So sánh hiệu quả kinh tế và môi trường giữa các loại phân ủ và phân hòa học

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 42)

Từn ăm 2010, việc sử dụng phân bón hóa học như thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng đã có su hướng giả m Thay

4.5 So sánh hiệu quả kinh tế và môi trường giữa các loại phân ủ và phân hòa học

hòa học

* Lợi ích về kinh tế

Chi phí để sản xuất ra được xô phân ủ mất khoảng 300ml chế phẩm EM2 có giá trên thị trường là 20.000 đồng/lit chế phẩm. Vậy để sản xuất ra bằng ấy phân chỉ mất 6.000 đồng cộng thêm 10.000 đồng tiền xô với túi nilong và thêm phế phụ phẩm nông nghiệp đã có sẵn tại địa phương cùng với chút ít công sức. Phân ủ bằng men rượu sử dụng men rượu sẵn có tại địa phương, men ủ vài ngày lấy một bát to có giá trị khoảng 7.000 đồng cộng với giá tiền xô và túi nilong là 10.000 đồng. Phân ủ bằng tro lợi dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương nên chỉ mất 10.000 đồng tiền xô với túi nilong nhưng hiệu quả của phân không tốt bằng các phân ủ EM2 và men rượu. Phân hóa học (NPK) trên thị trường có giá bán là 30.000 đồng/kg mà trồng một luống

rau như vậy cần khoảng 600g phân hóa học vị chi là hết 8.000 đồng. Tại thời điểm thu hoạch giá rau trên thị trường là 10.000 đồng/kg.

Bảng 4.12. Lợi ích kinh tế sau thu hoạch cây Trồng bằng phân Tổng lượng thu hoạch được (kg) Gía bán (nghìn đồng/kg) Thu được (nghìn đồng) Chi phí (nghìn đồng) Lợi nhuận thu được (nghìn đồng) Phân ủ bằng men rượu 5,0 10 50 17 33 Phân ủ bằng EM2 5,1 10 51 16 35 Phân ủ bằng Tro 4,4 10 44 10 34 Phân hóa học 5,3 10 53 18 35

Từ bảng 4.6 ta thấy rau trồng bằng phân hóa học thu được lượng rau cao nhất là 5,3kg nhưng chi phí để mua phân hóa học cũng cao nhất 18.000 đồng, người dân thu được lợi nhuận là 35.000 đồng bằng với ủ phân chế phẩm EM2, nhưng rau trồng bằng EM2 lượng rau thu hoạch thấp hơn (5,1kg). Luống rau thu được ít nhất là trồng bằng phân ủ từ tro nhưng chi phí lại không cao chỉ mất 10.000 đồng nên lợi ích thu được là 34.000 đồng.

Phân Hóa học làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu quả được lâu. Ngoài ra chúng còn để lại những tồn dư dưới các dạng muối trong đất gây nên những hậu quả có thể kể như sau : Ngăn cản cây trồng hấp thụ những dưỡng chất cần thiết, tiêu diệt các loại vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng . Phân bón hóa học có thể gây nguy hiểm và độc hại cho người và môi trường sống của.

Phân Hoá Học có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn qua việc giết chết các Vi Sinh Vật (VSV) trong đất mà các VSV này bảo vệ cho cây trồng khỏi bị một chứng bệnh nào đó. Nhiều loại bệnh cho cây trồng được khống chế bởi các VSV phát triển quanh vùng rễ cây. Hiện tượng thiếu các VSV này và một số vi lượng cần thiết là khá phổ biến ở các vùng đất thường xuyên được bón phân hóa học và sự thiếu các vi lượng thiết yếu này lại là lý do để sử dụng thêm phân hóa học. Kết quả là hệ

thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.

Phân Hữu Cơ giúp tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác từ đó tạo sự mạnh khỏe và vững bền cho cây trồng để chúng nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. Phân hữu cơ bảo đảm cho bạn và cây trồng của bạn sống trong một môi trường an toàn và không bị nhiễm độc. Dùng phân hữu cơ sẽ tạo sự cân bằng về môi trường và một điều quan trọng là thúc đẩy việc xử lý các phế phẩm hữu cơ đang tồn đọng gây ô nhiễm môi trường trở thành phân bón.

* Lợi ích về mặt môi trường

- Trồng rau bằng biện pháp ủ phân sẽ giảm thiểu các chất độc hại phát tán ra môi trường bên ngoài, bảo vệ được đất và các sinh vật trong đất, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cải tạo đất làm đất tơi xốp, phế phụ phẩm nông nghiệp được xử lý không làm tổn hại đến môi trường.

- Trồng bằng phân hóa học làm mất kết cấu đất, đất chai cứng, làm phát tán các chất độc hại ra môi trường, làm mất các sinh vật có lợi trong đất, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Từ lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường ta thấy khi sử dụng phân ủ vi sinh về hiệu quả kinh tế cũng chẳng thua kém gì phân hóa học mà nó còn có mặt lợi về môi trường, hơn nữa còn thuận lợi cho người dân. Như vậy người dân chỉ cần bỏ ra chút công sức sử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đã có sẵn tái chế thành phân, rồi bón cho cây, vừa có hiệu quả về kinh tế vừa an toàn cho người nông dân cũng như người sử dụng.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)