Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 58)

Kết quả kinh doanh chung

Bảng 3.9: Kết quả kinh doanh của Maritime Bank giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng thu nhập hoạt động

1.Thu nhập lãi thuần: - Thu nhập lãi

- Chi phí lãi

2. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

2.619 2.010 11.927 9.917 39 2.416 1.614 8.789 7.175 28 2.336 1.173 9.136 7.963 55

49 3. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối

4. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán 5. Khác 88 100 245 86 596 -38 -15 604 426 Chi phí hoạt động 1.855 1.689 1.452 Lợi nhuận trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng

764 727 884 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 255 401 162

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2012-2014 của Maritime Bank)

Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy kết quả kinh doanh trong ba năm từ năm 2012 đến 2014 nhƣ sau:

Lợi nhuận trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của năm 2013 l à 7 2 7 t ỷ đ ồ n g giảm 37 tỷ đồng so với năm 2012. Nguyên nhân do giai đoạn 2012- 2013 đƣợc đánh giá là giai đoạn khó khăn trong nhiều năm qua đối với các NHTM nói chung. Ngành ngân hàng lao đao vì hậu quả của tình trạng tăng trƣởng tín dụng nóng với các điều kiện tín dụng đƣợc nới lỏng quá mức trƣớc đó. Nợ xấu đang làm suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh là hệ quả của suy thoái kinh tế thế giới, của việc thực thi các chính sách tài khóa – tiền tệ thắt chặt, giảm đầu tƣ công gây khó khăn cho việc hấp thụ vốn của nền kinh tế, dẫn tới việc suy giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, sự suy giảm này diễn ra khá mạnh vào năm 2013.

Đến năm 2014 lợi nhuận đã tăng lên là 884 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với 22% cho thấy ngân hàng cũng đã rất cố gắng trong hoạt đồng điều chỉnh kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy vậy, tổng lợi nhuận trƣớc thuế năm qua của Maritime Bank là 162 tỷ đồng, giảm 59,6% so với năm trƣớc. Lý do lợi nhuận trƣớc thuế giảm là do ngân hàng phải chịu chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm sau cao hơn so với năm trƣớc. Nguyên nhân là do Maritime Bank tăng cƣờng xử lý các khoản nợ xấu, thoái lãi và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng theo yêu cầu của Thông tƣ 02 và thông tƣ 09 của NHNN. Cụ thể, tổng trích lập dự phòng rủi ro trong năm 2014 là 722,5 tỷ đồng, tăng 221,8% so với năm 2013

50

(325,8 tỷ đồng). Đây cũng là tình trạng chung của các NHTM Việt Nam năm 2014 khi mà chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Trong các mảng kinh doanh, thu nhập lãi thuần hợp nhất trong năm 2014 của Maritime Bank đạt 1,173 tỷ đồng, giảm 27% so với năm 2013. Hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lỗ 15 tỷ đồng trong khi năm trƣớc đó lãi hơn 86 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ cũng giảm 12% xuống 596 tỷ đồng. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và hoạt động khác đã mang lại lợi nhuận tăng dần trong 3 năm này với con số tăng trƣởng ấn tƣợng từ 100 tỷ đồng năm 2012 lên đến 594 tỷ đồng năm 2013, tƣơng đƣơng tăng 494% và lợi nhuận năm 2014 là 604 tỷ đồng, tiếp tục có tăng nhẹ so với năm 2013.

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/ Tổng thu nhập hoạt động

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2012-2014 của Maritime Bank)

Biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng của lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập hoạt động. Có thể thấy tỷ trọng này đang giảm dần qua 3 năm. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm lần lƣợt 76,75%, 66,80%, 50,21% trong lần

51

lƣợt năm 2012, 2013 và 2014. Điều đó một phần thể hiện sự nhanh nhạy của ngân hàng đã tìm ra những kênh đầu tƣ hiệu quả khác ngoài hoạt động tín dụng trong bối cảnh khó khăn chung của hệ thống ngân hàng trong hoạt động này. Tuy nhiên nó cũng đặt ra yêu cầu ngân hàng cần tích cực tìm ra giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng- hoạt động mang lại doanh thu chính.

Tình trạng giảm tỷ trọng lợi nhuận của tín dụng là do trong nền kinh tế mở các NHTM phải cạnh tranh nhau rất gay gắt, phải đa dạng hóa các danh mục sản phẩm phục vụ khách hàng do đó mà Maritime Bank đang dần thu hẹp các sản phẩm truyền thống để có nguồn vốn phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Vì vậy mà thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng đang dần giảm xuống. Tuy nhiên, Maritime Bank cũng cần phải thận trọng trong việc phát triển các sản phẩm mới, không nên lơ là hoạt động tín dụng bởi trong điều kiện nhƣ nƣớc ta hiện nay hoạt động này vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng.

Bảng 3.10: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dƣ nợ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng dƣ nợ tín dụng 42.428 45.910 39.352

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 2.010 1.614 1.173 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 4,74% 3,52% 2,98%

(Nguồn: Maritime Bank)

Lợi nhuận của ngân hàng từ hoạt động tín dụng giảm liên tiếp trong 3 năm, chứng tỏ khả năng sinh lời kém của các khoản tín dụng khi cứ mỗi một đồng vốn đầu tƣ tín dụng lại giảm khả năm sinh lời qua từng năm. Năm 2012 cứ 100 đồng vốn ngân hàng cho vay thu đƣợc 4,74 đồng lợi nhuận. Sang đến năm 2013 100 đồng vốn thu về 3,52 đồng lãi và đến năm 2014 thì giảm xuống còn 2,98 đồng. So sánh giữa các năm thì năm 2014 lợi nhuận tín dụng cũng giảm 27,32% so với năm trƣớc. Mặc dù lợi nhuận trƣớc thuế của Maritime Bank trong năm 2014 tăng so với năm trƣớc nhƣng nguồn lợi nhuận này đến từ các hoạt động kinh doanh khác chứ không phải từ hoạt động tín dụng.

52 Nguyên nhân:

Một nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2014 là sự tăng chi phí lãi. Mặc dù thu nhập lãi có tăng (từ 8.789 tỷ đồng từ năm 2013 lên 9.136 tỷ đồng năm 2014) nhƣng số tiền tăng do chi phí lãi còn cao hơn số tiền từ lợi nhuận (7.963 tỷ đồng năm 2014 so với 7.175 tỷ đồng năm 2013). Điều đó cho thấy Ngân hàng cần có chính sách phù hợp để giảm chi phí lãi, nâng cao khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên cũng do sự cạnh tranh gắt gao giữa các NHTM buộc Maritime Bank phải điều chỉnh lãi suất sao cho thu hút đƣợc khách hàng gửi tiền và đi vay, lãi suất liên tục biến động làm cho chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào thu hẹp dẫn tới việc chi trả lãi cao và khoảng cách giữa thu nhập và chi phí giảm.

Tóm lại, trong điều kiện khó khăn chung của toàn ngành, mặc dù lãi suất huy động tăng cao, hạn mức dƣ nợ giảm nhƣng Maritime Bank đã tích cực tận thu tới mức tối đa nhƣ thu nợ đến hạn, xử lý rủi ro và tiết kiệm các khoản chi nên trong ba năm 2012 - 2014 quỹ thu nhập vẫn đảm bảo đủ lƣơng và thƣởng, chăm lo đời sống, văn hoá tinh thần cho nhân viên công nhân viên.

3.3 Thực trạng chất lƣợng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)