Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại một số xã thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và phác đồ điều trị 2 loại thuốc Norcoli và Gentatylo. (Trang 53)

2.3.2.1. Nội dung nghiên cứu

* Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con

- Tỷ lệ mắc phân trắng lợn con theo địa điểm điều tra. - Tỷ lệ mắc phân trắng lợn con theo giống lợn.

- Tỷ lệ mắc phân trắng lợn con theo lứa tuổi. - Tỷ lệ mắc phân trắng lợn con theo tính biệt.

- Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo tình trạng vệ sinh. - Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng điều tra.

* Hiệu quả điều trị phân trắng lợn con theo 2 loại thuốc Norcoli và Gentatylo.

2.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp điều tra trực tiếp

- Điều tra, phỏng vấn các hộ chăn nuôi lợn tại 3 xã khảo sát. - Quan sát, phát hiện qua triệu chứng lâm sàng đàn lợn con. - Ghi chép số liệu, những biểu hiện của bệnh.

- Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo 3 mức tính trạng vệ sinh thú y:

+ Tình trạng vệ sinh thú y tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, nền xi măng hoặc ghạch lát, có rãnh thoát nước hoặc phân ra khỏi khu vực chuồng nuôi, chuồng thường xuyên được dọn phân cọ rửa. Không có hiện tượng phân lưu trong chuồng quá một ngày. Thức ăn nước uống sạch sẽ, định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.

+ Tình trạng vệ sinh trung bình: nền chuồng láng xi măng hoặc lát ghạch nhưng không thường xuyên cọ rửa và dọn phân, để phân lưu quá 2 - 4 ngày trong chuồng. Mỗi tuần cọ rửa máng ăn uống 1 - 2 lần.

+ Tình trạng vệ sinh kém: nền chuồng là nền đất nện hoặc có thể được lát ghạch, hoặc lát xi măng nhưng không cọ rửa và dọn phân, phân lưu cữu trong chuồng hàng tuần thậm chí hàng tháng. Không có rãnh thoát nước xung quanh chuồng, máng ăn, máng uống không cọ rửa.

* Phương pháp mổ khám bệnh tích:

- Chuẩn bị:

+ Chọn những con lợn vừa mới chết để mổ khám. + Địa điểm: đủ ánh sáng, dễ vệ sinh…

+ Dụng cụ: khay mổ, dao mổ, kéo, xà phòng, thuốc sát trùng; sổ sách, biểu mẫu ghi chép.

-Các bước mổ khám:

+ Bè doãng 4 chân. Rạch dọc theo đường trắng từ xương hàm đến hàng vú cuối cùng.

+ Mổ xoang bụng: rạch qua lớp mỡ bụng, rạch màng bụng để lộ các cơ quan nội tạng và tiến hành kiểm tra: xoang bụng có dịch hay fibrin?; thành bụng có tụ huyết hay xuất huyết. Cắt lấy phủ tạng: gan, lách, thận bỏ ra khay. Ruột và dạ dày, kiểm tra chất chứa bên trong, xem thành ruột và dạ dày có xuất huyết?. Khám gan, thận xem có bệnh tích gì không?.

+ Mổ xoang ngực kiểm tra: xoang ngực tích dịch không?; sau đó khám phổi, khám tim, đường tiêu hóa.

-Vệ sinh, tiêu độc sau mổ khám.

* Phương pháp điều trị:

So sánh hiệu quả điều trị của hai phác đồ: theo dõi từng con bị bệnh và thời gian điều trị của từng con.

2.3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

Tổng số lợn mắc bệnh (con)

× 100 Tổng số lợn điều tra (con)

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =

Số lợn khỏi bệnh (con)

× 100 Tổng số lợn điều trị (con)

Thời gian điều trị(ngày) =

Tổng thời gian điều trị từng con

× 100 Tổng số con điều trị

- Triệu chứng lâm sàng.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại một số xã thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và phác đồ điều trị 2 loại thuốc Norcoli và Gentatylo. (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)