Do ta áp dụng kiểu bơm keo gián tiếp, khuôn gồm 4 sản phẩm và là nắp chụp hai nửa nên ta thiết kế có 8 miệng phun (cổng vào keo tƣơng ứng).
Một số yêu cầu khi thiết kế miệng phun:
- Tránh thiết kế cổng gây ra dòng chảy dài hội tụ tạo thành bẫy khí, tại vị trí đó có thể thiết kế các van thoát khí.
- Nếu có thể thì thiết kế vị trí của cổng ở vùng sản phẩm dày nhất.
- Lựa chọn vị trí cổng để sản phẩm đạt độ bền cao nhất theo chiều dòng chảy, đặc biệt vật liệu có độn hoặc gia cƣờng.
- Miệng phun phải đƣợc đặt xa các phần phải chịu va đập hay chịu uốn. Khu vực miệng phun có xu hƣớng chịu ứng suất dƣ do quá trình điền đầy khuôn và thƣờng là vị trí yếu nhất.
- Hạn chế các dòng chảy giao nhau, đặc biệt là tại các vị trí chịu ứng suất và va đập cao. Nên định hƣớng các dòng chảy giao nhau tại những chổ dày của sản phẩm.
- Với những khuôn có nhiều cốc khuôn, yêu cầu miệng phun của mỗi cốc phải có cùng kích thƣớc ( đƣờng kính và bề dày). Điều này đảm bảo có sự cân bằng dòng chảy đến mỗi cốc khuôn.
- Dòng chảy phun thẳng trực tiếp vào thành cốc khuôn để tránh sự ửng đỏ và phun tia.
- Nếu có thể nên đặt cổng tại những chổ khuất của sản phẩm.
Với yêu cầu trên, ta thiết kế 8 cổng vào keo bên tấm cái với kiểu miệng phun điểm .
Ƣu điểm: Giúp bố trí nhiều miệng phun vào cùng một lòng khuôn khi lòng khuôn có kích thƣớc lớn. điều này giúp quá trình điền đầy đồng thời giữa các vùng khác nhau trên sản phẩm diễn ra nhanh chóng và tốt hơn.
Nhƣợc điểm: Cần lƣu ý khuôn có thể bị tăng nhiệt gây quá nhiệt đối với những vật liệu có cấu trúc sợi dài và độ nhớt thấp do miệng phun có kích thƣớc nhỏ.
Kích thƣớc khuyên dùng cho thiết kế : s =1,5 mm
Hình 3.20 Kích thước cho thiết kế miệng phun điểm
Ngoài ra để cho một hệ thống bơm keo hoàn chỉnh, ta còn phải thiết kế thêm vòng định vị bạc keo.