Sự biến đổi quang hóa: Diệp lục ở dạng bị kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện ba quá trình quan trong là: quang phân li nước, tổng hợp

Một phần của tài liệu TẾ bào học QUA VIỆC PHÂN TÍCH học THUYẾT tế bào (Trang 50)

chất nhận để thực hiện ba quá trình quan trong là: quang phân li nước, tổng hợp ATP, tạo chất khử mạnh vận chuyển của H (NADP).

+ Quá trình quang phân li nước: Giữa thế kỉ XX Viện sĩ người Nga bằng cách sử dụng nước nặng có chưa oxy đánh dấu (O18) đã thấy tỉ lệ (O18) thoát ra khớp với tỉ lệ (O18) có trong nước và khác xa với tỉ lệ oxy có trong CO2.

=> Bình thường nước phân li kém theo sơ đồ sau:

H2O H+ + OH-

=> Khi diệp lục bị chiếu sáng và mất điện tử, nó có khả năng cướp electron của OH- làm cho phản ứng phân li nước xảy ra một chiều.

4H2O 4H+ + 4(OH-) + 4e

=> Quá trình tổng hợp ATP và NADPH thực hiện bởi hai phức hệ quang hóa: PSI và PSII. (phức hệ hấp thu ánh sáng gồm các phân tử sắc tố khác nhau liên kết với protein, hoạt động như một ăng ten cho trung tâm phản ứng. Trong đó phân tử sắc tố hấp thu

Diệp lục

2 H2O2

photon, năng lượng được truyền từ phân tử sắc tố đến các chất khác trong phức hệ hấp thu ánh sáng.

Chỉ tiêu Quang photphoril hoá vòng (PSI)

Quang photphoril hóa không vòng (PSII)

Trung tâm phản ứng

Diệp lục hấp thụ quang phổ có bước sóng 700nm (P700)

Diệp lục hấp thụ quang phổ có bước sóng 650nm (P680)

Đường đi của các eclectron

Điện tử bị kích động bởi ánh sáng bật ra khỏi diệp lục qua chuỗi truyền e trở lại diệp lục

Điện tử bị kích động bởi ánh sáng bật ra khỏi diệp lục qua chuỗi truyền e không quay trở lại diệp lục, điện tử của chất khác trở lại diệp lục.

Sản phẩm ATP ATP, NADPH, O2

+ Quá trình tổng hợp ATP (quang photphoril hóa): chuỗi truyền ecletron lắp trên màng tilacoit bơm proton khi các ecletron qua các chất có độ âm điện tăng dần =>chuỗi truyền e biến đổi năng lượng oxi hóa khử thành lực vận động proton bơm ion H+ từ nơi có nồng độ thấp là chất nền vào xoang tilacoit nơi có nồng độ cao tạo thế năng khuyếch tán ion H+ trở lại xuôi theo chiều nồng độ từ xoang tilacoit vào chất nền qua phức hệ ATPsintase tổng hợp ADP thành ATP.

c3.3. Pha tối

* Bản chất: sử dụng sản phẩm của pha sáng để cố định CO2 thành đường và chất hữu cơ khác. Gồm ba giai đoạn: cố định CO2, pha khử để tổng hợp đường, pha tái tạo chất nhận CO2

=> Trong thiên nhiên có 3 loại thực vật C3, C4, CAM có quá trình tổng hợp đường qua một chu trình khép kín gọi là chu trình Canvin, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác nhau để thích nghi với điều kiện sống.

* Thực vật C3 chỉ xảy ra chu trình Canvin: ở tế bào mô đồng hóa (tế bào mô giậu)

- Cố định CO2: enzym rubisco có hoạt tính với CO2 khi nồng độ cao cố định 3 phân tử CO2 của khí trời vào 3 phân tử có 5C là RuBP 1,5 phốt phát tạo phân tử có 6 C, chất này không bền phân hóa thành 6 phân tử có 3C là APG (axit photphoglixeric).

Một phần của tài liệu TẾ bào học QUA VIỆC PHÂN TÍCH học THUYẾT tế bào (Trang 50)