Tế bào sinh dưỡng: chứa bộ NST 2n (là bộ NST luôn tồn tại thành từng cặp gồ m

Một phần của tài liệu TẾ bào học QUA VIỆC PHÂN TÍCH học THUYẾT tế bào (Trang 35)

phần:

+ (n-1) cặp NST thường:

=> luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng giống nhau về hình dạng, kích thước và trật tự sắp xếp các gen trên NST, giống nhau ở hai giới.

Vai trò: NST thường mang gen quy định các tính trạng thường (tính trạng di truyền không liên quan đến giới tính).

+ 1 cặp NST giới tính:

=> Cấu tạo: khác nhau ở 2 giới. Giới đồng giao tử màng cặp NST giới tính XX, giới dị giao tử mang cặp NST giới tính XY (XO).

=> Vai trò:

- Mang gen quy định giới tính=> tạo sự phân li giới tính trong thiên nhiên là 50% đực: 50% cái.

- Mang gen quy định tính trạng thường nhưng di truyền liên kết với giới tính (gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính).

+ Gen nằm trên NST giới tính X không nằm trên NST Y: giới đồng giao tử gen tồn tại thành từng cặp alen, giới dị giao tử gen tồn tại thành alen. Do đó tính trạng di truyền không đồng đều ở hai giới, có hiện tượng di truyền chéo cho cơ thể khác giới.

+ Gen nằm trên NST Y không nằm trên NST X: tính trạng di truyền trực hệ cho cơ thể cùng giới.

+ Gen nằm trên NST X và nằm trên NST Y: gen tồn tại thành cặp alen như gen nằm trên NST thường, nhưng khác với gen nằm trên NST thường là ở cơ thể đồng hợp tử và dị hợp tử của cơ thể giới dị giao tử luôn giảm phân tạo 2 loại giao tử.

- Tế bào sinh dục: chứa bộ NST đơn bội (n) là bộ NST trong đó các NST tồn tại đơn chiếc (NST chỉ chứa 1 trong 2 NST của cặp NST trong tế bào sinh dưỡng).

- Quá trình thụ tinh kết hợp giữa bộ NST đơn bội của giao tử đực và bộ NST đơn bội của giao tử cái phục hồi bộ NST lưỡng bội trong hợp tử của thế hệ sau.

5. Vai trò của NST

- NST bảo quản thông tin di truyền: vì NST chứa ADN mà ADN chứa thông tin di truyền nên NST chứa thông tin di truyền.

- NST truyền đạt thông tin di truyền:

+ Từ tế bào này sang tế bào khác nhờ quá trình tự nhân đôi, phân li và tổ hợp NST trong quá trình phân bào nguyên phân. Do đó bộ NST 2n được bảo tồn;

+ Từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ quá trình phân bào giảm phân => tạo ra giao tử n, qua quá trình thụ tinh mà bộ NST 2n được ổn định.

- NST có khả năng bị đột biến về cấu trúc và số lượng: là cơ sở của hiện tượng biến dị cấp độ tế bào.

NỘI DUNG III. SỰ THỐNG NHẤT TRONG SỰ TRAO ĐỔI CHẤT VÀCHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG CỦA SINH VẬT. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG CỦA SINH VẬT.

1. Thống nhất trong việc sử dụng và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới

1.1. Giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (sựbiến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ) nguồn năng lượng khởi đầu của sinh giới là biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ) nguồn năng lượng khởi đầu của sinh giới là năng lượng lượng tử của các photon ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong liên kết hóa học của chất hữu cơ chủ yếu là gluxit nhờ quá trình quang tổng hợp. Thực hiện quá trình đồng hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ.

=> Ở sinh vật nhân sơ: Xảy ra trong màng sinh chất của vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh quang hợp (ở nấc thang tiến hóa thấp)

=> Ở tế bào nhân thực xảy ra trong bào quan lục lạp của tế bào thực vật.

1.2. Chuyển hóa hóa năng trong liên kết cộng hóa trị của chất hữu cơ chủ yếu làglucose thành hóa năng trong liên kết phốt phát của ATP (hô hấp tế bào) phân glucose thành hóa năng trong liên kết phốt phát của ATP (hô hấp tế bào) phân hủy chất hữu cơ chủ yếu là glucose, phá hủy liên kết cộng hóa trị trong glucose (liên kết bền, chứa ít năng lượng => 4.1 Kcal/1 liên kết) để tạo thành chất đơn giản hơn đồng thời hình thành liên kết phốt phát trong ATP (là liên kết không bền, chứa nhiều năng lượng => 7.3Kcal/1 liên kết)

=> cơ thể sinh vật dễ huy động để chuyển thành các dạng năng lượng khác dung cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+ Khi không có oxi: lên men hoặc hô hấp kị khí =>hình thức chưa tiến hóa vì tiêu

+ Khi có oxi: hô hấp hiếu khí xảy ra trong tế bào chất và bào quan ti thể => hình thức

hô hấp tiến hóa => phân giải 1 phân tử glucose tạo 38 ATP.

1.3. Giai đoạn chuyển năng lượng của ATP thành các dạng năng lượng dùng chohoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật. Liên kết phốt phát trong ATP được giải hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật. Liên kết phốt phát trong ATP được giải

phóng thành các dạng năng lượng tạo thành các ADP, AMP. Phản ứng phân giải và hình thành ATP là phản ứng thuận nghịch luôn xảy ra trong tế bào (1 giây trong một tế bào có khoảng 1 triệu phân tử ATP được hình thành và phân hủy)

=> ATP có chuyển hóa thành năng lượng hóa học dùng hoạt tải màng sinh chất trong vận chuyển tích cực, xuất bào, nhập bào hoặc dùng cho tổng hợp các đại phân tử sinh học.

Chuyển hóa thành cơ năng dùng cho hoạt động vận động, điện năng trong hoạt động truyền xung thần kinh, thành nhiệt năng để điều hòa nhiệt của tế bào và thải ra ngoài môi trường.

2. Trao đổi chất qua màng sinh chất

2.1.Yêu cầu chung:

- Cấu trúc màng sinh chất phù hợp với chức năng.

- So sánh sự trao đổi chất giữa màng sinh chất và màng vật lí.

- Ứng dụng thực tiễn kiến thức trao đổi chất qua màng vào kiến thức liên môn và đời sống.

2.2. Sự trao đổi thụ động2.2.1 Sự trao đổi nước 2.2.1 Sự trao đổi nước

- Nước trao đổi qua màng nhờ cơ chế thẩm thấu, các phân tử nước di chuyển qua màng từ môi trường nhược trương đến môi trường ưu trương (từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.

+ Khi đặt tế bào trong môi trường nhược trương với môi trường của dịch tế bào thì các phân tử nước di chuyển từ ngoài môi trường vào tế bào.

+ Khi đặt tế bào trong môi trường ưu trương hơn môi trường của dịch tế bào thì các phân tử nước di chuyển từ trong tế bào ra ngoài => gây nên hiện tượng co nguyên sinh. => sau khi tế bào co nguyên sinh, nếu đưa tế bào vào môi trường nhược trương các phân tử nước di chuyển từ môi trường trở lại tế bào gây nên hiện tượng phản co

nguyên sinh.

=> Sự co nguyên sinh và phản co nguyên sinh của tế bào thực vật khác tế bào động vật:

+ Hình dạng tế bào thực vật ít thay đổi, tế bào động vật thay đổi lớn do không có thành tế bào.

+ Tế bào thực vật không bị vỡ khi tế bào trương nước, tế bào động vật bị vỡ khi tế trong môi trường quá nhược trương hơn môi trường của dịch tế bào.

+ Tế bào thực vật có các mức độ co nguyên sinh khác nhau: co nguyên sinh góc, co nguyên sinh lõm, co nguyên sinh lồi.

=> Tế bào có thế nước thấp co nguyên sinh sớm hơn tế bào có thế nước cao.

- Sự trao đổi nước qua màng sinh chất có tính chủ động của nó là sự trao đổi chỉ xảy ra cho đến khi tế bào đủ nhu cầu thì dừng lại.

2.2.2 Sự trao đổi các chất hòa tan ( phân tử nhỏ, không phân cực)

* Cơ chế: Các phân tử chất hòa tan di chuyển màng nhờ cơ chế thẩm tách, các phân tử chất hòa tan di chuyển từ môi trường ưu trương đến môi trường nhược trương. Trong một môi trường, chất hòa tan trong nước tạo áp lực thẩm thấu được gọi là áp suất thẩm thấu của môi trường, theo định luật Van Hop công thức tính:

P = CRTi

C là nồng độ dung dịch (trong tế bào động vật là nồng độ dịch bào, trong tế bào thực vật chủ yếu là nồng độ dịch không bào)

R là hằng số khí ≈0,0821

Trong đó: T là nhiệt độ tuyệt đối bằng nhiệt độ của môi trường + 273ο

i là hệ số phân ly

=> Phương pháp xác định nồng độ dịch bào :

Một phần của tài liệu TẾ bào học QUA VIỆC PHÂN TÍCH học THUYẾT tế bào (Trang 35)