Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 62)

Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam là hệ thống các chủ trƣơng, định hƣớng quy định chi phối hoạt động tín dụng do HĐQT đƣa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân trong phạm vi cho phép quy định của NHNN Việt Nam.

Mục đích của chính sách tín dụng là xác định những giới hạn áp dụng cho hoạt động tín dụng, đồng thời thiết lập môi trƣờng nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Chính sách tín dụng xác định:

- Các đối tƣợng có thể vay vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. - Phƣơng thức quản lý các hoạt động tín dụng.

53 - Các loại sản phẩm tín dụng

- Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng - Phƣơng thức quản lý danh mục cho vay

- Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau.

Quy trình tín dụng:

Quy trình cho vay đƣợc áp dụng thống nhất và áp dụng chung cho mọi khách hàng của Maritime Bank. Quy trình này có thể đƣợc chia thành các bƣớc sau:

- Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ và tiếp

nhận hồ sơ vay vốn

Chuyên viên tín dụng sẽ tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động và mục đích vay vốn của khách hàng. Sau quá trình thảo luận ban đầu, chuyên viên tín dụng sẽ tƣ vấn cho khách hàng lựa chọn phù hợp trong việc vay vốn, bảo đảm tiền vay, hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện các hồ sơ cần thiết để tiếp cận khoản vay.

Bộ hồ sơ cho vay của khách hàng sẽ đƣợc yêu cầu tùy theo đối tƣợng khách hàng, loại cho vay, phƣơng thức cho vay.

- Bước 2: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

Trong giai đoạn này, nhân viên tín dụng tiến hành tìm hiểu, phân tích khách hàng; thẩm định đánh giá khả năng tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức. Chuyên viên tín dụng xem xét, kiểm tra, phân tích mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng theo hƣớng dẫn cụ thể của ngân hàng và chi nhánh.

- Bước 3: Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, qua đó đánh giá và đƣa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính

của phƣơng án, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xảy ra.

- Bước 4: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Chuyên viên tín dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng,

54

ngân hàng sẽ đƣa ra các chính sách tín dụng phù hợp với các nhóm khách hàng nhƣ chính sách về lãi suất, tài sản đảm bảo,...

- Bước 5: Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Tùy thuộc vào tình hình tài chính, hạng tín dụng của khách hàng mà chi nhánh áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay phù hợp. Chuyên viên tín dụng sẽ xem xét một số nội dung sau: kiểm tra tình hình thực tế của tài sản đảm bảo, thẩm định tài sản, định giá tài sản đảm bảo,...

- Bước 6: Lập tờ trình thẩm định cho vay

- Bước 7: Phê duyệt khoản vay

- Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay

- Bước 9: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng

Sau khi khoản vay đƣợc phê duyệt, ngƣời có thẩm quyền của chi nhánh và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng tín dụng và các loại hợp đồng, giấy tờ liên quan. Trong hợp đồng tín dụng có xác định rõ ràng các nội dung sau: tên khách hàng, mục đích sử dụng vốn, số tiền vay, lãi suất, phí, thời hạn vay, ...

- Bước 10: Giải ngân và kiểm soát tín dụng sau giải ngân

Sau khi hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết, ngân hàng tiến hàng giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải ngân, chuyên viên tín dụng thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, theo dõi diễn biến dƣ nợ của khách hàng, trạng thái nợ của hội đồng tín dụng. Chuyên viên tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ (hàng tháng) và đột xuất (khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro). Định kỳ 3 tháng/lần, chuyên viên tín dụng kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tiến độ thực hiện phƣơng án/dự án, kiểm tra thực trạng đánh giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ và đột xuất khi cần thiết. Kết quả kiểm tra phải đƣợc lập thành biên bản kiểm tra sử dụng vốn.

- Bước 11: Thu nợ hoặc đưa ra phán quyết tín dụng mới

Chuyên viên tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký kết cho từng dự án bao gồm các nội dung: theo dõi trả nợ gốc, lãi và các khoản phí (nếu có). Tối thiểu 07 ngày làm việc trƣớc khi đến hạn trả nợ gốc, lãi chuyên viên

55

tín dụng thông báo cho khách hàng bằng hình thức gửi thƣ giấy và email đến địa chỉ đã đăng ký của khách hàng. Trƣờng hợp phát sinh vấn đề khách hàng không trả nợ đƣợc đúng kỳ hạn đã thỏa thuận và có văn bản đề nghị chuyên viên tín dụng xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)