Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 75)

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Một số chi nhánh của Maritime Bank hoạt động chƣa hiệu quả: một số chi nhánh vẫn còn chấp hành máy móc các quy định của Ngân hàng, ít linh hoạt, sáng tạo trong chiến lƣợc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Phê duyệt tín dụng vẫn chủ yếu dựa vào bề mặt hồ sơ và giấy tờ khách hàng cung cấp mà chƣa xem xét toàn diện các yếu tố nhƣ thu nhập thực tế, đạo đức, phẩm chất, khả năng tài chính,... của khách hàng vay vốn dẫn đến giải ngân khi chƣa có đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, kiểm tra kiểm soát sau cho vay chƣa đúng quy định…

- Cơ sở dữ liệu thông tin chƣa đầy đủ: các thông tin về ngành kinh doanh của khách hàng chủ yếu đƣợc thu thập qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hiện nay ngân hàng chƣa có bộ phận tổng hợp, thu thập, đánh giá phân tích triển vọng các ngành kinh tế. Ngoài ra việc thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế do các quy định về bảo mật thông tin.

- Bộ máy quản trị rủi ro chƣa hoạt động thực sự hiệu quả: Một bộ phận nhân viên tín dụng không tự ý thức trau dồi kiến thức phù hợp tình hình kinh doanh mới, không đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc. Năng lực của nhân viên tín chƣa cao nên việc theo dõi, giám sát khách hàng chƣa tốt, chƣa có sự linh hoạt, nhạy bén khi thẩm định, đánh giá khách hàng. Điều này ảnh hƣởng đến việc lựa chọn khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng.

- Công tác tƣ vấn cho khách hàng khi đầu tƣ chƣa đƣợc Maritime Bank làm tốt: Khách hàng của Maritime Bank chủ yếu là doanh nghiệp, diễn biến phức tạp của thị trƣờng khi kinh tế gặp khó khăn gây ảnh hƣởng hoạt động kinh doanh, đầu tƣ của khách hàng. Vì vậy các doanh nghiệp rất cần Maritime Bank hỗ trợ, phân tích thêm các thông tin kinh tế, dự báo ngành nghề đầu tƣ chứ không đơn thuần chỉ có hình thức cho vay vốn.

66

- Ngân hàng chƣa quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ: Công tác thanh tra không thƣờng xuyên nhất là kiểm tra sau khi cho vay, nhân viên tín dụng chƣa tạo đƣợc thói quen theo dõi khách hàng sau chi cho vay, chƣa có file theo dõi riêng những biến động về mặt hàng kinh doanh, nhân sự cấp cao của khách hàng…dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì không nắm đƣợc. Ví dụ nhƣ công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa, doanh nghiệp vay vốn tại Maritime Bank và một số NHTM khác đã cố tình sử dụng vốn sai mục đích, chiếm dụng vốn ngân hàng để quay vòng sản xuất kinh doanh. Tập đoàn Thái Hòa đã “dùng các khoản nợ ngắn hạn, trong đó chủ yếu là nợ quá hạn, để đầu tƣ dài hạn, dẫn đến mất cân đối tài chính nghiêm trọng, phải phát mại tài sản để trả nợ ngân hàng khi các khoản nợ đến thời gian thu hồi” (Vũ Công Ty, 2012, Tạp chí tài chính, Giải pháp nào cho “bài toán” nợ xấu ở Việt Nam). Những doanh nghiệp nhƣ vậy đã khiến cho Maritime Bank mất nhiều thời gian và công sức trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn.

- Cơ cấu cho vay của Maritime Bank còn nhiều bất cập: trong tình hình kinh tế khó khăn, đối tƣợng khách hàng Maritime Bank là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dƣ nợ và có mặt ở hầu hết lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, bên cạnh mảng cho vay có lợi thế là vận tải kho bãi, công nghiệp chế tạo… Điều đó khiến ngân hàng tự đặt mình vào thế phụ thuộc lớn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà trong số đó có những ngành nghề đang gặp khó khăn, rủi ro kinh doanh lớn, nhƣ doanh nghiệp vận tải biển, công ty tài chính…

- Maritime Bank trong giai đoạn năm 2012-2013 cũng chú trọng tăng trƣởng tín dụng mà “quên” mất tính bền vững- một trong những chỉ tiêu đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Các nhân viên tín dụng và bộ máy đánh giá rủi ro không thực hiện tốt chức năng, đánh giá tài sản đảm bảo không đúng giá trị khiến ngân hàng có những khoản vay bảo đảm xấu. Một trong những minh chứng về điều này là Maritime Bank phải xử lý khối nợ vay đầu tƣ tàu của các công ty tài chính, doanh nghiệp vận tải biển trong giai đoạn trƣớc đó.

67

- Tình hình kinh tế năm 2012, 2013 gặp nhiều khó khăn, năm 2014 có phục hồi nhƣng còn chậm. Từ đó việc triển khai các dự án, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hƣởng và đã gián tiếp ảnh hƣởng chất lƣợng tín dụng ngân hàng khi phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp thất bại. Nguồn thu của nhiều khách hàng của chịu ảnh hƣởng, nguồn thu suy giảm nên chƣa thu xếp đƣợc tiền trả ngân hàng khi khoản vay đến hạn. Ngoài ra do ảnh hƣởng của nền kinh tế khiến một số hoạt động kinh doanh đầu tƣ vàng, bất động sản…bị ảnh hƣởng, gây ảnh hƣởng đến Maritime Bank khi tỷ trọng dƣ nợ những ngành này tƣơng đối cao.

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp: sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nƣớc và giữa doanh nghiệp trong nƣớc với nƣớc ngoài khi Việt Nam mở cửa tự do thƣơng mại khiến thị phần doanh nghiệp giảm, các dự án kinh doanh giảm sút. Trình độ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn còn hạn chế nên thƣờng làm thất thoát vốn và những chi tiêu những chi phí không cần thiết dẫn đến khổng đủ sức đƣơng đầu với thị trƣờng kinh doanh tự nhiên trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

- Môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện: Việt Nam đã tham gia vào nền kinh tế lớn, đứng trƣớc cơ hội hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế, tuy nhiên hệ thống pháp luật của Việt Nam còn rƣờm rà, gây cản trở lớn cho các thành phần kinh tế. Điều này khiến cho Maritime Bank gặp khó khăn trong việc áp dụng và điều hành. Hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng chƣa có tính đồng bộ, một số văn bản còn chồng chéo nhƣ luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật đầu tƣ… dẫn đến khó khăn cho cả Maritime Bank và khách hàng.

- Hệ thống thông tin vẫn còn nghèo nàn, kém phát triển so với thế giới: nguồn cung thông tin vẫn chƣa đầy đủ và bình đẳng. Thông tin chƣa phục vụ tốt cho công tác quản lý của Nhà nƣớc, thiếu thông tin cả trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc. Chính vì vậy, các NHTM mất nhiều thời gian để thẩm định thông tin để đƣa ra quyết định tín dụng nhanh nhạy.

- Ý thức trả nợ của một bộ phận khách hàng kém: Trong thời gian qua Maritime Bank còn có một số khách hàng không nghiêm túc trong ý thức trả, nên

68

dẫn đến tình trạng chây ỳ, trốn nợ làm cho việc xử lý nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nợ xấu gia tăng, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

69

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 75)