Tính toán chi phí và lợi ích lắp đặt hệ thống tái chế chất thải rắn

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải và đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải cho công ty cổ phần giày vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 90)

- Tiếng ồn; Bụi.

5. Biện pháp phòng chống sự cố môi trường

3.2.1 Tính toán chi phí và lợi ích lắp đặt hệ thống tái chế chất thải rắn

Chất thải rắn tại các công đoạn sản xuất được phân loại ngay tại nguồn phát sinh Với những loại có thể tận dụng được thì đem đi sản xuất, phần còn lại được đưa xuống khu vực chứa rác thải tạm thời. Tại đây chúng được đưa vào những khu vực riêng để tiến hành tái chế: cao su vụn, da, EVA; hoặc được bán lại cho các đơn vị thu mua.

Từ bảng 3.2 thiết lập khối lượng chất thải có thể tái chế từng tháng trong năm 2012

Bảng 3.3: Khối lượng da, nhựa EVA, cao su thải tái chế tháng trong năm 2013

Tháng sản xuất

Loại, lượng chất thải

Da thật (tấn) Nhựa EVA (tấn) Cao su (tấn)

T1 11,93 0,67 2,48 T2 7,48 0,42 1,56 T3 8,52 0,48 1,77 T4 7,07 0,39 1,47 T5 10,81 0,61 2,25 T6 9,17 0,52 1,91 T7 10,19 0,44 2,12 T8 7,91 0,36 1,64

T9 6,37 0,46 1,32 T10 8,23 0,56 1,71 T11 9,87 0,78 2,05 T12 13,85 0,60 2,88 Tổng lượng thải năm 2013 111,42 6,3 23,16 * Da thật:

Hiện nay, lượng da thật sử dụng trong nhà máy là lớn nhất và nó cũng đóng góp lượng lớn chất thải so với các loại chất thải khác. Đây là nguyên liệu cao cấp để sản xuất giày dép, do đó chúng được tái chế hiệu quả đạt gần 100%. Đối với những miếng da có diện tích lớn, có thể tận dụng làm các chi tiết trên các sản phẩm da giày(ước tính khoảng 8,48kg/1000đôi), phần còn lạị(khoảng 9,3tấn/tháng) được thu gom, nghiền nhỏ, trộn với phụ gia và cán thành các miếng da thứ phẩm.

- Sơ đồ công nghệ tái chế cho da thật thành da thứ phẩm:

- Nguyên lý hoạt động:

Với những loại da thải, nếu có dính các vật liệu khác như: mút, xốp, vải…thì được bóc, tách riêng. Phần da được làm sạch sau đó được đưa vào máy nghiền, tại đây

Làm sạch Da thật Phân loại Ép, cán Máy nghiền, trộn Phụ gia Da thứ phẩm

chúng được nghiền nhỏ và trộn với các chất phụ gia ép thành loại da thứ phẩm. Công nghệ này gây ô nhiễm tại khâu trộn phụ gia, hóa chất(chất kết dính, chất làm sạch, diệt khuẩn…) ép thành tấm.

Loại da thứ phẩm sau khi được sản xuất sẽ được bán lại cho các cơ sở, nhà máy khác để sản xuất các mặt hàng da chất lượng không cao như: túi, dây đai lưng, ví da… Giá thu mua loại da thứ phẩm này trên thị trường với giá khoảng 4.000-5.000đồng/1kg, tùy theo chất lượng.

Tính khả thi

+ Khả thi về mặt kỹ thuật: là một công nghệ hiện đại, mang lại hiệu quả xử lý cao nhưng Công nghệ tái chế này chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi vì sản phẩm không dễ nhập khẩu, chi phí lắp đặt cao, đòi hỏi nhân lực vận hành phải có trình độ cao. Chi phí quản lý và bảo dưỡng lớn.

+ Khả thi về mặt kinh tế:

Bảng 3.4: Dự tính chi phí đầu tư các máy móc, thiết bị, nhân công ban đầu

TT Nội dung Chi phí đầu tư dự tính (đồng/năm)

1 Thiết bị, máy móc,

Máy nghiền, trộn 485.000.000

Máy ép, cán 450.000.000

2 Nhân công làm việc(3 người) 3x2.500.000đ/ng/tháng x 12tháng =90.000.000

3 Điện sử dụng 70.000.000

4 Chi phí sửa chữa 5.000.000

5 Chi phí chất phụ gia 250.000.000

Tổng 1.350.000.000

(Nguồn: Phòng Kế toán công ty) - Lợi nhuận ước tính thu được trong năm đầu

+ Lợi nhuận do bán da thứ phẩm:111.420 kg/năm x 4.000 đồng/kg = 445.680.000đ/năm

+Chi phí phân loại rác tại nguồn: 159.700.000 đ/năm

+Chi phí đầu tư máy móc, thiết bị năm đầu tiên:1.350.000.000 đ/năm

Vậy, lợi nhuận thu được trong năm đầu tiên: 445.680.000-1.509.700.000 = -997.168.000 đồng/năm.

Như vậy nếu đầu tư vào công nghệ hiện đại này thì thời gian hoàn vốn chỉ trong vòng: 2,2 năm và tạo công ăn việc làm cho người lao động tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

+ Khả thi về môi trường:

Đây là một công nghệ hiện đại, làm giảm đáng kể lượng chất thải rắn thả ra môi trường đất, nước, không khí góp phần đáng kể cho việc giảm khối lượng chất thải đưa đến bãi chôn lấp.

Tuy nhiên công nghệ này cũng gây ô nhiễm môi trường do sử dụng chất kết dính, chất làm sạch... để tạo sản phẩm. Chất này thải ra môi trường tương đối độc hại cho cả con người và môi trường sống xung quanh.

*Các tấm EVA:

-Hiện nay, loại nhựa này được tái chế làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm đế cũng như các loại sản phẩm công nghiệp khác như làm đồ chơi, dép nhựa. Tuy nhiên với lượng nhỏ phát sinh trong một tháng (trung bình khoảng 0,5 tấn/ tháng) không đủ để có thể tiến hành tái sản xuất trực tiếp tại nhà máy. Vì vậy có thể thu gom và bán lại cho các cơ sở tư nhân trong khu vực để làm nguyên liệu sản xuất nhựa tái chế. Giá thu gom hiện nay vào khoảng 3-3,5 tấn/1 triệu đồng.

- Lợi nhuận thu được khi bán nhựa EVA thải khoảng 2,1 triệu đồng/năm * Cao su:

Loại chất thải này được lưu hóa lại làm nguyên liệu cho các ngành gia công khác như làm lốp ô tô, làm doăng, làm vật đệm…, tái chế thành dầu DO, hoặc làm

nguyên liệu đốt trong các ngành tiểu thủ công nghiệp khác. Tuy nhiên, với lượng thải mỗi tháng của nhà máy là không nhiều (trung bình 1,93 tấn/tháng) để có thể tiến hành đầu tư công nghệ tái chế trực tiếp tại nhà máy. Vì vậy, lượng cao su này nên thu gom và bán lại cho các cơ sở tái chế trong khu vực. Giá thu mua cao su thải hiện nay khoảng 1.800đồng/1kg đến 2.000 đồng/1kg.

- Lợi nhuận thu được khi bán cao su thải trong năm: 23.160 kg/năm x 2.000đ/kg= 46.320.000 đông/năm

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải và đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải cho công ty cổ phần giày vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w