Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của người dân P. Hoàng Văn Thụ Bảng 4.5: Thống kê loại nhà vệ sinh trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ,
thành phố Thái Nguyên TT Loại nhà vệ sinh Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có 0 0,0 2 Hố xí 2 ngăn 1 2,0 3 Hố xí đất 0 0,0 4 Nhà vệ sinh tự hoại 49 98,0 5 Tổng 50 100,0
Qua số liệu thống kê trong bảng cho thấy, số hộ gia đình có công trình vệ sinh tự hoại là 49 hộ chiếm 98,0%, số hộ gia đình có công trình vệ sinh hố xí 2 ngăn là 1 hộ chiếm 2,0%. Qua đó ta thấy thực trạng điều kiện nhà vệ sinh của phường là rất tốt, hầu hết các hộ dân đều có công trình vệ sinh đạt yêu cầu và đảm bảo môi trường, nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít nhà vẫn còn công trình vệ sinh không hợp vệ sinh do một số gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn (kinh tế gia đình phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp) nên chưa có điều kiện xây dựng công trình nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
Từ số liệu trên phiếu điều tra cũng cho thấy một thực trạng sau: Phần lớn các hộ gia đình đều bố trí nhà vệ sinh, bể phốt và chuồng trại chăn nuôi gần so với khu sinh hoạt. Nguyên nhân chủ yếu do mật độ dân cư đông, diện tích phục vụ sinh hoạt nhỏ cá biệt một số hộ bố trí nhà về sinh ngay trong nhà hoặc gần bếp ăn. Đây là một vấn đề cần được lưu tâm khi tiến hành xây dựng nhà ở.
4.2.2. Hiện trạng công trình thoát nước thải (cống thải) của các hộ dân
Qua bảng số liệu trên cho thấy số hộ có cống thải có nắp đậy là 48 hộ chiếm 96,0%, số hộ không có cống thải là 0 hộ chiếm 0% mà nước thải được xả chảy thẳng ra vườn hoặc khu vực xung quanh nơi ở, số hộ có cống thải lộ thiên là 2 hộ chiếm 4,0%. Đa số hệ thống cống thải của các hộ gia đình sử dụng trên địa bàn chưa đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Đây là loại nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người và có tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan khu vực. Vấn đề xử lý nước thải, giữ gìn môi trường xanh sạch, đẹp góp phần bảo vệ môi trường không chỉ là mối quan tâm của từng cá nhân mà là mối quan tâm của toàn xã hội nhằm góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp hướng tới sự phát triển bền vững.
Bảng 4.6: Thống kê loại công trình thoát nước thải của các hộ dân TT Loại cống Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Cống thải có nắp đậy 48 96,0 2 Không có cống thải 0 0 3 Cống thải lộ thiên 2 4,0 4 Tổng 50 100,0
( Nguồn: kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)
4.2.3. Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân P. Hoàng Văn Thụ.
Bảng 4.7: Thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt
STT Nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Nước máy 47 94,0
2 Giếng khoan 3 6,0
3 Giếng đào 0 0,0
4 Tổng 50 100,0
( Nguồn: kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)
Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt tại hai tổ dân phố là nguồn nước máy, được cung cấp bởi Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên. Không có hộ gia đình nào sử dụng nguồn nước ao hồ, sồng suối phục vụ cho sinh hoạt. Chỉ có rất ít hộ còn để lại giếng khoan, giếng đào để tưới tiêu vườn tạp chứ không phục vụ cho sinh hoạt. Kết quả thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt như sau:
Từ bảng kết quả trên cho thấy, các hộ dân đều sử dụng nước máy là loại nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh được cung cấp bởi công ty nước sạch của thành phố, có 47 hộ chiếm 94% sử dụng nước máy và có 3 hộ dùng nước giếng khoan để phục vụ sinh hoạt . Vì vậy người dân ở đây không bị các bệnh đường ruột và bệnh ngoài da, vị trí khu dân cư liền kề tập trung nên việc đường ống nước dẫn tới các hộ gia đình rất thuận tiện.