Thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 65)

Chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đƣợc đánh giá qua hai chỉ tiêu quan trọng là nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng.

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại Maritime Bank đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:

Bảng 3.11: Dƣ nợ cho vay theo chất lƣợng nợ vay

Đơn vị tính: Tỷ đồng Loại nợ 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nhóm 1 24.055 83,12% 23.520 85,81% 19.837 84,38% Nhóm 2 4.122 14,24% 3.146 11,48% 3.059 13,01% Nhóm 3 52 0,18% 229 0,84% 157 0,64% Nhóm 4 163 0,56% 125 0,46% 87 0,37% Nhóm 5 549 1,90% 387 1,41% 376 1.6% Tổng 28.943 100% 27.409 100% 23.509 100% - Nợ quá hạn 4.886 16.88% 3.887 14,19% 3.672 15,62% - Nợ xấu 742 2,64% 765 2,71% 614 2,61%

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2012- 2014 của Maritime Bank) 3.3.2.1Tỷ lệ nợ quá hạn:

Trong 3 năm 2012-2014, tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn tại Maritime Bank chiếm tỷ trọng khá lớn trong khoảng 14,19% đến16,88% tổng dƣ nợ. Theo nhƣ tỷ lệ trên, Maritime Bank bị đánh giá thuộc nhóm những ngân hàng yếu kém. Tuy vào năm 2013 nợ quá hạn đã giảm 1.000 tỷ đồng so với năm 2012, tƣơng đƣơng giảm 20,45%, nhƣng do dự nợ tín dụng năm 2013 cũng tăng nên tỷ trọng nợ quá hạn/

56

tổng dƣ nợ chỉ giảm 2,69%. Tuy vậy điều đó cho thấy trong năm này Maritime Bank cũng đã có những biện pháp kịp thời trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng. Đến năm 2014 con số này đã giảm nhẹ về mức 3.672 tỷ đồng, với mức tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ đạt 15,62%. Chiếm tỷ trọng chủ yếu ở nợ quá hạn là nợ thuộc nhóm 2- nợ cần chú ý, lần lƣợt đạt 14,24%, 11,48%, 13,01% tổng dƣ nợ trong 3 năm 2012-2014. Tổng tỷ trọng ba nhóm nợ 3, 4, 5 chiếm dƣới 3%. Với nợ thuộc nhóm 2 cao thì có khả năng thu nhập ròng của Maritime Bank sẽ đƣợc tăng lên nếu nhƣ khách hàng có khá năng trả nợ gốc, lãi và mức phí phạt quá hạn, tuy nhiên rủi ro về khả năng thu hồi vốn vay cũng rất cao, nhóm nợ thuộc nhóm 2 có thể chuyển sang các nhóm nợ 3-5 khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao.

Biểu đồ 3.7: So sánh nợ quá hạn các NHTM năm 2014

(Nguồn: BCTN năm 2014 của Viettinbank, Vietcombank, SHB, Eximbank, PG Bank)

Nợ quá hạn của Maritime Bank cao vƣợt trội so với một số NHTM đƣợc chọn để so sánh. Bốn NHTM là Viettinbank, Vietcombank , SHB, Eximbank đều có tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 4%. Trong đó có PG Bank đã giảm đƣợc tới 6,7% nợ xấu từ 15,7% năm 2013 xuống còn 9% năm 2014. Điều đó cho thấy ngoài những nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến nợ quá hạn các NHTM nói chung thì còn có nguyên nhân chủ quan từ phía Maritime Bank.

Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn cao thứ nhất là do giai đoạn năm 2012-2014 các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Hơn nữa một bộ phận lớn các khách hàng vay vốn

57

của Maritime Bank tập trung nhiều trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, vàng, chứng khoán, ngoại tệ, công nghiệp chế biến - là một trong các lĩnh vực chịu ảnh hƣởng rõ nét nhất những khó khăn của nền kinh tế trong những năm gần đây. Nhiều khách hàng vay vốn có doanh thu giảm, quy mô sản xuất thu hẹp, khả năng cạnh tranh giảm, hàng hoá tồn đọng lớn, thu hồi công nợ chậm, luân chuyển vốn chậm. Điều này dẫn đến kế hoạch kinh doanh, tình hình tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hƣởng, cùng với đó sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với nhau và với doanh nghiệp nƣớc ngoài, nhiều doanh nghiệp chậm trả lãi và/hoặc gốc, khiến nợ nhóm 2 tăng cao. Ngoài ra còn có yếu tố chủ quan do Maritime Bank nhƣ hoạt động kiểm soát nội bộ còn hạn chế, sự quản lý lỏng lẻo của nhân viên tín dụng, cho vay nhiều ở những ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn… khiến nợ quá hạn ở mức cao.

Nhƣ vậy, hoạt động kinh doanh của Maritime Bank đang chứa đựng rất nhiều rủi ro từ hoạt động cho vay mà đòi hỏi cần phải tính toán định lƣợng trƣớc những tổn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. Từ đó tìm ra giải pháp để hạn chế mức thấp nhất những tổn thất đó để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả.

3.3.2.2Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là 614 tỷ đồng, giảm 128 tỷ đồng so với năm 2013 và giảm 151 tỷ đồng so với năm 2012. Đây là bƣớc giảm tích cực của tại Maritime Bank trong hoạt động kiểm soát nợ xấu. Xét theo tỷ trọng trên tổng dƣ nợ, trong 3 năm qua Maritime Bank vẫn giữ cho tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% theo quy định với tỷ lệ lần lƣợt là 2,64%, 2,71% và 2,61% (lần lƣợt các năm 2012, 2013, 2014).

- Cơ cấu các nhóm nợ trong giai đoạn 2012-2014:

Từ bảng 3.11 cho thấy trong năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 2,64%. Trong đó nợ xấu thuộc nhóm 5 là 549 tỷ đồng, có tỷ trọng cao nhất, chiếm tỷ lệ 1,9% trên tổng dƣ nợ và chiếm tới 71,79% trong nợ quá hạn. Với nợ xấu thuộc nhóm 5, Maritime Bank phải trích lập dự phòng 100%, do đó ảnh hƣởng lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012, kinh tế khó khăn khiến

58

nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến phá sản, nợ xấu tăng cao trong hệ thống ngân hàng.

Trong năm 2013 tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng lên từ mức 2.64% năm 2012 lên 2.71%. Trong đó tỷ trọng nợ quá hạn thuộc nhóm 3 tăng từ 0,18% lên 0,84%, nợ nhóm 4 và 5 đều giảm tỷ trọng. Tín hiệu tích cực là nợ xấu nhóm 5 đã giảm xuống còn 1,41%, chiếm 52,03% nợ xấu, đã giảm gánh nặng trích lập dự phòng cho Ngân hàng.

Đến năm 2014, nợ xấu giảm 151 tỷ đồng so với năm 2013, tƣơng đƣơng 2,61%. Nợ xấu thuộc nhóm 5 tăng lên 1,6%, tƣơng đƣơng 61,3% nợ xấu. Tỷ trọng nợ xấu nhóm 3 và 4 đều giảm so với năm trƣớc.

Tóm lại, tỷ trọng nợ xấu thuộc nhóm 5 của Maritime Bank trong 3 năm 2012- 2014 đều ở mức cao, chiếm từ 52,03% đến 71,79% tổng nợ quá hạn. Điều này ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Maritime Bank cũng nhƣ tăng rủi ro tín dụng, làm giảm chất lƣợng tín dụng. Sự tăng giảm tỷ trọng các nhóm nợ trong 3 năm thể hiện chất lƣợng tín dụng của Maritime Bank đang có sự chuyển dịch cao giữa các nhóm nợ. Maritime Bank cần có hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ thƣờng xuyên, luôn đƣợc duy trì và đi sâu vào chất lƣợng, giảm tối thiểu nợ xấu thuộc nhóm có khả năng mất vốn.

- Tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank so với toàn ngành trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

59

Biểu đồ 3.8: So sánh tỷ lệ nợ xấu Maritime Bank với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành

(Nguồn: Website NHNN / Thống kê tỷ lệ nợ xấu năm 2012, 2013, 2014)

Tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank đƣợc trong 3 năm 2012-2014 thấp hơn so với toàn ngành theo thống kê đăng trên website của NHNN Việt Nam, giúp ngân hàng đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng so với mặt bằng chung, cho thấy những cố gắng của Maritime Bank trong việc phòng và xử lý nợ xấu. Năm 2012, khi các NHTM ở Việt Nam phải đối mặt với bài toán nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ở mức 4,08% thì Maritime Bank đã có các chính sách tín dụng phù hợp, giúp tỷ lệ nợ xấu giữ vững ở mức 2.64%. Tuy vậy sang năm 2013, khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm mạnh thì nợ xấu Maritime Bank lại tăng lên 2,71%. Điều đó cho thấy ngoài những ảnh hƣởng khách quan từ các nhân tố kinh tế- chính trị khiến gia tăng tỷ lệ nợ xấu, còn có nguyên nhân chủ quan từ Maritime Bank nhƣ quy trình tín dụng chƣa hiệu quả, có khoản vay không đƣợc thẩm định kỹ dẫn đến hiệu quả của phƣơng án kinh doanh kém... Đến năm 2014 tỷ lệ nợ xấu Maritime Bank có giảm nhẹ cùng với xu thế giảm tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành. Cũng qua biểu đồ trên cho thấy sự chênh lệch giữa tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank và toàn ngành giảm dần trong 3 năm, cho thấy ngân hàng đang “chậm chân” trong việc kiểm soát nợ xấu và nâng cao chất lƣợng tín dụng so với các NHTM khác. Vì vậy Maritime Bank cần có các biện pháp tích cực hơn nữa trong việc kiểm soát nợ xấu.

Nhằm đánh giá khách quan hơn vấn đề nợ xấu của Maritime Bank, luận văn so sánh tỷ lệ nợ xấu với một số ngân hàng khác và tỷ lệ nợ xấu toàn ngành do NHNN công bố năm 2014:

60

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ nợ xấu một số NHTM năm 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của Viettinbank, Vietcombank, SHB, Eximbank, PG Bank)

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành 0,64%, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức dƣới 3% tuy nhiên tỷ lệ này vẫn khá cao khi so sánh trong nhóm các ngân hàng có mức nợ xấu dƣới 3%, đặc biệt khi so sánh với Viettinbank đạt tỷ lệ nợ xấu ấn tƣợng 0.9%. Dù vậy, Maritime Bank cũng thuộc nhóm NHTM có tỷ lệ nợ xấu năm 2014 giảm so với năm 2013, trong khi một số ngân hàng khác nhƣ EximBank tỷ lệ nợ xấu lại tăng từ 1,98% của năm 2013 đến 2,95% năm 2014, Viettinbank dù nợ xấu vẫn ở mức thấp nhƣng cũng tăng từ 0,82% năm 2013 lên 0.9% năm 2014 (Theo báo cáo thƣờng niên năm 2013, 2014 của Eximbank, Viettinbank).

Tỉ lệ nợ xấu là mối lo ngại hàng đầu của mỗi NHTM. Tỉ lệ này càng cao, nguy cơ về kinh doanh của NHTM cũng tỉ lệ thuận với nó. Đây là những phát sinh ngoài ý muốn của mỗi ngân hàng những vẫn không có khả năng tránh khỏi. Điều này sẽ trở thành mối nguy hiểm khi nó vƣợt quá mức cho phép và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ số liệu trên ta có thế thấy tỷ lệ nợ xấu vẫn đang đƣợc kiểm soát trong hệ thống tín dụng của Maritime Bank. Điều này chứng minh một điều rằng hệ thống tín dụng của ngân hàng đã sử dụng những biện pháp ngăn ngừa trong tín dụng cho vay có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)