Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại một số xã thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và phác đồ điều trị 2 loại thuốc Norcoli và Gentatylo. (Trang 60)

Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Tuổi Địa điểm Từ 01 – 07 ngày tuổi Từ 08 – 14 ngày tuổi Từ 15 – 21 ngày tuổi Tổng số lợn theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tổng số lợn theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tổng số lợn theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lê Lai 61 24 39,34 64 28 43,75 40 6 15 Vân Trình 58 28 48,27 55 21 38,18 45 5 11,11 Đông Khê 45 10 22,22 65 32 49,23 52 14 26,92 Tổng 164 62 37,80 184 81 44,02 137 25 18,25

Từ những số liệu trên em nhận thấy:

- Xét về lứa tuổi cho thấy lợn ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm phân trắng khác nhau khá rõ rệt. Nguyên nhân là do ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển, vật nuôi có những đặc điểm sinh lý, đặc điểm tiêu hóa, khả năng đề kháng với các tác nhân gây bệnh cũng khác nhau nên tỷ lệ mắc bệnh khác nhau.

Qua bảng 2.4 ta có thể thấy: tỷ lệ mắc phân trắng lợn con thay đổi rõ rệt qua các giai đoạn tuổi. Trên tổng số 485 con điều tra thì có 168 con mắc bệnh, chiếm 34,63%. Trong đó mắc cao nhất là giai đoạn 2 tuần tuổi chiếm 44,02%, sau đó là giai đoạn 1 tuần tuổi, tỷ lệ mắc là 37,80% và thấp nhất là ở giai đoạn 3 tuần tuổi, chiếm 18,25%. Với sự sai khác rõ rệt (P < 0,05).

+ Giai đoạn 01 – 07 ngày tuổi: Đây là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của lợn con, ở giai đoạn này tỷ lệ mắc bệnh là khá cao là do giai đoạn này lợn con phụ thuộc vào mẹ, bị bệnh chủ yếu là do khí hậu thời tiết. Lợn con mới sinh ra bị thay đổi môi trường sống, chuyển từ điều kiện ổn định trong cơ thể mẹ chuyển sang điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài do đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện. Cho nên nếu chăm sóc không tốt thì lợn sẽ dễ bị mắc bệnh ở giai đoạn sau. Bên cạnh đó do đặc điểm sinh trưởng, phát triển, hệ thống miễn dịch của lợn phát triển chưa hoàn thiện, lợn con bắt đầu nhiễm khuẩn tạp nhiễm do la liếm vật dụng, do môi trường ô nhiễm với các E.coli nên lợn dễ nhiễm bệnh. Lợn con sinh ra được bú sữa đầu nên tỷ lệ chết là không có. Vì vậy trong sữa đầu không chỉ giàu các thành phần, các chất dinh dưỡng mà nó còn chứa một lượng γ-globulin khá lớn có tác dụng tạo sức đề kháng, hình thành miễn dịch cho lợn con chống lại mầm bệnh xâm nhập.

+ Giai đoạn 08 – 14 ngày tuổi: tỷ lệ mắc phân trắng lợn con cao nhất. Nguyên nhân có thể do:

Ở tuần tuổi thứ 2 trong sữa mẹ thành phần dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể giảm đi rất nhiều so với sữa đầu. Lúc này lợn con không còn được

sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể như sữa đầu nữa, do đó cơ thể mất đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụ động do mẹ truyền sang. Mặt khác, hệ cơ quan miễn dịch của lợn con lúc này chưa đủ khản năng sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này làm cho sức đề kháng và sức chống chịu bệnh tật của cơ thể kém, lợn con dễ mắc bệnh.

Cũng có thể do ở giai đoạn này lợn con hoạt động nhanh nhẹn, sinh trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng nhiều hơn, do đó lợn con bắt đầu liếm láp những thức ăn rơi vãi, xung quanh nền chuồng... Đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhất là vi khuẩn E.coli luôn tồn tại trong môi trường. Những nguyên nhân trên đã làm cho sức đề kháng của lợn con ở tuần thứ 2 giảm sút đồng thời dưới sự thay đổi bất lợi của môi trường sẽ làm cho bệnh có điều kiện phát triển.

+ Ở giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi: tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất so với 1 và 2 tuần tuổi, thấp nhất là Vân Trình 11,11%, Lê Lai 15%, cao nhất là Đông Khê 26,92%. Ở giai đoạn này lợn con đã dần thích ứng với điều kiện môi trường, sức đề kháng của cơ thể cũng được củng cố và nâng cao. Mặt khác sang tuần thứ 3 trở lên lợn con đã bắt đầu biết ăn, bù đắp dần sự thiếu hụt dinh dưỡng từ sữa mẹ, hệ thần kinh phát triển hơn, điều hòa được thân nhiệt và các yếu tố bất lợi từ môi trường, hệ tiêu hóa cũng hoạt động mạnh hơn, chính vì vậy mà hạn chế được nguyên nhân gây bệnh ở giai đoạn 3 tuần tuổi này.

Như vậy, có thể thấy lợn con ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc cũng khác nhau. Điều này liên quan đến những biến đổi sinh lý xảy ra trong cơ thể của lợn con và những tác động của môi trường. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ở mỗi độ tuổi không giống nhau song tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn cao. Chúng ta có biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi thật tốt. Trong đó độ ẩm thích hợp là 75 – 85%, nhiệt độ 34o

32oC trong tuần thứ hai. Nếu ta làm tốt được về khâu xử lý nhiệt độ này thì tỷ lệ mắc bệnh ở các tuần tuổi sẽ giảm bớt, ngoài ra chúng ta còn phải chú ý tới việc tiêm bổ sung Dextran Fe để chống thiếu máu và suy dinh dưỡng.

Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng được minh họa rõ hơn ở biểu đồ 2.2:

Hình 2.2: Biểu đồ tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại một số xã thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và phác đồ điều trị 2 loại thuốc Norcoli và Gentatylo. (Trang 60)