Thực trạng về vấn đề quản lý rác thải ở Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. (Trang 27)

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Lạng Sơn hiện nay. Vậy mà các cơ quan chức năng vẫn chưa có các biện pháp xử lý và có chăng cũng chỉ là những giải pháp tình thế, đối phó trước mắt mà tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng thêm.

Tại thành phố Lạng Sơn hiện nay đơn vị đang làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường trên địa thành phố là Công Ty TNHH Huy Hoàng làm công tác thu gom và vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết tới bãi rác thải của thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các thị trấn thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh đều có các hợp tác xã vệ sinh môi trường làm nhiệm vụ thu gom rác thải sinh hoạt.

Mặc dù việc quản lý Rác thải sinh hoạt cũng như Rác thải công nghiệp đang được các cấp, các ngành quan tâm, tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa, công

nghiệp hóa tăng nhanh, lượng rác ngày càng nhiều, trong khi đó công việc quản lý càng trở nên cần thiết. Lượng Rác thải sinh hoạt do hoạt động sinh hoạt hàng ngày được người dân tự thu gom, đốt, chôn lấp tự nhiên, thậm chí tập kết tại các bãi đất trống gần khu dân cư, đổ xuống ao, hồ, sông suối và ven trục đường giao thông hoặc đổ bừa bãi ở các nơi công cộng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Đối với các nhà máy trong KCN, khoảng 75- 80% Rác thải được thu gom. Lượng Rác thải tại các nhà máy nhỏ lẻ, làng nghề tiểu thủ công nghiệp thu gom, xử lý không đáng kể.

Rác thải y tế đang là vấn đề lo ngại và chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Tại các thị trấn ở các huyện, các bãi rác còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc hơn với hầu hết là các bãi tạm bợ, thậm chí không có tường bao quanh. Một số bãi rác ở địa phương khác có tường bao, song lượng Rác thải được đổ bừa bãi, lấn chiếm ra ngoài tường bao, gây mất mỹ quan, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, tác động đến sức khỏe con người.

Rác thải y tế nguy hại như các bệnh phẩm, các mẫu kim loại, thủy tinh, những chất hữu cơ dính bệnh phẩm lây nhưng chưa đựợc quản lý một cách chặt chẽ.

Vì vậy, việc quản lý Rác thải đang được tiến hành bằng các phương pháp thu gom xử lý tại chỗ như chôn lấp hoặc đốt thủ công.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thị Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Địa bàn Thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.

3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu của đề tài: Phòng tài nguyên Môi Trường huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2013.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Đánh giá sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu nghiên cứu

3.2.2. Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn địa bàn thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn

* Số lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển và xử lý.

- Số lượng rác được phân loại tại nguồn

- Số lượng rác được thu gom, vận chuyển và được xử lý hợp vệ sinh - Số lượng rác đã thu gom, vận chuyển nhưng chưa được xử lý hợp vệ sinh.

* Số lượng rác thải chưa được thu gom và xử lý

* Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

* Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại phường

và hiệu quả tài chính của công tác này.

3.2.3. Nhận thức của người dân về quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn

3.2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt quản lý rác thải sinh hoạt

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp tại công ty Quản lý môi trường và xây dựng đô thị Thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn, các sở ban ngành khác, từ các phương tiện thông tin… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khối lượng rác thải sinh hoạt/ngày + Thành phần rác thải sinh hoạt + Tỷ lệ rác được thu gom/ngày + Tỷ lệ rác còn tồn dư/ngày - Tìm hiểu sách báo internet

3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Phát phiếu, chọn hộ điều tra, phỏng vấn nhằm điều tra nhận thức của người dân về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.

+ Tiến hành điều tra sơ bộ về lượng dân cư và sự phân bố trong khu vực Thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.

+ Dự kiến tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình, cá nhân, 20 hộ kinh doanh dịch vụ, 10 cơ quan công sở.

+ Hình thức phỏng vấn:

• Phát phiếu điều tra

- Nội dung điều tra phỏng vấn: + Về dân số

+ Thu nhập hàng tháng của các gia đình

+ Lượng rác thải của mỗi hộ gia đình và của một người + Tần xuất thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

+ Tuyến đường vận chuyển rác thải

+ Thời gian thu gom, vận chuyển và xử lý

+ Phí nộp cho dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý + Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005

- Đối tượng phỏng vấn: + Nông dân, các hộ gia đình + Hộ kinh doanh

+ Công nhân thu gom, vận chuyển và xử lý + Học sinh, sinh viên

+ Cán bộ công nhân viên chức nhà nước + Cán bộ hành chính ở thị trấn Na Sầm

- Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại thị trấn Na Sầm. Theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp. Trong đó có sự ưu tiên chọn đối tượng phỏng vấn là nữ giới.

- Mục đích phỏng vấn: Thu thập số liệu thô về tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đánh giá được ý thức cộng đồng của người dân trên địa bàn thị trấn. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp với điều kiện của thị trấn.

3.3.3. Phương pháp phân tích quản lý số liệu

Từ các số liệu, thông tin thu được, tiến hành phân tích xử lý căn cứ vào nhưng tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành, so sánh, nhận xét đánh giá

để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn .

3.3.4. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải

tiến hành thu gom và phân loại rác thải trên địa bàn thị trấn Na Sầm. Hàng tháng thu cố định vào 3 ngày: ngày mùng 1, ngày mùng mười và ngày 20, bắt đầu từ tháng 1 cho đến hết tháng 4.

Lựa chọn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình để thu gom. Hàng tháng trước khi thu gom mỗi gia đình được phát 02 túi nilon màu khác nhau: 01 túi đựng rác hữu cơ, 01 túi đựng các loại rác còn lại.

Việc thu gom thường diễn ra vào chiều tối khoảng 17h, sau đó rác được phân loại và cân luôn trên cân đồng hồ loại 30kg.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trấn Na Sầm là trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị của huyện Văn Lãng. Thị trấn có tổng diện tích đất tự nhiên 271,62ha có khoảng 3,5km đường quốc lộ 4A chạy qua.

- Phía Bắc giáp xã An Hùng. - Phía Nam giáp xã Hoàng Việt. - Phía Đông giáp xã Thanh Long. - Phía Tây giáp xã Tân Lang.

4.1.1.2. Địa hình

Thị trấn Na Sầm nằm ở phía Đông của huyện Văn Lãng . Địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẽ với sông ngòi và đồi núi thấp có độ cao từ 80 - 100m.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Thị Trấn Na Sầm thuộc huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đời gió mùa hằng năm được thế hiện 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, khô hanh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 240

C.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế

Nông nhiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của thị trấn, trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng dần.

* Về ngành trồng trọt

Lúa là cây chính của thị trấn, diện tích gieo trồng bình quân hàng năm là 105ha, năng suất trung bình đạt 41tạ/ha.

Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được thực hiện khá mạnh mẽ, việc đưa vào sản xuất một số giống mới nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả cao do hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên năng suất hàng năm vẫn tăng đều nhưng không đáng kể.

* Về chăn nuôi, gia súc gia cầm

Đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là lợn, trâu, bò, gà vịt…

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm tự túc, tự cấp thực phẩm, lấy phân bón, giải quyết nhu cầu sức kéo tại địa phương.

- Về tổng đàn gia súc, gia cầm của thị trấn năm 2012 là: + Tổng đàn trâu, bò 305con

+ Tổng đàn lợn 450 con

+ Tổng đàn gà, vịt, ngỗng 5876 con.

* Về nuôi trồng thủy sản

Với điều kiện thuận lợi như gần sông, nhiều ao hồ trong khu dân cư nên nhân dân ở đây đã có phong trào nuôi cá nước ngọt phát triển khá mạnh trong nhiều năm qua và thực tế mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy vậy trong những năm qua do chưa có chế độ đầu tư thích hợp nên sản lượng đạt vẫn còn thấp, chất lượng vẫn chưa được tốt, chưa khai thác hết các tiềm năng của địa phương.

* Về hoạt động thương mại - Dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp

Nhìn chung trong những năm gần đây hoạt động dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp tăng khá mạnh nhưng chưa đồng bộ, chưa có quy mô đang mang tính nhỏ lẻ. Hiện nay trên địa bàn thị trấn có trên 500 hộ cá nhân và tập thể kinh doanh và làm dịch vụ.

* Dân số, lao động và việc làm

Dân số của thị trấn Na Sầm tính đến tháng 12/2012 là 5651 người, với 1403 hộ, bình quân số khẩu trên một hộ là 4,02 tỷ lệ tăng dân số là 0,70%.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Là trung tâm của huyện nên trong địa giới hành chính của thị trấn có nhiều cơ quan, tổ chức đơn vị sự nghiệp. Toàn thị có 40 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn. Hiện tại cơ sở hạ tầng trụ sở cơ quan đã được các cơ quan đầu tư, xây dựng khá hoàn chỉnh.

* Giao thông

Quốc lộ 4A chạy qua địa bàn dài 3,5km rộng 5,5m ( bao gồm cả chỉ giới giao thông), nền đường rải nhựa 4,0m, đây là tuyến giao thông chính của huyện, là tuyến đường giao thông quan trọng cho sự phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của thị trấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tuyến đường nhánh đường phụ trong thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông khoảng 85-90%.

* Hệ thống thủy lợi.

Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ hệ thống sông Kỳ Cùng và đập Na Sầm tổng chiều dài là 22,0km nguồn nước cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp. Các hồ đập kênh mương được kiên cố hóa đã đáp ứng được phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp.

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn Na Sầm Na Sầm

4.2.1. Lượng rác thải và thành phần rác thải * Lượng rác thải * Lượng rác thải

Rác thải trên địa bàn thị trấn Na Sầm gồm các loại rác sinh hoạt, rác y tế và rác thải công nghiệp. Lượng phát thải của mỗi loại là khác nhau. Theo báo cáo phòng tài nguyên môi trường thì khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn qua các năm như sau:

Bảng 3: Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn Na Sầm Loại rác thải Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 012/10 Tấn % Tấn % Tấn % +/_ % Rác thải sinh hoạt 1.778 96,9 2.114 96,75 2.706 96,47 928 52,19 Rác thải công nghiệp 43 2,34 53 2,42 75 2,67 32 74,4 Rác thải y tế 14 0.76 18 0,82 24 0,85 12 71,4 Tổng 1835 100 2185 100 2805 100 972 52,9

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Văn Lãng)

Qua bảng thống kê cho thấy tốc độ phát sinh rác thải của địa bàn là khá cao.

Năm 2010 tổng lượng rác thải chỉ có 1835 tấn nhưng tới năm 2012 tổng lượng phát sinh đã tăng tới 2805 HHHHHHH(tốc độ tăng 52,9%). Qua bảng cho thấy từ năm 2010 đến năm 2012 tỉ lệ tăng của rác sinh hoạt là 52,19%, rác thải công nghiệp là 74,4%, rác thải y tế là 71,4%. Tuy tỉ lệ tăng không cao bằng rác thải y tế và công nghiệp nhưng khối lượng rác sinh hoạt từ năm 2010 so với năm 2012 tăng 928 tấn trong khi đó khối lượng rác thải y tế chỉ tăng 10 tấn và khối lượng rác thải công nghiệp tăng 32 tấn. Bên cạnh đó tỉ trọng rác thải sinh hoạt ở cả 3 năm đều chiếm trên 96% điều đó cho thấy vấn đề về rác thải sinh hoạt lớn đến thế nào. Xã hội ngày càng phát triển, dân cư tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện đồng nghĩa với việc lượng rác thải ngày càng nhiều và nếu công tác thu gom xử lý rác không tốt sẽ dẫn tới tình trạng tồn đọng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

* Nguồn, cơ cấu nguồn và thành phần rác thải

Rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn chủ yếu là từ các nguồn hộ gia đình, cơ quan công sở, chợ, các nhà hàng kinh doanh dịch vụ, nhà nghỉ khách sạn. Hộ gia đình trên địa bàn khá nhiều và lượng rác thải phát sinh từ nhóm này tương đối cao. Do đây là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của huyện nên

có nhiều cơ quan công sở, các nhà hàng kinh doanh dịch vụ mua bán và các đối tượng này thải ra lượng rác không nhỏ. Các cơ quan hành chính, trường học bệnh viện được xếp vào nhóm cơ quan công sở. Một nguồn nữa đó là từ chợ, bến xe. Những nơi như này luôn tập trung nhiều người vào ra, rác thải từ nhóm này cũng rất nhiều và khá phức tạp.

Sơ đồ 2: Nguồn phát sinh chất thải

Rác thải từ hộ gia đình thường gặp là túi nilon bao bì vỏ kẹo, thực phẩm vỏ cây củ thừa,chai lọ nhựa thủy tinh, đất cát, gỗ. Rác thải phát sinh từ hộ gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất 62,32%

Rác thải từ các cơ quan công sở chủ yếu là giấy vụn, một ít túi nilon và thực phẩm thừa. Ở một số cơ quan như bến xe, bệnh viện thì rác sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. (Trang 27)