Phân bố nguồn lao động 87777 87856 88735 9

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)

LĐđang làm việc trong các ngành

kinh tế 82712 82786 83615 84873

Tỷ tệ % trong tổng nguồn LĐ (%) 94,23 94,23 94,23 94,23 - % lao động Nông lâm nghiệp,

thuỷ sản 78,96 79,08 78,81 78,81

- % lao động Công nghiệp xây dựng

6,28 6,75 8,22

8,22 - % lao động Dịch vụ 14,76 14,17 12,97 12,97

(Nguồn:Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020)

* Thu nhập và mức sống

Cùng với sự phát triển của cả nước và tỉnh Thái Nguyên, đời sống của nhân dân huyện Phổ Yên ngày càng được cải thiện. Mức lương thực bình quân đầu người hiện năm 2010 của Phổ Yên đạt 403,63 kg/ người. Điều này cho thấy vấn đề an ninh lương thực ở Phổ Yên đã được bảo đảm. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 21,6 triệu đồng.

Công tác xoá đói giảm nghèo được Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân Huyện dành sự quan tâm đặc biệt, nên luôn đạt được kết quả tốt. Huyện luôn đạt được chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo và năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của Huyện theo chuẩn nghèo mới còn 6,22%. Huyện đã có nhiều chương trình giúp đỡ nghèo, cho vay vốn, hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, giải quyết việc làm.

Trên địa bàn Huyện Phổ Yên hiện nay có 21 cơ sở y tế, trong đó có: 01 bệnh viện, 02 phòng khám đa khoa khu vực và 18 trạm y tế của các xã và thị trấn trong Huyện.

Bệnh viện Huyện hiện có 70 giường bệnh, so với định mức từ năm 1965 của ngành y tế là mỗi bệnh viện huyện là 100 giường thi quy mô bệnh viện Huyện còn nhỏ so với nhu cầu khám chữa bệnh. Mặc dù trong thời gian qua có mở rộng nhưng nhìn chung bệnh viện Huyện hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ở tuyến Huyện.

Đối với các trạm y tế xã, thực hiện Nghị quyết Huyện uỷ về chuẩn hoá y tế cấp cơ sở, các trạm xá xã cũng được quan tâm đầu tư bằng nguồn vốn trung ương và địa phương về cơ sở vật chất. Hiện năm 2007 tổng số giường bệnh của y tế cơ sở là 99 giường.

Tổng số cán bộ công nhân viên trong các cơ sở y tế Huyện là 171 người, trong đó: Bác sỹ và trên đại học 41 người, Y sỹ, kỹ thuật viên 46 người, y tá và điều dưỡng viên 46 người, hộ sinh 8 người.

- Văn hóa – xã hội

Trong những năm qua cùng với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Huyện, đời sống vật chất của nhân dân đã được cải thiện một cách rõ rệt. Song song với việc phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hoá thông tin thể thao của Huyện đã từng bước được các ngành quan tâm. Việc xây dựng các thiết chế văn hoá từ Huyện xuống cơ sởđã bắt đầu được quan tâm.

Hệ thống thư viện: Cấp Huyện có 1 phòng mượn sách với diện tích 36m2, tài liệu: 8000 đầu sách, 14 báo, tạp chí… Hàng năm thực hiện đón nhận sách và luân chuyển sách, báo đến các điểm đọc sách trong Huyện

Ngoài ra, còn có các thư viện lớn của cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn Huyện như: nhà máy Z131, viện Quận y 91, Trường PTTH phục vụ nội bộ là chính.

Hoạt động thư viện Huyện Phổ Yên chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội, điều kiện cơ sở vật chất đầu tư cho thư viện còn nghèo nàn.

- Bảo tổn, bảo tàng các di tích lịch sử:

Phổ Yên có 44 điểm di tích, trong đó đã có 16 di tích được xếp hạng (có 5 cấp Bộ). 1 khu di tích lịch sử cách mạng xã Tiên Phong, 1 di tích kiến trúc nghệ thuật đền Lục Giáp, 9 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Nhìn chung các di tích lịch

sử văn hoá đã được các cấp Uỷđảng, chính quyền địa phương và nhân dân đầu tư, tu bổ tôn tạo, song vẫn còn một số di tích bị xuống cấp chưa có kinh phí trùng tu, tôn tại, một phần do cơ chế của Nhà nước

Bảo tàng nhà truyền thống ở các cơ quan, đơn vị như Z131, viện Quân y 91, Sư đoàn 312 được các đơn vị đầu tư kinh phí trang thiết bị hoạt động, có hiệu quả trong giáo dục truyền thống lịch sử cơ bản phục vụ nội bộ cơ quan đơn vị.

- Hoạt động văn hoá quần chúng:

Là vùng đất có nét văn hoá lâu đời, các phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng được tổ chức, các thôn xóm, xã, thị trấn đều có các đội văn nghệ xung kích… Hoạt động văn hoá thể thao tổ chức giao lưu vào các dịp chào mứng các ngày lễ tết. Nhìn chung các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng đã có tác động tích cực, tạo môi trường vui tươi, lành mạnh. Toàn Huyện có 328 tổ đội văn nghệ ở các xóm, thôn, 24 đội văn nghệ cấp xã, thị trấn và cơ quan. Ngoài ra, còn có các CLB văn hoá, văn nghệ, TDTT hoạt động có hiệu quả.

- Thông tin:

Cấp Huyện có 3 bưu cục với số máy điện thoại là 11.659 máy, chưa tính mạng di động.

Cấp xã, thị trấn: gồm 13 điểm Bưu điện văn hoá xã, 18 tủ sách pháp luật tại UBND xã, thị trấn. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho điểm đọc sách tại điểm Bưu điện văn hoá xã và UBND xã còn hạn chế, chật hẹp.

- Hệ thống truyền thanh phát thanh:

Đài truyền thanh phát thanh cấp Huyện công suất 200 W, lắp dựng 4 trạm truyền thanh và 71 cụm loa FM. Hiện nay các trạm ở các cụm hiệu quả hoạt động còn thấp do thiếu đồng bộ một số bộ phận đã hư hỏng không sửa chữa kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết chế văn hoá cấp Huyện:

Trên địa bàn Huyện hiện đang tiến hành xây dựng:

- 1 nhà văn hoá (hội trường huyện) là nơi tổ chức hội diễn và các hoạt động văn hoá, văn nghệ khác

- Khu đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ là nơi tổ chức nhiều hoạt động hội diễn văn nghệ quần chúng, nơi tập luyện thể dục thể thao của nhân dân.

- Nhà văn hoá xóm: Tổng số nhà văn hoá tính đến tháng 3 năm 2008 là 203 nhà, trong đó có 116 nhà do nhân dân huy động nguồn lực, kinh phí xây dựng. Còn lại là các nhà kho Hợp tác xã nông nghiệp thời kỳ bao cấp để lại đã xuống cấp.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" mà trọng tâm là xây dựng làng, xóm, gia đình, cơ quan văn hoá đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp được các cấp ngành quan tâm chỉ đạo, đến hết năm 2008, kết quả đạt như sau:

+ Gia đình văn hoá đạt 72%.

+ Xóm, tiểu khu đạt chuẩn văn hoá 33%. + Cơ quan trường học văn hoá đạt 90%.

+ Quy ước được xây dựng và phê duyệt đạt 85%. + Nhà văn hoá xóm được xây dựng đạt 34%.

Việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được nhân dân đồng thuận ủng hộ vào cuộc, đời sống tinh thần nhân dân được nâng lên từng bước, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, tình làng nghĩa xóm được củng cố thắt chặt, quy chế dân chủđược thực hiện, xây dựng nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang thực hiện khá tốt, trật tự an toàn xã hội được ổn định.

- Giáo dục.

Công tác giáo dục của Huyện Phổ Yên luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Huyện Uỷ, UBND Huyện; các chủ trương và nhiệm vụ về phát triển giáo dục luôn được chú trọng thực hiện đồng thời với công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực. Thực trạng giáo dục đào tạo Phổ Yên được phân tích trên những góc độ chủ yếu sau:

+ Giáo dục mầm non: Toàn Huyện hiện có 24 trường mẫu giáo với loại hình bán công, dân lập. Tổng số lớp học năm học 2009 - 2010 là 244 lớp, với số giáo viên là 247 và 4.909 học sinh. Số lớp học từ năm 2006 - 2009 tăng 59 lớp, số giáo viên tăng, số học sinh tăng 309 học sinh. Nhìn chung cơ sở vật chất phục vụ học tập và giảng dạy khối mẫu giáo được đánh giá còn hạn chế trong toàn ngành giáo dục Huyện. Phần lớn các trường mẫu giáo diện tích đất sử dụng rất nhỏ hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật lại không đảm bảo yêu cầu cho

học tập sinh hoạt và vệ sinh của các cháu như: thiếu các phòng chức năng, nước sạch, thiếu công trình vệ sinh… Theo các số liệu trên, nếu tính theo các tiêu chuẩn thì, hiện nay thực trạng cơ sở vật chất của giáo dục mẫu giáo là: Số học sinh trên 1 lớp học mầm non là 21 cháu. Như vậy so với tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 25 học sinh trên 1 lớp học thì hiện nay sốlớp học về cơ bản là đủ. Tuy vậy trang thiết bị theo yêu cầu chất lượng trường chuẩn còn thiếu khá nhiều và số phòng học chức năng cũng được cần bổ sung.

+ Giáo dục tiểu học: Tính đến năm học 2009 - 2010, toàn Huyện có 28 trường tiểu học phân bốđều ở 15 xã và 3 thị trấn. Tổng số học sinh theo học ở bậc tiểu học là 10.260 với 409 lớp học. Như vậy, thực trạng hiện nay ở Phổ Yên đối với giáo dục tiểu học là: 25 học sinh trên 1 lớp học. So với quy mô số lượng học sinh theo học, đối chiếu với tiêu chí trường chuẩn thì về cơ bản số phòng học bảo đảm. Tuy vậy, đối với bậc tiểu học, vấn đề cơ bản là chất lượng các phòng học không đảm bảo, thiếu các phòng chức năng, trang thiết bị yếu kém, nghiêm trọng do xây dựng đã quá lâu. Có 14/18 xã thị trấn có trường tiểu học kiên cố, trong số 400 phòng học của các trường tiểu học năm 2007 có 129 phòng học kiên cố, 231 phòng học bán kiên cố và 40 phòng học cấp 4.

+ Giáo dục THCS: Hiện nay toàn Huyện có 17 trường, 239 lớp học với 8.756 học sinh. Trong khối giáo dục trung học cơ sở, số học sinh bình quân trên một lớp là 36 học sinh/lớp, so với tiêu chí hoàn toàn bảo đảm tiêu chuẩn do Bộ giáo dục đào tạo đặt ra. Toàn bộ 17 trường trung học cơ sở trên địa bàn Huyện là trường công lập, không có trường dân lập. Trong những năm gần đây từ 2003 - 2008, số học sinh, số phòng học, giáo viên trung học cơ sở đều giảm mạnh.

+ Giáo dục trung học phổ thông: Trên địa bàn Huyện hiện có 3 trường phổ thông trung học, đều là trường công lập. Tổng số học sinh của khối phổ thông trung học toàn Huyện là 4.247 học sinh, với 89 lớp học và 198 giáo viên. Như vậy, hiện nay số học sinh trên 1 lớp học của Phổ Yên là 47 học sinh, nhìn chung trước mắt so với tiêu chuẩn của ngành giáo dục quy định thì bảo đảm yêu cầu. Nhưng trong tương lai, khi Phổ Yên thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông trung học, số người đi học trung học phổ thông sẽ tăng lên, thì

số phòng học phải được bổ sung kịp thời. Mặt khác, hiện nay chưa có một trường trung học phổ thông nào của Huyện đạt trường chuẩn quốc gia, trong đó lý do về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, các trường phổ thông trung học của Huyện vẫn chưa được trang bị các phòng chức năng đầy đủ, hiện chỉ có 1 trường có phòng máy tính, cơ sở trang thiết bị học tập cho học sinh thiếu thốn và không đảm bảo chất lượng học và dạy.

- Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, hiện nay mạng lưới giáo dục đào tạo trên địa bàn Huyện còn có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Trung tâm đã tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ thông, đào tạo nghề với các nghề chính như: điện dân dụng, cắt may, thú y, chăn nuôi, đan len. Ngoài ra trung tâm còn tiến hành dạy nghề cho các đối tượng xã hội, bổ túc văn hoá cho học sinh…[20].

4.2. Đánh giá tình hình sử dụng phân bón và nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại vùng nghiên cứu nghiệp tại vùng nghiên cứu

4.2.1. Tình hình sử dụng phân bón trên địa bàn huyện

Để tăng năng sut và sn lượng, người dân trên địa bàn huyn đã áp dng các tiến b khoa hc k thut vào sn xut

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)