Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8- 9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn (trong sinh hoạt, bệnh viện). Giáo sư Lâm Minh Triết (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) trong buổi hội thảo “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam” đã nhấn mạnh: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như là chất rắn lờ lững, nhu cầu ôxy sinh hoá, nhu cầu ôxy hoá học, nitơrit, nitơrat... gấp từ 2-5 lần, thậm chí tới 10-20 lần trị số tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số E Côli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và chất độc hại như là chì, thuỷ ngân, asen, clor, phenol…
* Môi trường nước
Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành
phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO; 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần.
Năm 1990 Việt Nam mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng tới 694 đô thị các loại, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trương ương, 20 thành phố trực thuộc tỉnh, 62 thị xã và 563 thị trấn. Dân số đô thị Việt Nam năm 1990 là khoảng 13 triệu người (chiếm tỷ lệ 20%), năm 1995 tỷ lệ dân số đô thị chiếm 20,75%, năm 2000 chiếm 25%, dự báo đến năm 2010 tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam chiếm 33%, năm 2020 chiếm 45%. Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng tỷ lệ dân số đô thị gấp áp lực rất lớn đến môi trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển mạnh ngành công nghiệp một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng.
Vấn đề đầu tiên phải kể đến về hiện tượng môi trương sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn.
Nếu như chúng ta quan niện nước sạch chỉ đơn giản la nước mưa, nước giếng khoan qua sư lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước sạch như
đã được xử lý ở các thành phố lớn thì tỉ lệ ngươi dân nông thôn, nhất là khu vực miền núi còn rất thấp.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, kém phát triển gây tử vong nhất ở trẻ em. Có đến 80% trường hơp bị tiêu chảy la do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, nguyên nhân gây ra tinh trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau:
Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhu phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn nan mà không có kiêm soát.
Nhìn chung lượng phân bón hóa học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình cho 1(ha) gieo trồng, bình quan 80-90 kg/ha (cho lúa la 150-180 kg/ha) , so với Ha Lan 758 kg/ha, Nhật 430 kg/ha, Hàn Quốc 467 kg/ha, Trung Quốc 390 kg/ha. Tuy nhiên việc sử dụng này lại gây sức ép đến môi trường nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do: sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp; bón phân không cân đối; nặng về sử dụng phân đạm; chất lượng phân không đảm bảo, các loại phân bón N-P-K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là áp lực chính cho ngươi nông dân và môi trường đất.
Ngoài ra, ở miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tâp quán sử dụng phân bác, phân chuồng tươi vào canh tác. Ở ĐBSCL, phân tươi được coi la nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc với mọi sinh vật; Tồn dư lâu dài trong môi trương đất – nước gây ra ô nhiễm; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa gây chết tất cả các sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước.
Hiên nay, nước ta chưa sản xuất đươc thuốc BVTV mà phải nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước.
Nguyên nhân tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gặp nhiều khố khăn. Hàng năm khoảng 10% thuốc được nhập lậu theo đường tuyển ngạch. Số này rất đa dạng và chủng loại, chất lượng không đảm bảo mà vẫn lưu hành trên thị trường. Thứ 2 là việc sử dụng còn tùy tiện, không tuân thủ các yêu cầu kĩ thuật theo nhãn mác, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc. Thứ ba là do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ, hết niên hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước. Theo trung tâm công nghệ xử lý môi trường, cán bộ tư lệnh hóa học (2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuốc BVTV có nhiều chất nằm trong 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Và cuối cùng là việc bảo quản thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trong chuồng nuôi gia súc.
Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và đông đúc nhất là khu vực đồng bằng Sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống Thái Bình và Bắc Ninh,… trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề nông thôn, tác động xấu đến chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân làng nghề. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của làng nghề dệt nhuộm tại Thái Bình cho thấy, đa số các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt la BOD5, COD đều vượt tiêu chuẩn từ 2-5 lần.
*Môi trường không khí
Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm ở mức độ trầm trọng. Các nơi bị ô nhiễm nặng nhất là khu dân cư gần nhà máy xi mặng
Hải Phòng, nhà máy Vicasa Biên Hoà, KCN Tân Bình, nhà máy tuyển than Hòn Gai… Ở một số khu dân cư gần các KCN nồng độ khí sulffure vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng nồng độ khí sulfure trung bình ngày là 0,407 mg/m3 gấp 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép, cụm công nghiệp Tân Bình nồng độ sulfure trung bình là 0,338 mg/m3 (gấp 1,1 lần tiêu chuẩn cho phép). “Tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra ở các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) từ 0,6 – 0,8 kg/người/ngày, chất thải rắn trong bệnh viện (cơ sở y tế) được thải ra ước tính từ 50-70 tấn/ngày. Chất thải rắn này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị.
Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó, lượng bụi và các khí CO, CO2, SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất trong nhiều làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (Khai Thái – Hà Tây); vôi (Xuân Quan – Hưng Yên) hang năm sử dụng khoảng 6.000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò; 250 tấn bùn; 10m3 đá sinh ra nhiều loại bụi, SO2, CO2, CO, NOx và nhiều loại chất thải nguy hại khác, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng tới hoa mầu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh và Hưng Yên.
*Môi trường đất
Hiện trạng ô nhiễm đất ở Việt Nam
Sản xuất nông nghiệp: Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp cụ thể, tăng cường sử dụng hóa chất như phân vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch, mơ rộng các hệ tưới tiêu.
Sản xuất công nghiệp: Thải ra nhiều chất gây ô nhiễm như kim loại nặng, các loại dầu mỡ, hóa chất độc hại… Ví dụ: Nước thải nhà máy pin Văn Điều chứa Zn, Hg ,Cd gây ô nhiễm đất và trồng rau khu vực xung quanh nhà máy; Làng ung thư ở Sông Thao(Phú Thọ).
Ô nhiễm rác thải của các khu vực đô thị: Rác thải được thu gom và chôn lấp ở vùng ngoại thành, gây ô nhiễm đất đai. Ví dụ: Việc ô nhiễm đất đai khu vực xung quanh bãi chôn lấp rác của Hà Nội như: Mễ Trì, Tây Mỗ, Văn Điển.
Việc nhập khẩu rác từ nước phát triển: Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011 cho thấy:
- Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: Sử dụng phân bón không đúng kĩ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và sấp xỉ 80% lượng phân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chưa xủ lý như K2SO4, KCl, Superphotphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các kation kiềm và xuất hiện các độc tố trong môi trương đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
- Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc với mọi sinh vật, tồn dư lâu dài trong môi trường đất – nước, tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những vi sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiên nay mạc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam còn ít, trung bình từ 0,5- 1,0kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiêu nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
- Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: Kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự hiểu biết của người dân về môi trường.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh
Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: từ ngày 30/02/2014 đến ngày 30/04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của phường Hoàng Văn Thụ
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên.
- Đánh giá chất lượng môi trường trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
3.3.2. Hiện trạng môi trường tại phường Hoàng Văn Thụ
- Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt. - Tình hình xả nước thải trong phường. - Vấn đề rác thải.
- Vệ sinh môi trường. - Sức khỏe và môi trường.
3.3.3. Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về môi trường
- Hiểu biết của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người.
- Nhận thức của người dân về việc phân loại, thu gom và sử lý rác thải sinh hoạt.
- Hiểu biết của người dân về luật BVMT và các văn bản có liên quan.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
- Thu nhập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiêm cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu.
- Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các tài liệu đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiêm cứu.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các tài liệu thu thập được từ các phòng ban chức năng thuộc UBND phường Hoàng Văn Thụ.
- Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội… trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) Phường Hoàng Văn Thụ - Thành Phố Thái Nguyên.
- Tìm và thu thập số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet hay website