- Tiếng ồn; Bụi.
3. Biện pháp xử lý rác thải 3a Biện pháp xử lý
3a. Biện pháp xử lý
Nhà máy đã cho xây dựng khu để chất thải tạm thời có mái che và ngăn chứa riêng đối với mỗi loại chất thải:
- Rác thải sản xuất thông thường như: mẩu da, vải vụn, chỉ thừa , cao su vụn, giấy bọc, nilon, thùng caton… được thu gom bởi 5 công nhân chuyên trách thu gom rác từ các bộ phận và đưa tới khu chứa rác tạm thời. Tại đây những loại có thể bán lại như: nilon, giấy, bìa… được gom lại và bán cho những người thu mua nhỏ lẻ. Còn những chất thải khác không tái chế được cho qua 1 máy ép rác thành những khối rác có khối lượng 250kg/khối, nhằm giảm thể tích của rác trong quá trình vận chuyển đi xử lý. Nhà máy đã làm hợp đồng thuê công ty TNHH Phước Sơn đem đi xử lý, biện pháp xử lý là chôn lấp.
- Với lượng rác thải sinh hoạt, nhà máy làm hợp đồng thu gom với hợp tác xã Trường Sơn để thu gom chôn lấp hàng ngày.
- Chất thải nguy hại: thùng sắt, can nhựa đựng keo đã qua sử dụng; bóng đèn huỳnh quang, sơn, dầu máy thải, giẻ lau dính dầu… được đem lưu giữ tạm thời trong ngăn chứa riêng và nhà máy có hợp đồng xử lý các chất thải loại này với công ty TNHH nhà nước MTV môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) để đem đi tiêu hủy.
3b. Hiệu quả xử lý
Nhìn chung, lượng chất thải rắn phát sinh ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân đã được xử lý triệt để. Tuy nhiên qua thực tế khảo sát, lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình sản xuất thường không được phân loại ngay
tại nguồn mà để hỗn hợp sau đó được chuyển xuống kho chứa rác tạm thời mới được phân loại. Điều này gây ra mất thời gian và khó có thể tận dụng hết các chất thải có thể tái sử dụng, tái chế được.
Chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp phân loại, tái sử dụng, tái chế lượng chất thải này