Xã hội hóa công tác quản lý chất thải đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, mặt khác cần có sự định hướng, tổ chức giám sát thực hiện
một cách chặt chẽ của nhà nước. Nội dung của xã hội hóa công tác quản lý môi trường là huy động mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác quản lý môi trường.
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí bình xét gia đình văn hóa, nộp đúng đủ, đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định. Phải thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định để người dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cung cấp thông tin mở các lớp tập huấn hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác, quy trình và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của cộng đồng.
Việc thay đổi những thói quen và hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường cần có thời gian, vì vậy cần có hoạt động thường xuyên để tuyên truyền và giáo dục người dân bảo vệ môi trường. Việc thu hồi rác là một công việc cần thời gian, công sức, tiền của và sự đồng long của cộng đồng.
Vì vậy nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phích, tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường để mọi người đều hiểu được sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định, mang lại lợi ích gì. Biến những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.
Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, ngõ xóm, ngơi công cộng và hoạt động tự quản bảo vệ môi trường của người dân. Tuyên truyền người dân tự giác hưởng ứng “Giờ Trái Đất”.
Chính quyền phường cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường và các tổ chức xã hội, phổ biến và thúc đẩy việc tuân thủ thi hành văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường.
Thực tế cho thấy lượng rác thải ngày càng nhiều, quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý rác thải từ đó có định hướng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải lồng ghép với các nội dung bảo vệ môi trường.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành từ tỉnh đến thành phố đến phường, tổ xóm và các cơ quan nhà nước về môi trường trong công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Kêu gọi cộng đồng cần có ý thức bảo vệ môi trường để có khoảng không gian xanh, sạch, đẹp đảm bảo sức khỏe thể hiện nếp sống văn hóa, văn minh.
Nâng cao ý thức cộng đồng về những tai hại gây ra do quản lý chất thải không đúng cách. Đưa chương trình giáo dục cộng đồng không nên chỉ dừng ở việc tuyên truyền, giáo dục ở người lớn mà dành cả cho học sinh từ bậc tiểu học trở lên. Nêu gương, khuyến khích điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường, vận dụng điều 9 Nghị định xử phạt 150 của Thủ tướng Chính phủ đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường chung. (Nghị định của chính phủ 19/7/2010/NĐCP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội).
Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường của mình bằng cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm diện tích bãi rác, tiết kiệm ngân sách và chính là bảo vệ sức khỏe của mình. Quá trình xử lý chất thải đúng cách và đạt yêu cầu phải đảm bảo như sau:
Tăng cường công tác quản lý giám sát các biến động môi trường đến từng hộ gia đình.
Tuyên truyền về công tác BVMT đến từng người dân góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, theo phương hướng mà Luật BVMT Việt Nam đã đưa ra đó là “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”.
Xử lý nghiêm các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường, thải nước thải và rác thải không đúng quy định.
Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình khó khăn xây dựng mới các công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 4 tháng tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên có thể rút ra một số kết luận như sau:
Phường Hoàng Văn Thụ đang trên đà phát triển, cơ sở hạ tầng đầy đủ, đời sống nhân dân đang dần được cải thiện, chất lượng các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao. Hiện trạng môi trường còn khá tốt, chưa có vấn đề ô nhiễm nặng. Song lượng rác được thải ra mỗi ngày trên địa bàn phường ngày càng nhiều. Vì rác thải chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường nên đó là vấn đề cấp bách cần được quan tâm và giải quyết trong giai đoạn hiện này.
Hình thức dẫn nước thải của các hộ gia đình có tới 96% loại cống thải có nắp đậy, 4% hộ gia đình sử dụng cống thải lộ thiên gây ô nhiễm mặt nước và ô nhiễm môi trường.
Lượng rác thải sinh hoạt trong một ngày của cả phường ước tính vào khoảng 7768 kg/ngày, tình hình quản lý thu gom rác thải rất tốt, tỉ lệ thu gom rác rác ở phường đạt 100%. Là một trong những phường trung tâm thành phố nên các hộ dân ý thức thức hiện rất tốt để hợp với mĩ quan hơn.
Người dân trên địa bàn hầu như đã sử dụng nước sạch do công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên cung cấp đến từng hộ dân, có 47 hộ sử dụng nước máy chiếm 94%. Còn 3 hộ sử dụng giếng khoan để sinh hoạt, tưới tiêu… chiếm 6%.
Tỉ lệ vệ sinh môi trường qua khảo sát, ta thấy người dẫn đã sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, chiếm 98%. Còn lại 2% nhà vệ sinh 2 ngăn và vệ sinh đất.
Mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách không xả rác bừa bãi. Có ý thức tuyên truyền cộng đồng, hạn chế những hành vi gây mất vệ sinh môi trường của người khác. Xu hướng chung là có ý thức bảo vệ môi trường
Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho rằng tìm hiểu thông tin về môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng là chủ yếu. Việc tiếp nhận thông tin về môi trường có khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và xã hội. Có 70% người dân tiếp nhận thông tin về môi trường từ đài phát thanh, tivi, báo chí và 10% tiếp nhận qua chính quyền cơ sở, 20% qua các phương tiện khác.
Nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải từ nhà vệ sinh chưa tuyệt đối đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Qua khảo sát ta thấy đa số người dân coi việc xử lý và phân loại rác là quan trọng và rất quan trọng. Mặc dù vậy họ chưa thực sự chú ý tới vấn đề xử lý rác thải ở địa phương mà chỉ quan tâm đến việc làm cho gia đình mình sạch rác, còn rác sau khi đem bỏ được xử lý như thế nào thì ít được quan tâm. Đa số người dân được hỏi đều cho rằng phân loại rác là quan trọng và rất quan trọng chiếm 96%. Còn lại 4% cho rằng không quan trọng. Thực tế cho thấy, hiểu biết của người dân là khá cao nhưng hành động thực sự chưa tốt.
Về các khái niệm môi trường, tỷ lệ người dân hiểu biết chiếm 72%, chủ yếu ở tầng lớp trí thức, 26% trả lời sai, còn lại 2% trả lời không biết. Khái niệm ô nhiễm môi trường: có 80% trả lời đúng, 20% trả lời sai. Thế nào là rác vô cơ và hữu cơ: có 60% trả lời đúng chủ yếu là người có học vấn cao và 40% còn lại trả lời sai.
Ta thấy rằng trình độ học vấn và nghề nghiệp đem lại hiểu biết về môi trường khác nhau. Qua khảo sát phỏng vấn, người dân học vấn càng cao thì sự
hiểu biết và nhận thức môi trường càng chính xác. Có 80% người dân có trình độ học vấn trả lời đúng về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, còn lại 20% trả lời chưa chính xác. Còn lại một số bộ phận người dân khác khi được phỏng vấn, được gợi ý, phần nào họ cũng hiểu biết tuy chưa nhận thức hết nhưng cũng đã biết đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Nên chăng chính quyền địa phương quan tâm đến vấn đề này hơn nữa để người dân có một nhận thức đầy đủ hơn nữa để bảo vệ môi trường sống của mình ngày càng xanh - sạch - đẹp.
Nguyên nhân của việc xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, một phần là do người dân chưa quan tâm đến môi trường sống chung, nhưng thói quen xả rác và hành động theo người khác làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn.
5.2. Kiến nghị
Để công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn phường được thực hiện một cách có hiệu quả, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
- Cần phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp các công trình thoát nước nhằm hạn chế ngập úng mỗi khi mưa to.
- Tiếp thu, hội nhập các kiến thức khoa học tiên tiến của thế giới cho các cán bộ Môi trường để nâng cao khả năng quản lý cũng như trình độ chuyên môn để xử lý các vấn đề về Môi trường.
- Cần xác định rõ hơn nữa vai trò to lớn của cộng đồng trong công tác cải tạo và bảo vệ Môi trường. Tạo điều kiện về chính sách, tài chính để nhân dân và cán bộ lãnh đạo áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Môi trường vào sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo vệ Môi trường và tăng chất lượng cuộc sống.
Đề nghị UBND phường Hoàng Văn Thụ nên đầu tư thêm kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị thùng chứa rác đặt nơi công cộng, nên có cống
thoát nước thải riêng ở hai bên đường dân sinh tránh tình trạng cống thải nước sinh hoạt của từng hộ dân còn dùng chung với hệ thống thoát nước mưa, đổ ra sông, suối làm ô nhiễm môi trường nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 định hướng 2020”.
2. Phạm Văn Đó, Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh - giải pháp tối ưu cho môi trường, 2007.
3. Hoàng Huệ (1996), xử lý nước thải: NXB xây dựng Hà Nội.
4. Lê Văn Khoa (2006), “Thực hiện đồng loạt các biện pháp bảo vệ môi
trường”, Tạp chí bảo vệ môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ môi trường.
5. Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam - Ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Khóa XI, kỳ họp thứ 8.
6. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong, Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam, Tạp chí tài nguyên môi trường, số 05 hỳ 1 tháng 3 năm 2009, trang 12, 2009.
7. Dư Ngọc Thành (2008), “Bài giảng Quản lý tài nguyên nước”.
8. Tổng cục môi trường, Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam, 2010.
9. Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015.
10. UBND phường Hoàng Văn Thụ - thành phố Thái Nguyên Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) phường Hoàng Văn Thụ - Thành Phố Thái Nguyên.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về môi trường
PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG
Người phỏng vấn: Lương Ngọc Tú
Lớp 42_MT, Khoa TN&MT, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thời gian phỏng vấn: Ngày ... tháng ... năm ... 2013
Kính thưa ông/bà, nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, hiện nay, tôi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến môi trường ở khu vực phường Hoàng Văn Thụ - TPTN.
Tôi kính mời ông bà tham gia vào việc nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc lựa chọn gia đình ông/bà phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Sự tham gia của ông/bà vào việc khảo sát sẽ giúp tôi trong việc học tập và nghiên cứu thành công !
Kính mong nhận được sự nhiệt tình hợp tác của ông/bà. Xin chân thành cảm ơn !
Xin ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của
ông/bà)
Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên: ... Tuổi :...
2. Địa chỉ: Tổ..., phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
3. Số điện thoại liên lạc: ... 4. Giới tính:
1.Nam 2.Nữ
5. Trình độ học vấn
1. Mù chữ 2. Biết đọc, biết viết
3. Tiểu học
4. Trung học cơ sở
5. Trung học phổ thông 6. Trung cấp, cao đẳng
7. Đại học hoặc trên đại học
6. Nghề nghiệp
1. Nông nghiệp 2. Buôn bán
3. Cán bộ, viên chức nhà nước 4. Học sinh, sinh viên
5. Về hưu/già yếu không làm việc 6. Nghề tự do
7. Nghề khác
7. Số nhân khẩu trong gia đình: ...người
Phần 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN
2.1. Hiện trạng môi trường tại phường Hoàng Văn Thụ - TPTN
(1) Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương
1. Hiện nay, nguồn nước ông/bà đang sử dụng là ?
Nước máy Giếng khoan ở độ sâu...m Giếng đào sâu...m Nguồn nước khác (ao, hồ, suối...)
2.Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu, chuồng trại bao nhiêu mét ?
... 3. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hay hệ thống lọc nào không?
Không Có, theo phương pháp nào?...
4. Nguồn nước gia đình hiện đang sử dụng cho ăn uống có vấn đề về ? Không
Có
Mùi... Vị... Màu sắc...
5. Trữ lượng nước có đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của gia đình không?
Có
Đủ vào mùa mưa, thiếu vào mùa khô
Không
(2) Vấn đề nước thải tại địa phương
6. Gia đình ông/bà hiện có
Cống thải có nắp đậy(ngầm) Cống thải lộ thiên Không có cống thải Loại khác...
7. Nước thải sinh hoạt của gia đình được thải đi đâu( nguồn tiếp nhận nước thải)
Cống thải chung Bể chứa Ngấm xuống đất Bể tự hoại
Ao, suối Nơi khác
(3) Vấn đề rác thải tại địa phương
8. Trong gia đình ông/bà, lượng rác thải được tạo ra trung bình 1 ngày ước tính khoảng:
<5 kg 5 – 10 kg 10 – 20 kg
>20kg Trong đó: Từ sinh hoạt (rau, thực phẩm....)...%
Hoạt động nông nghiệp...%
Dịch vụ...%
9. Tỷ lệ các thành phần rác thải như thế nào? - Rác hữu cơ:...
- Nilon: ...
- Đất đá: ...
- Rác thái khác: ...
10. Loại chất thải nào được tái sử dụng? nếu có thì lượng tái sử dụng là bao nhiêu và như thế nào ?