Tổ chức thu gom rác thải của công ty VSMT Na Sầm

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. (Trang 51)

Công tác thu gom rác thải trên địa bàn do công ty vệ sinh môi trường đảm nhận. Công tác thu gom trên địa bàn có những đặc điểm sau:

4.2.6.1 Quy Trình thu gom rác trên khu vực.

Sơ đồ 3: Quy Trình thu gom rác trên khu vực

Hiện nay công ty tiến hành thu gom hầu như tất cả các loại rác thải phát sinh trên địa bàn. Quy trình thu gom trên địa bàn là thu gom thủ công. Các nhân công làm việc theo lịch trình dưới sự phân công của công ty. Rác thải sau khi được thu gom bằng xe đẩy sẽ được tập kết tại một chỗ và sau đó được chở vào bãi chôn lấp.

Cơ sở vật chất phục vụ thu gom rác thải của công ty VSMT. Bảng 14: Cơ sở vật chất phục vụ thu gom của công ty VSMT

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Công nhân Người 8

2 Xe gom rác Cái 6

3 Xúc rác Cái 6

4 Chổi Cái 6

5 Xẻng Cái 6

6 Xe chở rác chuyên dụng Cái 1

(Nguồn: công ty vệ sinh môi trường)

Rác thải

Thu gom bằng xe đẩy tay

Tập kết rác tại một chỗ quy định

Đầu tư mua sắm trang thiết bị là điều rất quan trọng để đảm bảo chất lượng thu gom rác thải. Công tác thu gom có muốn đạt kết quả cao thì phải có trang thiết bị, cơ sở vật chất tốt phục vụ cho công tác này. Việc có xe chở rác chuyên dụng sẽ phần nào tránh được mùi hôi thối và rác thải bị rơi vãi ra ngoài trong quá trình vận chuyển rác vào bãi chôn lấp.

Ngoài ra nghề thu gom rác là một nghề có ảnh hưởng tới sức khỏe con người nên việc trang bị các thiết bị bảo hộ phục vụ lao động trong nghành nghề này rất quan trọng.

Bảng 15: Thiết bị bảo hộ lao động của nhân công Cty VSMT

Loại bảo hộ Đơn vị tính Số lượng

Ủng Đôi/người 1

Gang tay Đôi/người 2

Áo quần bảo hộ Bộ /người 2

Khẩu trang Chiếc/người 2

Áo Mưa Đôi/người 1

(Nguồn cty vệ sinh môi trường)

Về chế độ của người lao động: Lương mỗi công nhân thu gom rác ở đây khoảng 2 triệu đồng/tháng và được đóng bảo hiểm y tế đầy đủ. Tuy nhiên do mức sống tăng, giá cả tăng nên mức lương này vẫn còn khá thấp với nghề này.

4.2.6.2. Phương thức thu gom

Rác được thu gom bằng xe đẩy tay và tập kết ở bãi trung chuyển. Bãi rác trung chuyển được cố định. Hoạt động của Đôi vệ sinh môi trường chia làm hai ca và làm việc với lịch như sau:

Bảng 16: Hoạt động của công nhân thu gom (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ca Công việc Tần suất

Ca 1 Thu gom rác tại hộ 2 ngày/lần

Ca 2 quét rác đường phố Ngày/lần

(Nguồn: công ty vệ sinh môi trường)

Hằng ngày các nhân công sẽ thu gom rác các hộ gia đình, cơ quan công sở, nhà hàng bằng các xe đẩy rồi tập kết rác tại bãi rác trung chuyển với tần suất 2 ngày/ lần. Công nhân thu gom rác bắt đầu tổ chức hoạt động vệ sinh đường phố vào lúc 17 giờ hàng ngày.

4.2.6.3. Công tác vận chuyển

Rác sau khi thu gom và được tập kết ở bãi trung chuyển sẽ được vận chuyển bằng xe rác chuyên dụng về bãi chôn lấp cách trung tâm thị trấn 4,5 km. Trung bình 1 ngày vận chuyển khoảng 2 chuyến (kể cả rác thải ở chợ). Thời gian vận chuyển thường là 6h sáng và buổi chiều từ 17h giờ.

4.2.6.4. Công tác xử lý

Rác được tập kết tại bãi chôn lấp có diện tích khoảng 3,5ha, xung quanh khu vực bán kính 500m không có dân cư. Bãi chôn lấp có nhiều khe núi có thể làm chảy nước rỉ rác và lan ra nơi khác nhất là khi có mưa về.

Công tác xử lý chủ yếu là đốt. Rác thải được tập trung ở bãi chôn rác của thị trấn và được vãi vôi hoặc các chế phẩm giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy và đỡ bốc mùi sau đó sẽ được đốt. Rác càng ngày càng nhiều. Đốt rác sẽ làm giảm đáng kể thể tích của rác nhưng việc đốt một lượng lớn như vậy làm ô nhiễm môi trường nước đất không khí.

4.2.6.5. Mức phí thu gom

Phí thu gom nơi đây được áp dụng cho các đối tượng khác nhau. Về mức phí vệ sinh thu gom hàng tháng, thì đây là một trong những chỉ tiêu được

các hộ gia đình rất quan tâm, có thể thấy hầu hết các hộ gia đình được thu gom thì họ đều đồng ý với mức thu phí thỏa thuận với công ty, bởi họ hiểu được lợi ích của công tác thu gom rác thải sinh hoạt đối với cuộc sống của họ, chất lượng môi trường sống và cảnh quan khu vực đẹp đẽ hơn khi rác thải được dọn dẹp sạch sẽ.

Bảng 17. Mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn Na Sầm

Đối tượng đóng phí Đơn vị Mức thu

(đồng)

1. Hộ gia đình Hộ/tháng 6.000

2. Hộ kinh doanh ăn uống tùy thuộc vào

mức thuế môn bài có mức thu khác nhau Hộ/tháng 20.000-100000 3. Hộ kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ Hộ/tháng 30.000 4. Các cơ quan nhà nước Đơn vị/tháng 50.000 5. Các trường phổ thông, mẫu giáo Trường/tháng 100.000

6. Bệnh Viện Đơn vị/tháng 200.000

7. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ còn tùy

thuộc vào số phòng nghỉ. Giường/tháng 7.500

4.2.6.6. Khối lượng rác thải thu gom được

Công ty vệ sinh môi trường được thành lập và đi vào hoạt động đã giúp giải quyết hàng ngàn tấn rác thải mỗi năm. Tỉ lệ thu gom rác thải trên địa bàn khá cao. Rác được hợp tác xã cùng các đối tượng xử lý đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Điều tra khối lượng rác thu gom được cho thấy khối lượng thu gom hằng ngày đạt kết quả như sau:

Bảng 18: Tỉ lệ rác thải được thu gom

Đối tượng

Khối lượng phát thải (tấn/ngày)

Khối lượng thu gom (tấn/ngày) Thu gom/ phát thải (%) Hộ gia đình 3,39 2,1 61,9 Chợ 1,37 1,13 82,4 Kinh doanh nhà hàng dịch vụ 1,21 1 82,6

Cơ quan công sở… 0,53 0,48 90,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: điều tra 2013)

Lượng rác thải thu gom từ các đối tượng sử dụng dịch vụ thu gom đạt khoảng 82%. Song do các hộ gia đình tham gia vào hình thức thu gom này chưa cao nên tỉ lệ thu gom rác thải của công ty vệ sinh môi trường tính chung cho hộ gia đình trên toàn thị trấn là 61,9%. Trong các đối tượng xả thải tỉ lệ thu gom rác ở cơ quan công sở đạt tỉ lệ cao nhất 90%. Do một phần đã được tự xử lý bằng cách đốt, chôn lấp. Tuy nhiên hiệu quả của hình thức tự xử lý chưa cao và rác bị vứt bừa bãi dọc đường, vườn… còn nhiều.

4.2.6.7. Đánh giá công tác thu gom

Công tác thu gom của Công ty vệ sinh môi trường được người dân đánh giá qua giờ giấc làm việc thu gom, vận chuyển và mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ.

Qua điều tra ý kiến của người dân về giờ giấc làm việc của nhân công thu được kết quả như sau:

Bảng 19: Đánh giá của nguời dân về giờ giấc làm việc của nhân công thu gom

Chỉ tiêu Hộ gia đình Nhà hàng kinh doanh dịch vụ

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Sớm quá 2 6,6 2 10 Đúng giờ 22 73,3 14 70 Muộn quá 3 10 2 10 Không ý kiến 3 10 2 10 Tổng 30 100 20 100 (Nguồn: điều tra 2013)

Phần lớn là cho thấy đánh giá đúng giờ nhưng vẫn có 16% hộ gia đình, 20% đối tượng là nhà hàng kinh doanh vẫn cho là chưa đúng giờ. Nguyên nhân có thể hiểu được là do những tháng phát sinh rác nhiều công nhân thu gom không đủ nên quá trình đi thu gom bị chậm nhiều khi phải mất 2 đến 3 ngày mới thu gom.

Chất lượng của dịch vụ thu gom được đánh giá qua mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Các đối tượng được hỏi cho biết đánh giá về dịch vụ thu gom như sau:

Bảng 20: Mức độ hài lòng của các đối tượng đối với dịch vụ thu gom

Đối tượng

Hài lòng Không hài lòng Không ý kiến Tổng số

Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến % Hộ gia đình 24 80 3 10 3 10 30 100 Nhà hàng, dịch vụ 15 75 10 12 3 15 20 100 Cơ quan hành chính 9 90 1 10 0 0 10 100 (Nguồn: Điều tra 2013)

Qua kết quả điều tra các đối tượng sử dụng dịch vụ cho thấy có tới 80% hộ gia đình, 75% các nhà hàng, kinh doanh và 90% cơ quan hành chính hài lòng về công tác thu gom của công ty vệ sinh môi trường. Do đó công ty có thể phát huy và cần cải thiện các mặt chưa được để tỉ lệ này cao hơn. Phần không hài lòng được hỏi lý do tại sao thì họ cho biết là do thu gom chưa đúng

giờ nhiều khi rác bị tồn đọng chưa được thu gom gây mùi hôi thối và rác tập kết ở trên đường chưa đúng nơi quy định nhiều khi làm mất mỹ quan và gây mùi hôi thối.

4.2.6.8. Kết quả khảo sát thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần rác thải tại các nguồn phát sinh khác nhau thì có thành phần trong rác thải cũng khác nhau:

+ Rác hộ dân: thường bao gồm chủ yếu là thực phẩm (rau, vỏ củ quả, thức ăn thừa…), túi nilon, giấy, chai lọ thủy tinh, nhựa, tro, than tổ ong… Ngoài ra còn có một phần nhỏ các chất có nguy cơ độc hại như pin…

+ Rác phát sinh từ các cơ quan, công sở: Nguồn phát sinh từ các cơ quan, trường học, văn phòng làm việc chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai nước, lá cành cây và một phần chất thải là thực phẩm…

+ Rác chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả hư hỏng, giầy gói, túi nilon, rơm…

Tại các nguồn phát sinh thì thành phần rác thải có khác nhau, mang đặc trưng của mỗi khu vực, tính chất công việc, ngành nghề hoạt động… Nhưng thành phần chủ yếu vẫn là thực phẩm và túi nilon.

Sau quá trình điều tra và phân loại rác thải sinh hoạt tại thị trấn Phố Châu tôi đã thu được thành phần các chất có trong rác thải như sau:

Bảng 21: Thành phần rác thải sinh hoạt của thị trấn

Thành phần Tỷ lệ khối lượng (%)

Giấy ( Sách, bìa, báo…) 4,7

Chất HC ( thức ăn thừa, rau, quả…) 65,5

Nhựa 6,1

Chất vô cơ trơ ( Đất, cát, đá , gỗ…) 18,1

Kim loại 0,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất độc hại (bình xịt côn trùng, hóa chất…) 0,4

Tạp chất khác 5

Tổng cộng 100

Tỷ lệ phần trăm các chất trong rác thải có sự biến động qua các tháng, tùy theo nhu cầu tiêu dùng của người dân. Qua bảng số liệu cho thấy hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao nhất.

Rác thải có hàm lượng chất hữu cơ càng cao thì dễ phân hủy sinh học, nếu thực hiện tốt công tác phân loại rác thải tại nguồn thì đây là điều kiện thuận lợi chế biến rác thải thành phân vi sinh.

4.2.6.8. Những khó khăn,hạn chế trong công tác thu gom

Công tác thu gom của công ty vệ sinh môi trường trên địa bàn gặp phải một số khó khăn hạn chế mà có thể kể ra như sau:

- Cơ sở vật chất phương tiện phục vụ thu gom còn chưa đầy đủ, không đảm bảo chất lượng.

- Hiện tượng vứt rác trộm của người dân xã lân cận còn nhiều mà chưa có biện pháp xử lý.

- Tỷ lệ hộ dân tham gia sử dụng hình thức thu gom chưa cao và mức phí thu được chưa đúng và chưa đủ.

- Bãi chôn lấp xử lý chưa đáp ứng đủ điều kiện. - Ý thức của người dân chưa cao.

4.2.6.9. Những hạn chế trong công tác quản lý Rác thải tại thị trấn

Qua điều tra khảo sát hiện trường công tác quản lý, thu gom và xử lý Rác thải tại thị trấn Na Sầm cho thấy công tác quản lý Rác thải còn nhiều vấn đề tồn tại, cụ thể như sau:

- Lượng Rác thải sinh hoạt thu gom được còn ít so với thực tế.

- Rác thải thu gom được hầu hết được chôn lấp tự nhiên, đốt hoặc để bừa bãi lấn chiếm sang các khu vực xung quanh.

- Ý thức của người dân và các cơ sở kinh doanh chưa cao nên chất thải được xả ra bừa bãi.

- Các bãi chôn lấp hiện tại đều gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mất mỹ quan, không đảm bảo vệ sinh.

- Chưa có bãi tập kết hợp lý, bãi tập kết hiện tại làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm cho nguời dân.

- Tuy tỉ lệ thu gom các chất tái sử dụng tuơng đối cao nhưng tất cả đều là hành động tự phát chưa có tổ chức quản lý.

- Cơ sở vật chất phục vụ thu gom cũng như trang phục bảo hộ cho nguời lao động chưa đủ và chưa đúng tiêu chuẩn.

- Rác thu gom không được phân loại trước khi xử lý. Các nguyên nhân gây nên tình trạng nói trên bao gồm:

- Chưa có kế hoạch tổng thể quản lý Rác thải tại các địa phương. - Kinh phí dành cho công tác quản lý Rác thải còn hạn chế.

- Các cơ quan chức năng cũng như công ty vệ sinh môi trường chưa xây dựng quy chế quản lý rác thải và có các biện pháp xử phạt, tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư.

- Bãi chôn lấp chưa được đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy định an toàn vệ sinh môi trường.

- Nhận thức của nguời dân về tác hại rác thải cũng như ý thức về bảo vệ môi truờng chung chưa cao.

- Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu các kiến thức về ngành môi truờng, chưa có đội ngũ chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. (Trang 51)