Áp dụng giải pháp 3R đối với môi trường ngành da giày

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải và đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải cho công ty cổ phần giày vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 81)

- Tiếng ồn; Bụi.

3.1.1Áp dụng giải pháp 3R đối với môi trường ngành da giày

5. Biện pháp phòng chống sự cố môi trường

3.1.1Áp dụng giải pháp 3R đối với môi trường ngành da giày

* Tổng quan về 3R

Giảm thiểu (Reduce), tái sử dụng (Reuse) và tái chế (Recycle) là ba nội dung hợp thành chiến lược mang tên 3R. Chiến lược này là giải pháp chính để hướng tới một “xã hội tuần hoàn vật chất” hay một nền kinh tế quay vòng, đang được Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới xây dựng.

“Giảm thiểu” là nội dung hiệu quả nhất trong ba giải pháp, là việc làm giảm lượng chất thải phát sinh thông qua việc thay đổi lối sống, thay đổi cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất…Chẳng hạn như áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, hóa học xanh trong hoạt động sản xuất, hay khuyến khích thói quen “ăn chắc mặc bền” trong đời sống, sinh hoạt của người dân. Đây là giải pháp hiệu quả nhất trong 3 giải pháp, là sự tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, sử dụng hiệu quả nhất mà tiêu thụ ít tài nguyên và thải ra lượng thải thấp nhất.

“Tái sử dụng” là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ của sản phẩm.

“Tái chế” là việc sử dụng chất thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích. Hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh

hoạt và sản xuất. Mặc dù chất lượng của sản phẩm tái chế không thể bằng sản phẩm từ nguyên liệu chính phẩm nhưng quá trình này giúp ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử dụng so với quá trình sản xuất cơ bản từ nguyên liệu thô. Tái chế có thể chia thành hai dạng: tái chế ngay tại nguồn từ quy trình sản xuất và tái chế nguyên liệu từ sản phẩm thải.

Kết quả thực tế từ các nước đã triển khai thực hiện hoạt động 3R cho thấy đây không chỉ là giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả, đồng thời mang lại những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội…

- Giảm các gánh nặng lên môi trường sống: chất thải được phân loại, tái sử dụng, tái chế ngay tại nguồn sẽ giảm lượng rác thải cần chôn lấp vừa tiết kiệm đất, giảm ô nhiễm môi trường sống, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất.

- Tại các cơ sở tái chế, chất thải tái chế không còn bị nhiễm bẩn bởi các thành phần hữu cơ phân hủy, giảm thiểu một lượng nước đáng kể dùng để làm sạch. Đồng thời, đây cũng là giải pháp giảm các chi phí cho xã hội trong quản lý chất thải, trong chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh tật do ô nhiễm môi trường từ chất thải gây ra.

Hoạt động 3R hiện đã được triển khai tại nhiều nước trên thế giới, được khuyến khích phát triển nhằm góp phần sử dụng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ví dụ như chính phủ Đan Mạch, Mỹ đã đưa ra các chính sách tài chính như giảm thuế lợi tức khi đầu tư công nghệ tái chế, thành lập Quỹ tái chế chất thải (Đài Loan, Anh) để phát triển hoạt động tái chế chất thải.

* Việc áp dụng 3R trong ngành sản xuất da giày hiện nay

Tại Việt Nam

Dù có những bước phát triển đáng kể trong mấy năm trở lại đây nhưng ngành da giày của nước ta vẫn chưa theo kịp với tiến trình phát triển của thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là hơn 30% thiết bị, máy móc còn kém chất lượng, công tác quản lý lao động

còn yếu, chất thải dạng hơi, tiếng ồn của máy móc, thiết bị... phát sinh ở các khâu gây ô nhiễm môi trường trầm trọng... nhưng chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.

Đó luôn là áp lực buộc ngành da giày Việt Nam phải tích cực áp dụng các biện pháp vào quy trình sản xuất: SXSH, 3R, Kiểm toán giảm thiểu chất thải… để tiết kiệm và giảm thiểu ô nhiễm như một số công ty :công ty Giày Vĩnh Phú, Công ty Chang Shin Việt Nam...Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu thí điểm một số doanh nghiệp, chưa được triển khai đồng bộ trên toàn ngành da giày

Công ty Chang Shin Việt Nam cũng đã ứng dụng sản xuất sạch hơn để quản lý tốt chất thải. Công ty đã xây dựng một kho gồm nhiều ngăn để lưu trữ riêng từng loại chất thải, tất cả đều được đóng bao, dán nhãn và cân trọng lượng. Riêng các hóa chất cũng được tách riêng tại nguồn. Do được phân loại tại nguồn tốt nên hiện nay 90% chất thải của công ty được tái chế và tái sử dụng, mỗi năm công ty tiết kiệm được hàng chục triệu đồng tiền xử lý. Ngoài ra, công ty còn nhập máy xay cao su để tái chế các nguyên liệu thừa, tận dụng lại cho khâu sản xuất đế giày và lót đế, tiết kiệm khoảng 700-800 triệu đồng/năm.

Trên thế giới

Giải pháp tái sử dụng, tái chế đang được áp dụng ở một số nước trên thế giới: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…

Tái sử dụng (Reuse)

Việc tái sử dụng trực tiếp của những đôi giày đã qua sử dụng là một phương pháp thu lượm những đôi giày cũ và không dùng đến nữa cho việc sử dụng lại hoặc để xuất khẩu sang các nước đang phát triển.

Có nhiều mâu thuẫn giữa tác động môi trường và hệ quả kinh tế của hoạt động tái sử dụng này trong các nước đang phát triển. Một nghiên cứu của tổ chức Oxfam đã chỉ ra việc buôn bán các sản phẩm giày đã qua sử dụng đã tạo ra kế sinh nhai cho hang ngàn người trong các nước đang phát triển , tuy nhiên điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp giày dép và việc làm tại các nước này. Hơn thế nữa,

có sự dịch chuyển chất thải từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển nơi chưa có cơ sở hạ tầng cho việc giải quyết thêm các chất thải này.

Tái chế vật liệu (Material recycling)

Từ năm 1993 hãng giày Nike đã tạo ra chương trình “Nike reuse-a-shoe program”. Chương trình tái chế lại sản phẩm thải của nhà máy sản xuất giày và giày cũ thay vì việc đem chôn lấp hoặc thải bỏ. Vật liệu được tái chế là sản phẩm được gọi là Nike Grind và nó đã được sử dụng để tạo ra giày thể thao chất lượng cao, những tấm thảm có độ bền…đôi khi nó thay thế cho chính nhưng sản phẩm mới để tạo ra đôi giày Nike. Chương trình đã được thực hiện ở Mỹ, gần đây hoạt động ở Anh, Australia, Nhật Bản. Theo như Nike, từ năm 1993 chương trình này đã tái chế được tổng hơn 20 triệu đôi giày thể thao cũ.

Phục hồi năng lượng (Energy recovery)

Những đôi giày cũ vất đi có thể được sử dụng để phát sinh ra nhiệt và điện năng. Tạo ra năng lượng từ chất thải: sự thiêu đốt, sự khí hoá, sự nhiệt phân…

+Sự thiêu đốt: Chất thải ngành da giày bao gồm nhiều vật liệu độc hại, khó phân huỷ. Khi đốt tạo ra lượng nhiệt cao, tuy nhiên nó cũng tạo ra nhiều loại khí thải độc hại

+ Sự khí hoá: Sự khí hoá chuyển đổi bất cư vật liệu chứa các bon thành khí đốt (bao gồm CO, H2, CH4) có thể sử dụng như một nhiên liệu để sinh ra điện và nhiệt.

Đối với công ty cổ phần Giầy Vĩnh Yên: Một số vấn đề môi trường tồn tại, nguyên nhân và giải pháp để giảm thiểu chất thải được đề xuất cụ thể như sau:

TT Các vấn đề môi trường

còn tồn tại Nguyên nhân Giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Về chất lượng môi trường không khí

Nồng độ hơi dung môi hữu cơ trong xưởng sản xuất c̣n khá cao

-Việc bố trí nơi làm việc chưa hợp lý, mật độ công nhân, máy móc cao, thiếu sự thông thoáng, tăng nhiệt độ nơi làm việc

- Nghiên cứu, bố trí lại khoảng cách đặt máy móc, vị trí làm việc công nhân.

-Chưa lắp đặt hệ thống thu và xử lý lượng dung môi phát tán

- Tiến hành lắp đặt hệ thống thu và xử lý lượng dung môi phát sinh tại các xưởng ô nhiễm cao

-Sử dụng các loại keo, hóa chất xử lý bề mặt vật liệu có nhiều thành phần độc hại, dễ bay hơi

-Nghiên cứu, sử dụng các loại keo, hóa chất có thành phần tự nhiên cao, loại keo nóng chảy, sáp thay vì dạng dung dịch

-Công tác quản lý, giám sát, tuyên truyền công nhân sử dụng thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động (gang tay, khẩu trang hoạt tính…) để bảo vệ sức khỏe chưa cao, còn lới lỏng.

- Mở các lớp tập huấn, tuyên truyền, giáo dục về an toàn sức khỏe cho công nhân đặc biệt là công nhân làm việc với các loại hóa chất, dung môi độc hại. Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện trang bị các thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động trong khi làm việc.

2 Về nguyên vật liệu: Quá trình nhập kho, lưu giữ, bảo quản nguyên vật liệu còn thất thoát

-Quá trình kiểm đếm, nhập kho nguyên liệu lỏng lẻo, nhầm lẫn

- Giám sát, quản lý chặt chẽ trong quá trình nhập kho, lưu giữ nguyên liệu sản xuất

Keo, dung môi xử lý sử dụng còn lại lãng phí

-Lãng phí keo do công nhân làm việc có tay nghề chưa cao, việc đào tạo tay nghề chưa bài bản, chủ yếu là chỉ bảo trong quá trình làm việc

-Thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn bài bản sử dụng hóa chất cho công nhân mới vào, nâng cao tay nghề lao động

-Lượng keo, hóa chất còn tồn đọng tại các bát, bình sau mỗi ca làm việc còn nhiều

-Có thể tính toán lại lượng keo, hóa chất định mức sử dụng để san, chiết cho hợp lý

- Thu hồi keo khi hết ca và bảo quản trong thùng kín.

Nguyên liệu sử dụng chưa triệt để, thừa nhiều

-Tay nghề cắt, chặt nguyên liệu của một số công nhân làm trong bộ phần này còn yếu, để mẩu da, vải thừa nhiều.

- Sử dụng công nhân bậc cao để thực hiện

-Do dao chặt, khuôn kém, không được bảo dưỡng kiểm tra thường xuyên

-Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị

-Chưa tiến hành phân loại chất thải tại nguồn, chưa tận dụng chất thải có thể tái sử dụng, tái chế: da thật, nhựa EVA, cao su thải.

-Tiến hành phân loại rác tại nguồn thải để dễ dàng tiến hành các bước tái sử dụng, tái chế tiếp theo

-Tận dụng mẩu da, vải thừa vào những chi tiết nhỏ hơn

-Lắp đặt thêm các máy móc, thiết bị tái chế chất thải: cao su vụn, nhựa EVA, da

3 Sử dụng điện vượt định mức

-Do thiết bị bảo dưỡng kém -Duy trì công tác bảo dưỡng thiết bị thường xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Do dùng chung công tắc cả xưởng

- Lắp đặt công tắc riêng cho từng vị trí: đèn, quạt hút…

-Lắt đặt riêng công tơ điện cho từng phân xưởng sản xuất

-Giao khoán định mức điện cho từng phân xưởng

-Tắt các thiết bị điện trong giờ ăn ca -Công nhân chưa có ý thức

tiết kiệm điện

-Giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho công nhân viên, thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu tiết kiệm điện

4 Tiếng ồn tại một số bộ phận còn khá cao như: cắt, chặt, gò giày…

- Bố trí nơi làm việc chưa hợp lý

-Bố trí lại nơi làm việc cho hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, đặt máy móc gây tiếng ồn lớn cần cách xa với khu vực ít phát sinh tiếng ồn và lượng công nhân lớn.

- Công tác bảo dưỡng, kiểm tra máy móc định kỳ chưa được quan tâm: Các loại thiết bị máy móc trong từng bộ phận được giao trách nhiệm cho tổ trưởng của từng bộ phận. Tuy nhiên, khả năng hiểu biết về máy móc, thiết bị của công nhân còn hạn chế nên khi máy móc có vấn đề mới được đưa đi xử lý và bảo dưỡng.

- Việc bảo dưỡng, kiểm tra máy móc nên định kỳ 1tháng/1lần, nên giao cho chuyên gia chuyên trách am hiểu máy móc đảm nhận.

Ghi chú:

*: Biện pháp giảm thiểu **: Biện pháp tái sử dụng ***: Biện pháp tái chế ****: Xử lý cuối đường ống

Với những biện pháp đưa ra ước tính chi phí thấp và mang tính quản lý nội vi, nhà máy nên sớm đưa vào áp dụng để giảm thiểu, tận dụng lại chất thải tránh thất thoát lãng phí nguyên vật liệu, nâng cao năng xuất lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân viên

Sau khi nghiên cứu, xem xét các giải pháp có thể thực hiện

Bảng 3.2: Các giải pháp TT Giải pháp Thực hiện ngay Cần phân tích thêm Loại bỏ 1 Bố trí lại vị trí làm việc x

2 Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc định kỳ

x 3 Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho

công nhân viên

x 4 Lắp đặt hệ thống hút và xử lý hơi dung

môi hữu cơ trong một số bộ phận

x 5 Dùng công nhân bậc cao để thực hiện

trong các công đoạn khó

x 6 Thu hồi lượng keo khi hết ca, bảo quản

trong thùng kín

x

7 Thay thế keo, dung môi mới x

8 Thường xuyên tổ chức công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động

x 9 Lắp đặt công tác riêng cho từng thiết bị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quạt hút, đèn, thiết bị

x 10 Giao khoán định mức sử dụng điện cho

từng phân xưởng

x

11

Lắp đặt công tơ điện cho từng phân xưởng

x 12 Tận dụng da, vải vụn vào các chi tiết

nhỏ hơn

13 Phân loại rác ngay tại nguồn thải x

Nhận xét: Đối với đề xuất hạn chế bay hơi dung môi bằng cách thay thế keo, dung môi mới là không khả thi. Do đây là nhà máy gia công giày dép cho các đối tác nước ngoài nên sản xuất không chủ động được nguyên vật liệu sử dụng mà phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tác.

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải và đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải cho công ty cổ phần giày vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 81)