Tình hình thu gom xử lý rác của các đối tượng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. (Trang 42)

4.2.4.1 Thu gom xử lý rác hộ gia đình

• Đặc điểm, thành phần rác thải hộ gia đình

Hộ gia đình là nơi tập trung sinh sống chủ yếu của các thành viên trong gia đình nên các hoạt động sinh hoạt hàng ngày chủ yếu diễn tại đây nên có

thể nói hộ gia đình là nơi phát sinh rác thải từ tất cả các hoạt động thiết yếu nhất của con người. Lượng rác thải của hộ gia đình như đã trình bày ở trên chủ yếu từ công đoạn chế biến thức ăn, rác hữu cơ và các rác phi hữu cơ. Rác có nhiều loại từ những hoạt động ăn mặc làm đẹp như những túi đựng thức ăn, các chai, lọ mỹ phẫm.

Hình thức xử lý rác

Các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn có các phương pháp xử lý rác đó là sử dụng dịch vụ thu gom, tự xử lý và tái sử dụng. Hiện nay một số lượng rác thải từ hộ chưa được thu gom. Hình thức tự xử lý chủ yếu dùng phương pháp chôn lấp hoặc đốt.

Những hộ gia đình tham gia công tác thu gom sẽ đựng rác ở dụng cụ của mình như túi nilon, sọt rác thùng nhựa… Họ cất rác trong nhà và sẽ mang ra đổ vào giờ nhân viên đi thu gom. Một số thì để ngay trước nhà và nhân viên thu gom đi qua sẽ thu dọn. Nếu là thùng rác hay sọt rác thì sẽ được nhân viên thu gom để lại. Nếu dụng cụ là túi bọc nilon thì nhân viên sẽ thu gom luôn. Còn các hộp giấy, vỏ lon bia, chai lọ, đồ nhựa, kim loại được giữ lại tái sử dụng hoặc bán lại cho người đi thu mua đồng nát. Một số hộ gia đình tận dụng các thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt vào chăn nuôi.

Kết quả điều tra về hình thức xử lý chất thải của các hộ được thể hiện ở bảng 6: Bảng 6: Hình thức xử lý rác của hộ gia đình Hình thức Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Thu gom 15 50 Tự xử lý Trong đó: - Vứt bừa bãi - Chôn lấp - Đốt 9 1 5 3 30 3,3 16,6 10 Cả hai phương pháp 6 20 Tổng 30 100 (Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Trong số 30 hộ điều tra có 21 hộ sử dụng dịch vụ thu gom của công ty môi trường chiếm tỉ lệ 70%, trong đó 20% sử dụng kết hợp cả thu gom và tự xử lý. Số hộ còn lại không sử dụng dịch vụ thu gom vì họ có thể xử lý rác thải tại nhà. Hình thức tự xử lý được lựa phổ biến là đốt hoặc chôn lấp. Các loại rác được đốt gồm các cành cây gồ ghề không tiện cho thu gom, các túi nilon, giấy, chai nhựa, các bì thuốc trừ sâu, diệt kiến dán, lá cây… Các loại rác như giấy, lá cây, đốt sẽ tiêu hủy hoàn toàn và tạo chất mùn làm cho đất tươi xốp tăng độ phì nhiêu. Nhưng các loại rác như túi nilon, bao bì chai nhựa thì không những gây ô nhiễm không khí, bốc mùi khó chịu ảnh hưởng sức khỏe con người mà lượng rác này sau khi đốt còn chưa phân hủy hết để lại trong đất có thể gây ô nhiễm cho đất, nước. Ngoài ra việc đốt rác sinh hoạt gồm nhiều chất thải khác nhau sẽ sinh khói độc và dễ sinh khí đioxin.

Các hộ gia đình đốt rác thường chọn những bãi đất trống, vùng đất trũng trong vườn hoặc gần bờ đường. Chỉ có một số ít hộ gia đình có hố đốt rác cố định được xây dựng. Một số khác thì rác được đốt sử dụng cho việc nấu nướng trong chăn nuôi hoặc nấu ăn cho gia đình. Lượng rác đốt cho việc nấu này chủ yếu là cành cây, cỏ và cả những túi nilon. Một số hộ tự xử lý bằng cách vứt rác bừa bãi. Họ vứt rác trên các kênh mương, ngay trong vườn và trên đường.

Hình thức chôn được áp dụng chủ yếu là các gia đình có vườn rộng. Nhiều hộ gia đình chỉ chôn rác như các thân cây cỏ, lá cây, xác động vật. Họ chôn ở các hố do mình đào lấy và sau trồng cây lên hố đó. Hình thức này có lợi cho môi trường và có lợi cho việc trồng cây. Tuy nhiên một số rác được chôn lấp có cả rác phi hữu cơ khó phân hủy. Điều này làm cho ô nhiễm đất, nước ngầm . Thực tế quan sát cho thấy hình thức tự xử lý còn để lại lượng rơi vãi trong vườn khá cao.

Tái sử dụng rác của hộ gia đình

Rác thải sinh hoạt nếu đuợc tận dụng sẽ có khả năng sử dụng lại rất cao vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể bảo vệ môi truờng. Các loại rác được tái sử dụng và mục đích sử dụng được thống kê qua bảng sau:

Bảng 7: Một số rác thải tái sử dụng

Tên rác Mục đích sử dụng

Chai nhựa, lon bia Đựng các thứ cần thiết, bán đồng nát.

Thùng nhựa Đựng nước, chứa rác, các vật dụng khác, bán đồng nát…… Hộp thiếc, giấy bìa Đốt, che nóng, bán đồng nát.

Bọc nilon Đựng bọc rác, đựng đồ.. Thực phẩm thừa Nuôi gia súc gia cầm Một số rác thải khác Một số mục đích khác

(Nguồn điều tra 2013)

Các loại rác thải như chai nhựa và thùng nhựa được sử dụng lại khá cao, nhưng túi nilon do tính chất rẻ, nhiều nên ít được sử dụng lại. Chỉ những túi to mới được dùng làm bọc đựng rác.

Hầu như các gia đình được phỏng vấn đều sử dụng lại rác thải. Điều tra thu được kết quả về tái sử dụng lại rác thải như sau:

Bảng 8: Tỉ lệ tái sử dụng rác thải của hộ gia đình

Tái Sử dụng Số hộ Tỉ lệ(%)

Tổng số 30 100

1. Không sử dụng lai 6 20

2.Có sử dụng lại Trong đó

- Chai nhựa, lon bia - Thùng nhựa - Hộp thiếc, giấy bìa - Bọc nilon -Thực phẩm thừa 24 24 18 15 16 10 80 100 75 62,5 62,5 41,6 (Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Tỉ lệ sử dụng rác tái chế của các hộ gia đình khá cao chiếm tới 80%. Rác được tận dụng nhiều nhất là lon bia, chai nhựa thùng nhựa. Những gia đình chăn nuôi thì mới tái sử dụng thực phẩm thừa. Những hộ không chăn nuôi thì họ loại bỏ.

Dụng cụ chứa rác của hộ

Mỗi hộ gia đình tùy vào thói quen sinh hoạt điều kiện sống và ý thức về môi trường họ sử dụng các dụng cụ chứa rác khác nhau. Dụng cụ chứa rác của người dân trên địa bàn thị trấn đều là những dụng cụ có chi phí ban đầu rẻ, dễ đầu tư và chưa có các dụng cụ kỹ thuật cao.

Bảng 9: Dụng cụ chứa rác của người dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dụng cụ chứa rác Số hộ Tỉ lệ (%)

Bọc nilon, bì 21 70

Thùng nhựa, sọt rác 9 30

Tổng 30 100

(Nguồn: số liệu điều tra 2012)

Có đến 70% dụng cụ chứa rác của người dân là bọc nilon. Đây là rác thải được người dân tái sử dụng để chứa rác rất phổ biến vì nó tiện lợi và không tốn chi phí. Còn lại là những hộ dân có dụng cụ chứa rác, chủ yếu là thùng nhựa đựng thức ăn thừa và sọt rác nhựa dùng để đựng rác thải sinh hoạt.

4.2.4.2. Thu gom xử lý rác cơ quan hành chính, công sở

Đặc điểm cơ quan hành chính, công sở, trường học...

Các cơ quan hành chính công sở là nơi làm việc của các đoàn thể tổ chức. Những nơi này các nhân viên làm việc đều có trình độ và nhận thức cao. Rác ở đây thải ra trong giờ làm việc và chủ yếu là rác văn phòng phẩm như giấy báo, bìa caton, túi nilon, một ít rác thực phẩm, hoa quả. Tùy mỗi đơn vị cơ quan mà lượng rác nhiều hay ít. Các cơ quan có lượng rác nhiều như Ủy ban nhân dân huyện, bệnh viện…vì những nơi này có nhiều người ra vào,

tối làm việc, giao dịch. Những cơ quan có rác ít hơn như bảo hiểm xã hội, các cơ quan có số lượng nhân viên và giao dịch ít….

Hình thức xử lý rác

Qua điều tra khảo sát 10 đơn vị hành chính trên địa bàn thì cho kết quả 100% các cơ quan đều có dụng cụ chứa rác hợp vệ sinh. Và chủ yếu là các sọt rác bằng nhựa, thùng rác do các cơ quan tự mua sắm lấy, số lượng và kích thước tùy thuộc từng cơ quan. Các khối cơ quan này đều sử dụng dịch vụ thu gom và không tái sử dụng rác thải.

Bảng 10: Hình thức xử lý rác thải của cơ quan công sở Hình thức Số lượng (cơ quan) Tỉ lệ (%)

Thu gom 7 70

Tự xử lý (đốt) 1 10

Cả hai phương pháp 2 20

Tổng 10 100

(Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Có 90% số lượng cơ quan công sở sử dụng hình thức thu gom và trong đó có 20% sử dụng kết hợp cả hai hình thức là thu gom và tự xử lý. Hình thức tự xử lý ở đây chỉ có đốt. Các đối tượng sử dụng dịch vụ thu gom nhưng vẫn đốt do một số tài liệu có tính bảo mật. Rác được đốt chủ yếu là giấy tờ nhiều khi kèm theo các loại khác do không có sự phân loại. Rác được dự trữ tới lúc gần đầy dụng cụ chứa rác thì các nhân viên của phòng mới mang xuống đổ vào thùng rác hoặc vị trí đổ rác theo quy định của từng đơn vị để nhân công công ty môi trường tới thu gom.

4.2.4.3 Thu gom xử lý rác của Chợ

Chợ là nơi nhiều hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra hằng ngày hàng giờ. Tùy theo từng thời điểm khác nhau mà những hoạt động đó diễn ra theo các cường độ khác nhau. Các hoạt động đó cũng vì thế mà tạo ra các kết quả khác

nhau và chúng cũng tác động khác nhau đến môi trường. Một số không nhỏ trong các hoạt động đó có tác động tiêu cực đến môi trường. Đó là thải một lượng rác ra môi trường ở chợ. Lượng rác thải này là các sản phẩm bao bì, đóng gói (bằng vật liệu: sắt, gỗ, giấy, lá cây, rơm rạ, nhựa, xốp, ...), các sản phẩm bị hư hỏng, thối rữa của rau quả, cá, thịt,chén bát, quần áo, vải vóc, đồ nhựa, đồ sắt,...

Đối với chợ thì ban quản lý chợ thành lập tổ đội vệ sinh môi trường riêng của chợ. Các đội vệ sinh này làm công tác vệ sinh khu vực chợ, thu gom rác sau đó tập kết lại 1 bãi cố định . Ban quản lý chợ làm hợp đồng với công ty môi trường để vận chuyển đi xử lý. công ty môi trường vận chuyển khoảng một đến hai chuyến/ngày.

4.2.4.4. Thu gom xử lý rác của hộ kinh doanh, nhà hàng, dịch vụ…

Rác ở nhóm đối tượng này gồm nhiều loại tùy theo nghành nghề. Các hộ kinh doanh các mặt hàng như đồ điện tử, văn phòng phẩm, shop đồ áo lượng rác ít hơn. Đối tượng kinh doanh hàng ăn lượng rác nhiều chủ yếu là chất hữu cơ thức ăn thừa sản phẩm của chế biến thức ăn, các lon bia, chai nhựa đựng nước uống, giấy vệ sinh….Hộ kinh doanh vật liệu xây dựng lại có cả đất cát, gạch vỡ, sắt thép….

Hình thức chủ yếu của nhóm này là sử dụng dịch vụ thu gom đồng thời tái sử dụng rác thải. Các nhà hàng kinh doanh sẽ bỏ rác vào các túi, bì tải, hộp xốp hoặc gom thành đống để cho công nhân đi thu gom. Và các loại thực phẩm thừa cũng được tận dụng cho công tác chăn nuôi.

Điều tra 20 nhà hàng hộ kinh doanh dịch vụ cho thấy các phương thức xử lý các đối tượng này như sau:

Bảng 11: Hình thức xử lý rác thải của nhà hàng dịch vụ.. Hình thức Nhà hàng, kinh doanh, dịch vụ Tỉ lệ (%) Thu gom 10 50 Tự xử lý Trong đó - Vứt bừa bãi - Đốt 4 2 2 20 10 10 Cả hai phương pháp 6 30 Tổng 20 100 (Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Có 80% nhà hàng, kinh doanh, dịch vụ sử dụng dịch vụ thu gom. Trong đó có 30% đối tượng sử dụng kết hợp hai hình thức thu gom và tự xử lý. Đối tượng này chủ yếu là kinh doanh hàng ăn. Các nhà hàng tự xử lý rác do rác quá nhiều. Các đối tượng này thường đốt rác hoặc vứt bỏ ở vườn, đồng ruộng. Tỉ lệ vứt rác bừa bãi chiếm 10% chỉ là các cơ sở ở các trục đường nhỏ, dân cư không tập trung.

Các nhà hàng, kinh doanh dịch vụ chỉ sử dụng mỗi hình thức thu gom thì lượng rác thải rơi bừa bãi vẫn còn nhiều. Họ thu gom rác ở cơ sở của mình cho vào vật dụng chứa rác. Rác được chứa chủ yếu là trong các bì tải, túi nilon hoặc nhóm thành đống…Họ không để rác trong cửa hàng mà để trước hoặc ngay bên cạnh cho công nhân tới và tự thu gom. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tái sử dụng rác thải của đối tượng nhà hàng kinh doanh dịch vụ

Kết quả điều tra về tái sử dụng rác thải của nhà hàng dịch vụ được trình bày ở bảng 12:

Bảng 12: Tỉ lệ tái sử dụng rác thải của nhà hàng, kinh doanh dịch vụ Tái Sử dụng Số nhà hàng kinh doanh dịch vụ Tỉ lệ (%)

Tổng số 20 100

1. Không sử dụng lai 3 15

2.Có sử dụng lại Trong đó

- Chai nhựa, lon bia - Thùng nhựa

- Hộp thiếc, giấy bìa - Bọc nilon -Thực phẩm thừa 17 15 13 15 10 14 85 88 76,4 88 59 82 (Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Có 85% số nhà hàng dịch vụ sử dụng lại rác thải. Việc tái sử dụng lại rác thải chú yếu là các hộ kinh doanh nhiều rác hữu cơ như kinh doanh hàng ăn nhiều rác vô cơ như kinh doanh điện tử, vật liệu xây dựng, thuốc…Những loại rác thải này có thể tái sử dụng cao và hầu như nhóm đối tượng này đều tận dụng đặc điểm đó nên tỉ lệ tái sử dụng khá cao

Dụng cụ chứa rác của nhà hàng kinh doanh dịch vụ

Dụng cụ chứa rác của các nhà hàng, kinh doanh dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thu gom rác. Dụng cụ chứa rác càng tốt, càng đảm bảo vệ sinh và thể tích cang nhiều thì có thể giữ được rác và không làm rác rơi vãi ra ngoài gây mất vệ sinh . Theo điều tra thu được kết quả về dụng cụ chứa rác của nhóm đối tượng này như sau:

Bảng 13: Dụng cụ chứa rác của các nhà hàng, kinh doanh dịch vụ

Dụng cụ chứa rác Số đối tượng Tỉ lệ (%)

Bọc nilon, bì tải.. 1 5

Thùng nhựa, sọt rác 15 75

Dụng cụ khác 5 25

Tổng 20 100

Do đặc thù của của công việc là kinh doanh, nhất là các nhà hang kinh doanh ăn uống nên rất cần mỹ quan nên trong 20 nhà hàng, kinh doanh, dịch vụ điều tra thì có 15 đơn vị dùng thùng nhựa, sọt rác chiếm tỉ lệ 75%. Tỉ lệ dùng túi nilon, bao bì chỉ chiếm 5%. Một số khác thì đổ thành đống một bên chỗ của mình cho nhân công thu gom.

Như vậy dụng cụ chứa rác của nhà hàng kinh doanh dịch vụ không đảm bảo sẽ dễ làm phát tán ô nhiễm vì các cơ sở này thường nằm ở vị trí sát mặt đường nhiều người đi lại. . Nếu rác ở đây không được thu gom kịp thời gây ô nhiễm mất mỹ quan đô thị.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. (Trang 42)