0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Thực trạng phát triển đô thị

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN. (Trang 44 -44 )

Phường có tổng diện tích tự nhiên 159,28 ha với 15.768 nhân khẩu và được chia thành 33 tổ dân phố. Bình quân đất đô thị 101 m2/người.

Phường là phường trung tâm nên tập trung nhiều trụ sở khối cơ quan các Sở, Ban ngành của tỉnh Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên. Các tuyến đường trực, các khi chức năng đô thị đã được hình thành, bộ mặt đô thị có bước chuyển biến rõ rệt, kết cấu hạ tầng đã được đầu tư khá toàn diện làm cho kiến trúc và cảnh quan phường thay đổi nhanh chóng, quy mô và tính chất xây dựng ngày càng lớn phù hợp với quy hoạch đô thị theo hướng hiện đại. Việc cung cấp nước sạch ngày càng tốt hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông:

Hệ thống đường giao thông chính trên địa bàn phường hiện có:

- Đường đi Bắc Kạn, phần chạy trên địa bàn phường có chiều dài 2,20 km, nền đường (bao gồm cả hè phố) rộng 32 m.

- Đường Hoàng Văn Thụ, chạy qua địa bàn phường có tổng chiều dài 1,30 km, nền đường rộng 21 m.

- Đường Bắc Sơn, đường Dương Tự Minh đều là đường lớn chạy qua địa bàn phường.

- Ngoài ra trên địa bàn còn nhiều tuyến đường trục khác như: đường Chu Văn An, đường Phủ Liễn… có độ rộng 8 – 10 m.

Trong 5 năm qua, cùng với sự nâng cấp mở rộng của nhiều tuyến đường trục chính, hệ thống giao thông trong khu dân cư trên địa bàn phường cũng khá phát triển. Từ năm 2005 – 2010 phường đã đầu tư trên 3 tỷ đồng và hàng ngàn công lao động để làm 4.2 km đường bê tông. Tuy nhiên để đạp ứng kịp thời cho sự phát triển kinh tế - xã hội của phường cũng như mục tiêu đô thị hóa trong những năm tới cần tiếp tục có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn phường.

*Thủy lợi

Cùng với quá trình nâng cấp mạng lưới giao thông đô thị, hệ thống thoát nước cũng khá phát triển. Hầu hết dọc các tuyến đường chính đã có hệ thống thoát nước đi kèm. Tuy nhiên các tuyến có rộng nền hẹp, kết cấu chưa đảm bảo và chưa đồng bộ do vậy vẫn chưa đảm bảo yêu cầu phát triển của đô thị theo hướng hiện đại.

* Năng lượng

Hiện tại trên địa bàn phường 100% số hộ gia đình được sử dụng điện. Nguồn điện đang sử dụng trên địa bàn phường là hệ thống điện quốc gia thông qua mạng điện khu vực thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Các tuyến đường dây hạ thế dây dẫn chủ yếu là cáp vạn xoắn ABC đi trên cột bê tông li tâm.

4.2. Đánh giá chất lượng môi trường trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của người dân P. Hoàng Văn Thụ Bảng 4.5: Thống kê loại nhà vệ sinh trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ,

thành phố Thái Nguyên TT Loại nhà vệ sinh Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có 0 0,0 2 Hố xí 2 ngăn 1 2,0 3 Hố xí đất 0 0,0 4 Nhà vệ sinh tự hoại 49 98,0 5 Tổng 50 100,0

Qua số liệu thống kê trong bảng cho thấy, số hộ gia đình có công trình vệ sinh tự hoại là 49 hộ chiếm 98,0%, số hộ gia đình có công trình vệ sinh hố xí 2 ngăn là 1 hộ chiếm 2,0%. Qua đó ta thấy thực trạng điều kiện nhà vệ sinh của phường là rất tốt, hầu hết các hộ dân đều có công trình vệ sinh đạt yêu cầu và đảm bảo môi trường, nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít nhà vẫn còn công trình vệ sinh không hợp vệ sinh do một số gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn (kinh tế gia đình phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp) nên chưa có điều kiện xây dựng công trình nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Từ số liệu trên phiếu điều tra cũng cho thấy một thực trạng sau: Phần lớn các hộ gia đình đều bố trí nhà vệ sinh, bể phốt và chuồng trại chăn nuôi gần so với khu sinh hoạt. Nguyên nhân chủ yếu do mật độ dân cư đông, diện tích phục vụ sinh hoạt nhỏ cá biệt một số hộ bố trí nhà về sinh ngay trong nhà hoặc gần bếp ăn. Đây là một vấn đề cần được lưu tâm khi tiến hành xây dựng nhà ở.

4.2.2. Hiện trạng công trình thoát nước thải (cống thải) của các hộ dân

Qua bảng số liệu trên cho thấy số hộ có cống thải có nắp đậy là 48 hộ chiếm 96,0%, số hộ không có cống thải là 0 hộ chiếm 0% mà nước thải được xả chảy thẳng ra vườn hoặc khu vực xung quanh nơi ở, số hộ có cống thải lộ thiên là 2 hộ chiếm 4,0%. Đa số hệ thống cống thải của các hộ gia đình sử dụng trên địa bàn chưa đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đây là loại nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người và có tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan khu vực. Vấn đề xử lý nước thải, giữ gìn môi trường xanh sạch, đẹp góp phần bảo vệ môi trường không chỉ là mối quan tâm của từng cá nhân mà là mối quan tâm của toàn xã hội nhằm góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp hướng tới sự phát triển bền vững.

Bảng 4.6: Thống kê loại công trình thoát nước thải của các hộ dân TT Loại cống Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Cống thải có nắp đậy 48 96,0 2 Không có cống thải 0 0 3 Cống thải lộ thiên 2 4,0 4 Tổng 50 100,0

( Nguồn: kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)

4.2.3. Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân P. Hoàng Văn Thụ.

Bảng 4.7: Thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt

STT Nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Nước máy 47 94,0

2 Giếng khoan 3 6,0

3 Giếng đào 0 0,0

4 Tổng 50 100,0

( Nguồn: kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)

Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt tại hai tổ dân phố là nguồn nước máy, được cung cấp bởi Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên. Không có hộ gia đình nào sử dụng nguồn nước ao hồ, sồng suối phục vụ cho sinh hoạt. Chỉ có rất ít hộ còn để lại giếng khoan, giếng đào để tưới tiêu vườn tạp chứ không phục vụ cho sinh hoạt. Kết quả thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt như sau:

Từ bảng kết quả trên cho thấy, các hộ dân đều sử dụng nước máy là loại nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh được cung cấp bởi công ty nước sạch của thành phố, có 47 hộ chiếm 94% sử dụng nước máy và có 3 hộ dùng nước giếng khoan để phục vụ sinh hoạt . Vì vậy người dân ở đây không bị các bệnh đường ruột và bệnh ngoài da, vị trí khu dân cư liền kề tập trung nên việc đường ống nước dẫn tới các hộ gia đình rất thuận tiện.

4.2.4. Thực trạng rác thải của khu vực phường Hoàng Văn Thụ

Với 3.884 hộ gia đình thì lượng rác thải thải ra hàng ngày của phường Hoàng Văn Thụ là khá lớn bao gồm rác thải do sinh hoạt và các nghê phụ như buôn bán và dịch vụ. Bảng 4.8: Tỉ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác Hình thức đổ rác Số hộ gia đình Tỷ lệ (%) Đổ rác riêng 0 0 Đổ rác ở bãi rác chung 0 0 Đổ rác tùy nơi 0 0

Được thu gom theo hợp đồng dịch vụ 50 100

Tổng 50 100

( Nguồn: kết quả phỏng vấn bằng điều tra )

Qua bảng 4.8 ta thấy cả 50 hộ gia đình được thu gom theo hợp đồng dịch vụ và không có hộ nào đổ rác riêng, đổ rác ở bãi rác chung, đổ rác tùy nơi. Điều này cũng phản ánh ý thức của người dân đối với việc thu gom rác.

Hiện trạng thu gom rác thải ở địa bàn rất tốt, có thể thấy rằng các hộ dân đổ và vứt rác theo đúng vị trí trước hộ gia đình để nhân viên thu gom rác làm nhiệm vụ. Hầu hết các hộ gia đình là những công nhân viên chức hoặc đã về hưu đã sinh sống và làm việc nên ý thức của các hộ rất cao. Tuy nhiên bên cạnh đó, qua tìm hiểu lượng phòng trọ sinh viên trên địa bàn tạm trú đông nên cũng có một số nạn đổ rác trộm của các sinh viên người có trình độ học thức.

Như chúng ta đã biết ở bất cứ đâu, dù thành phố, khu công nghiệp hay nông thôn, dù văn phòng hay gia đình nếu rác thải không được thu gom, dọn sạch để tồn đọng lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe và mĩ quan chung. Tuy nhiên trong thực tế nhân dân ta không có thói quen phân loại rác thải sinh hoạt trước khi được nhân viên thu gom rác, dẫn tới tình trạng các loại rác khó phân hủy như túi nilon, kim loại, nhựa,

gỗ… gây khó khăn xử lý rác cho công ty thu gom. Loại chất thải ở các hộ gia đình chủ yếu là từ sinh hoạt như rau, thực phẩm thừa… loại này có một số hộ tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, còn các loại giấy, nhựa, chai lọ thì được tái sử dựng vào việc khác hoặc bán cho người thu mua phế liệu.

4.2.5. Chất lượng nước sinh hoạt của người dân

Sau khi tổng hợp các phiếu điều tra với nội dung là đánh giá cảnh quan về nguồn nước mà ông (bà) đang sử dụng cho sinh hoạt chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4.9: Đánh giá cảm quan của người dân

TT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có 40 80 2 Có mùi 10 20 3 Có màu 0 0 4 Khác 0 0 5 Tổng 50 100

( Nguồn: kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra )

- Qua bảng cho thấy nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của địa phương: dùng nước máy.

- Chất lượng nước sinh hoạt của địa phương: 80% không có mùi và 20% thi thoảng vẫn có mùi Clo. Qua điều tra cho thấy lượng clo dư thừa trong nguồn nước sinh hoạt của người dân đủ tiêu chuẩn quy định.

Bảng 4.10: Đánh giá về chất lượng nước sinh hoạt

TT Chỉ Tiêu Tiêu Chuẩn

1 Màu sắc 15 PCU

2 Mùi vị Không có mùi vị

3 Độ đục 5 NPU 4 PH 6,0 - 8,5 5 Hàm lượng Amoni 3 mg/l 6 Hàm lượng Fe 0,5 mg/l 7 Độ cứng (CaCO3) 350 mg/l 8 Hàm lượng Clorua 300 mg/l 9 Hàm lượng Florua 1,5 mg/l 10 Hàm lượng Acen 0,01 mg/l

(Nguồn: UBND phường Hoàng Văn Thụ, năm 2013)

4.3. Nhận thức của người dân phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên về vấn đề môi trường và hoạt động Bảo vệ môi trường

4.3.1. Nhận thức của các hộ dân về nước thải

* Nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà về sinh

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động phát sinh của khu dân cư: nước thải tắm, vệ sinh, nước thải từ các khu bếp, nước thải giặt là…

Bảng 4.11: Thống kê nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà về sinh của người dân

Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Cống thải chung 5 10

Ngầm xuống đất 0 0

Bể tự hoại 45 90

Nơi khác (sông,suối) 0 0

Tổng 50 100

Qua bảng kết quả cho thấy nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại là 45 hộ chiếm 90%, nước thải từ nhà vệ sinh thải ra cống thải chung không qua xử lý là 5 hộ chiếm 10%.

Ta thấy việc điều kiện xử lý nước thải của các hộ là rất tốt không ảnh hưởng đến môi trường, nhưng do nhiều lý do khách quan có số ít hộ vẫn thải trực tiếp ra cống thải chung. Tuy chỉ là nước tắm, nước nhà bếp và nước giặt là nhưng cũng ảnh hưởng đến nguồn nước thải. Các vùng quy hoạch đã chú trọng đến đường cống thải cho các hộ gia đình nên không bị ảnh hưởng về môi trường.

4.3.2. Nhận thức của người dân về chất lượng môi trường không khí

Qua đi điều tra qua phiếu chúng tôi thấy các hộ dân cư ở gần đường giao thông đều bị ảnh hưởng bởi khói, bụi. Các hộ gia đình nằm trên trục đường Lương Ngọc Quyến, đường Hoàng Văn Thụ và đường Bắc Kạn là ba trực đường chính bao quanh phường lên lượng phương tiện giao thông đi lại rất đông nên các hộ dân đều bị ảnh hưởng. Sau khi Thành phố hoàn thành tuyến đường nội thành qua khu vực, kết hợp với công ty môi trường phun nước thường xuyên vào sáng sớm hàng ngày nên mức độ ảnh hưởng bụi cũng đc hạn chế nhiều.

Vấn đề còn tồn tại duy nhất đối với môi trường không khí đó là tình trạng một số hộ dân sử dụng bếp than tổ ong và khói thuốc lá, là khu vực tập trung đông dân cư nên việc phát tán khói bếp than là rất khó thậm chí nó còn gây ô nhiễm cục bộ cho một số hộ dân.

4.3.3. Thái độ của người dân với các hoạt động bảo vệ môi trường

Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, và các hoạt động dọn dẹp vệ sinh của địa phương được làm theo định kỳ 2-3 lần 1 năm. Công tác này được triển khai trên từng cơ sở, từng hộ dân. Sau khi tiến hành điều tra chúng tôi thu được kết quả sau:

- Về nguồn tiếp nhận thông tin về môi trường và các hoạt động môi trường.

Bảng 4.12: Thông kê nguồn tiếp nhận các thông tin, hiểu biết về môi trường

TT Nguồn tiếp nhận Số hộ

1 Báo chí 1

2 Truyền thông 2

3 Phong trao tuyên truyền 45

4 Từ cộng đồng 2

( Nguồn: kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra )

- Về thái độ của người dân đối với các hoạt động BVMT.

Theo kết quả điều tra toàn bộ hộ dân được hỏi điều rất nhiệt tình tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường khi có sự phát động của địa phương nơi cư trú. Tuy nhiên nhận thức về môi trường của người dân còn rất đơn giản đầu tiên chỉ có rác thải, khói bụi và nước thải ô nhiễm. Trong quá trình điều tra chúng tôi đã được tiếp cận về một khái niệm môi trường hết sức đặc biệt:

“Môi trường là sức khỏe đầu tiên”

4.4. Nhận thức của người dân về môi trường

4.4.1. Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường

Bảng 4.13: Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường

Nội dung hỏi

Trả lời đúng Trả lời sai Không biết

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Khái niệm môi

trường là gì? 36 72 13 26 1 2

Ô nhiễm môi

trường là gì? 40 80 10 20 0 0

Thế nào là rác vô

cơ và hữu cơ? 30 60 20 40 0 0

Qua bảng điều tra ta thấy, đa số các hộ dân đã hiểu biết về các khái niệm liên quan đến môi trường, nhưng chủ yếu trong số đó là tầng lớp tri thức trả lời đúng, còn lại trả lời chung chung, chưa chính xác hoặc không biết.

4.4.2. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động sức khỏe của con người khỏe của con người

Sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là do ý thức của con người.

Bảng 4.14: Nhận thức của người dân về những biểu hiện do ô nhiễm môi trường gây ra theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Các biểu hiện của ô nhiễm môi trường

Tổng Biết Không biết

Biết đọc, biết viết SL 0 Tỷ lệ (%) 0 Tiểu học SL 0 Tỷ lệ (%) 0 Trung học cơ sở Tỷ lệ (%) SL 3 6 2 4 10 5 Trung học phổ thông SL 15 15 Tỷ lệ (%) 30 30 Trung cấp/ Cao đẳng SL 10 10 Tỷ lệ (%) 20 20 Đại học/ trên đại học SL 20 20 Tỷ lệ (%) 40 40 Tổng SL 48 2 50 Tỷ lệ (%) 96 4 100 ( Nguồn: Điều tra thực địa )

Qua bảng trên cho biết trình độ trung học cơ sở trở lên có nhận thức rõ ràng về ô nhiễm môi trường. Sự hiểu biết về ô nhiễm môi trường của các hộ dân là rất tốt, chiếm tỉ lệ 96% là người có học thức cao.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN. (Trang 44 -44 )

×