4.3.3.1. Tổ chức hoạt động
Củng cố lại tổ chức hoạt động của công ty môi trường để tiến hành tốt công tác thu gom, huy động mọi nguồn lực về vốn, con người để tổ chức hoạt động thu gom rác thải bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả cao.
Xây dựng giờ giấc làm việc phù hợp kịp thời với thực tiễn. Có biện pháp không để rơi vãi rác dọc đường khi vận chuyển và không tập kết rác bừa bãi. Cụ thể: tăng tần suất thu gom lên để không có hiện tượng vứt rác do quá nhiều. giám sát và xử lý các hành vi vứt rác trộm. Phải báo cáo công tác hoạt động hàng tháng hàng quý với chính quyền để có biện pháp định hướng hoạt động.
4.3.3.2. Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ vệ sinh môi trường
• Cần thường xuyên kiểm tra giám sát công việc hằng ngày của tổ môi trường, có đánh giá xử phạt, phê bình, khen thưởng kịp thời.
• Cung cấp các phương tiện trang thiết bị để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác đạt hiệu quả cao. Xe thu gom và thùng đổ rác đúng tiêu chuẩn, kín, có nắp đậy, nước bẩn phải có nơi chứa, không để chảy ra đường, không gây ô nhiễm và tránh mất mỹ quan đô thị. Cần bố trí các thùng rác ít nhất là trên các trục đường chính trung tâm và cần thay ngay những xe thu gom không đủ yêu cầu.
• Đối với công nhân thu gom rác cần trang bị đầy đủ các dụng cụ lao đông và bảo hộ lao động.
• Tăng cường kiểm tra ở những khu vực có rác thực phẩm , phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu E.M vào những nơi hay phát sinh mùi hôi nhất là bãi trung chuyển rác, đặc biệt là vào mùa nắng nóng hay có những cơn dông bất thường càng làm cho mùi hôi bốc mạnh.
4.3.3.3. Nâng cao hiệu quả sự phối hợp liên ngành
Nâng cao hiệu quả sự phối hợp liên ngành trong mọi công đoạn quản lý rác thải, hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở cấp địa phương . Áp dụng hệ thống chế tài phải hiệu quả chế tài xử phạt hành chính và người thực hiện phải rõ ràng.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Hiện nay với việc đô thị hóa ngày càng phát triển, thị trấn Na Sầm đang từng bước chuyển mình đạt được nhiều thành tựu về Kinh Tế - Xã Hội. Sự phát triển này khá nhanh và mạnh mẽ nhưng chưa đạt được tính bền vững, gây ra tình trạng môi trương khu vực ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là vấn rác thải sinh hoạt thải ra từ các khu dân cư, các hộ gia đình sản xuất, buôn bán và kinh doanh dịch vụ.
Nền công nghiệp phát triển đã làm cho khối lượng rác tăng lên nhanh chóng và thành phần chủ yếu là Rác thải sinh hoạt.
Qua quá trình điều tra cho thấy hình thức xử lý rác của người dân lại chủ yếu là tự xử lý, đối tượng sử dụng dịch vụ thu gom chưa cao. Và lượng rác tồn đọng vứt bừa bãi trên đường, cống rảnh còn nhiều.
Về công tác quản lý do công ty môi trường đảm nhận trước mắt cũng giải quyết được phần nào về tình hình rác thải trong thị trấn nhưng do hoạt động đơn lẻ nên chưa đạt hiệu quả cao vì thế mà gặp phải rất nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động vào như cơ chế quản lý của chính quyền thị trấn, sự đồng tình ủng hộ của các đoàn, hội, đơn vị tổ chức xã hội, các cá nhân và hộ gia đình.
Có thể thấy rằng, tất cả mọi người dân ai cũng muốn được hưởng thụ một cuộc sống tốt đẹp, được sống trong một môi trường trong lành và sạch sẽ, tuy nhiên qua tìm hiểu tình hình thực tế thì không phải ai ai cũng sẵn lòng chi trả khoản phí vệ sinh môi trường này, vẫn còn có rất nhiều người không muốn đóng khoản tiền này. Vì thế lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn vẫn chưa được thu gom, xử lý đúng nơi quy định. Điều đó gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường sống của khu vực.
Vì vậy, để ngày càng hoàn thiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thì trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp như sau: tăng cường công tác quản lý của chính quyền thị trấn, phối hợp với công ty vệ sinh môi trường trong công tác giáo dục, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng nhau thực hiện tốt.
5.2. Kiến nghị
Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì trong tương lai gần, khối lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn so với bây giờ. Để giải quyết tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn hiện nay cũng như trong tương lai đạt hiệu quả tốt.
Thứ nhất là đối với Nhà nước thì cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản chính sách, quan tâm hỗ trợ các địa phương còn gặp khó khăn trong công tác quản lý rác thải và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Các chủ trương chính sách về bảo vệ môi trường nhất thiết phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy phạm pháp luật cụ thể và có hiệu lực, đi kèm với các công cụ chế tài nghiêm khắc cả về tài chính lẫn hành chính đối với các hành vi vi phạm.
Cần có những chính sách ưu đãi cho các tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ hai là đối với chính quyền thị trấn Na Sầm thì cần chú ý quan tâm hơn nữa với vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt cũng như bảo vệ môi trường trên địa bàn. Nên ban hành những nộ quy, quy chế về hành động gây ô nhiễm môi trường.
Cần phối hợp chặt chẽ với công ty vệ sinh môi trường trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường trên địa bàn, phải thành lập các tổ, các nhóm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình môi trường và thường xuyên kiểm tra chéo giữa các tổ,có biểu dương, có phê bình để
khuyến khích phong trào và chấn chỉnh những việc chưa tốt. Nếu đối tượng, các nhân hay đơn vị nào không nghiêm chỉnh thực hiện thì cần có những hình thức xử phạt cụ thể và mạnh tay đối với những hành vi vứt xả rác thải bừa bãi ra môi trường, gây ô nhiễm cho môi trường sống.
Thứ ba là đối với công ty vệ sinh môi trường thì cần phải phối hợp với chính quyền thị trấn, các ban nghành đoàn thể, các đơn vị tổ chức xã hội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho người dân trên địa bàn.
Thực hiện công tác thu gom một cách đều đặn, đúng giờ, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, đồng thời tạo mối quan hệ gắn bó với người dân - những người trực tiếp sử dụng dịch vụ của công ty vệ sinh môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn.
2. Cục Bảo vệ môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2006, Hà Nội.
3. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý Môi trường, NXB
Thống Kê Hà nội.
4. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường
đô thị, Nxb Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội.
5. Bùi Trọng Giao (2008), Tài liệu hội thảo chuyên đề quản lý chất thải đô thị
và công nghiêp, Hội môi trường đô thị Việt Nam, Hà Nội.
6. Nguyễn Thuý Hà (2005), Nghiên cứu về mức độ tận dụng rác thải hữu cơ
trong sinh hoạt ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED), Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Sở khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng.
8. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong, “Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, kỳ 1 tháng 3/2009.
9. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn (tập 1), Nxb Xây dựng Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Phước(2008), Giáo trình quản lý vầ xử lý chất thải rắn, NXB
11. Nguyễn Văn Thái (2005), Tăng cường quản lí chất thải rắn tại các đô thị
và khu công nghiệp Việt Nam, Vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ xây dựng.
12. Lê Hoàng Việt (2008), Giáo trình quản lý chất thải rắn, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.