở thời kỳ cây con, thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng cây dễ vượt qua hơn. Rõ ràng là trong điều kiện hạn, bộ rễ của cây nào có khả năng ăn sâu và tăng trưởng mạnh hơn thì chúng có khả năng chịu hạn tốt hơn.