2.2.3.1. Tình hình dịch tễ của bệnh
Đây là bệnh rất phổ biến ở lợn con theo mẹ, đặc biệt là lợn mới sinh đến 28 ngày tuổi. Có con mắc ngay sau khi sinh 2 - 3 giờ và một số con mắc muộn hơn khi đã 4 tuần tuổi. Bệnh có thể mắc một vài con hoặc cả đàn.
Cách phòng bệnh trong chăn nuôi ít tốn phí mà có hiệu lực nhất là dựa vào công tác vệ sinh, đó là làm cho gia súc và các nguyên nhân gây bệnh cách xa nhau. Để có các biện pháp vệ sinh tốt cần tìm hiểu biết dịch tễ của bệnh.
Theo Hoàng Văn Tuấn (1998) [26] qua điều tra tình hình dịch bệnh và bệnh tiêu chảy ở lợn tại một trại giống hướng nạc trong 3 năm 1995, 1996, 1997, cho thấy:
- Tỷ lệ hao hụt do dịch bệnh ở lợn con theo mẹ (dưới 45 ngày tuổi) qua các năm là: 25,12 và 15%. Trong đó, tỷ lệ chết do tiêu chảy chiếm 67,67 và 80% trong số lợn chết.
- Ở lợn cai sữa (45 - 65 ngày tuổi): tỷ lệ hao hụt do dịch bệnh là 15,18 và 12%. Trong đó, tỷ lệ chết do tiêu chảy chiếm 32,52 và 38% trong số lợn chết.
Đào Xuân Cương (1981) [2] cho biết, bệnh có thể phát triển quanh năm, nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè, sau nhiều trận mưa to, gió lớn, khí hậu thay đổi đột ngột, tỷ lệ mắc của bệnh có thể tăng lên đến 100%, tỷ lệ chết đến 30 - 40%.
Trương Lăng và Xuân Giao (1999) [10] cho biết, ở nước ta, lợn con mắc bệnh tiêu chảy rất phổ biến trong các cơ sở chăn nuôi, tỷ lệ mắc bệnh từ 25 - 100%, tỷ lệ tử vong trên 70%, bệnh hầu như quanh năm, nhiều nhất ở cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè. Điều kiện phát bệnh thường thấy:
- Thời gian nào độ ẩm cao, bệnh phát triển nhiều.
- Tỷ lệ mắc bệnh ở các cơ sở chăn nuôi miền trung du, miền núi ít hơn, thời gian mắc bệnh ngắn hơn so với đồng bằng.
- Chuồng nền đất, sân chơi rộng rãi, hạn chế nhiều sự phát triển của bệnh. - Đất ở đồi núi, trung du là một điều kiện để ngăn ngừa bệnh, vì đất đồi có nhiều nguyên tố vi lượng bổ sung cho sự thiếu hụt của thức ăn.
- Chuồng trại nơi trũng, ướt tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
2.2.3.2. Đường nhiễm bệnh
Theo Lê Văn Năm và cs (1998) [16], nguồn lây bệnh nhiều nhất các nái chờ phối (96,9%), ít nhất là nái chửa kỳ II (45%). Trong các trường hợp này lợn con bị nhiễm E. coli từ những ngày đầu tiên sau khi đẻ và đến giai đoạn sau cai sữa giảm còn 76%. Lợn ốm sau khi chữa khỏi trở thành vật mang trùng.
Trong các trường hợp này, lợn con bị nhiễm E. coli ngay từ những ngày đầu tiên sau khi mới đẻ và đến giai đoạn cai sữa giảm xuống còn 67,5%, tất nhiên sau cai sữa lợn con ốm khỏi sẽ trở thành vật mang bệnh, bởi vậy người ta bố trí chuồng nái đẻ và lợn nuôi vỗ béo cách ly nhau.
Mầm bệnh cũng có thể được truyền trực tiếp từ lợn mẹ bị nhiễm E. coli sang lợn con khi còn là bào thai. Thực tế đã chứng minh, bệnh E. coli không
những xuất hiện vào những ngày đầu tiên mới đẻ mà còn vào những giờ đầu tiên sau khi sinh. Điều đó cho thấy đã có sự nhiễm bệnh cả bào thai ngay từ khi còn trong bụng mẹ, do đó con vật đẻ ra là con vật bệnh. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm phòng trừ có hiệu quả ngay từ khi con vật còn trong bụng mẹ (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [3].
Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [15] cho biết, khả năng gây bệnh ở các vi khuẩn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lợn con mới sinh chưa có hệ thống phòng vệ hoàn chỉnh, chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ chưa phù hợp, chuồng trại ẩm ướt, vệ sinh kém, không thông thoáng, thiếu sắt và một số vitamin A, PP, B5. Bội nhiễm vi khuẩn Salmonella cholelasuis,
Staphylococus, Clostridium virus, cầu trùng, giun, sán, cùng những tác nhân gây bệnh cho lợn con trong giai đoạn này. Sau khi bám dính vào thành ruột non, vi khuẩn tăng sinh và sản sinh độc tố hướng ruột, những độc tố này tác động trực tiếp lên tế bào thượng bì ruột non gây ra rối loạn chức năng như: không hấp thu được các chất dinh dưỡng, mất nước của các chất điện giải quan trọng dẫn đến các triệu chứng lâm sàng, tiêu chảy trầm trọng mất nước, giảm thể tích máu.
2.2.3.3. Quá trình sinh bệnh
Phạm Ngọc Thạch (2006) [22], khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóa protein. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao, tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy. Khi bệnh kéo dài, con vật bị mất nước gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết.
2.2.3.4. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con.
Theo Nguyễn Xuân Bình (1996) [1], bệnh phân trắng lợn con thường xảy ra với lợn con từ 2 - 30 ngày tuổi. Do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn tiết dịch nên chất đạm trong sữa là cafein không được tiêu hóa khi bị thải ra ngoài nên phân có màu trắng.
Do khẩu phần ăn của lợn mẹ thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A. Nên sau khi sinh sữa mẹ thường thiếu chất, lợn con bị suy dinh dưỡng, màng nhầy của ruột không được bảo vệ nên rất dễ bị cảm nhiễm với vi trùng
Colibacille,Salmonella... gây bệnh phân trắng.
Do thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của lợn mẹ trong thời kỳ cho con bú hoặc sữa mẹ quá nhiều lợn con bị dư chất đạm không tiêu hóa được, trôi xuống ruột già, ở đó có một số vi khuẩn như E. coli sử dụng, phân hủy chất đạm, sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến bệnh phân trắng.
Do thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao, làm cơ thể lợn con mất cân bằng giữa sản nhiệt và truyền nhiệt. Do đó, sẽ tiêu hao năng lượng của cơ thể để chống lạnh. Nếu lạnh kéo dài thường xuyên, đường huyết sẽ giảm xuống đột ngột, gây rối loạn cơ năng tiết dịch và nhu động của dạ dày, ruột dẫn tới rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Do thiếu các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Co... vì trong thực tế lợn con muốn phát triển bình thường một ngày cần cung cấp 7 - 10 mg Fe, nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp 1 mg Fe/ngày, như vậy cần bổ sung thêm 6 - 9 mg Fe mỗi ngày.
Do lợn mẹ bị một số bệnh khác như viêm tử cung, viêm vú, bị nhiễm độc và nhiễm trùng kế phát, lợn con bú phải sẽ bị bệnh.
Lợn mẹ trước khi sinh bị nhiễm bệnh thương hàn (mặc dù điều trị đã khỏi), nhưng khi có thai vi trùng xâm nhập qua màng nhau vào thai, lợn con đẻ ra bị nhiễm vi trùng nên gây bệnh.
Theo Erwyn R. Miler (2001) [32] cũng nêu ra một số nguyên nhân gây bệnh: một số các yếu tố môi trường và ký chủ ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm
E. coli ở lợn sơ sinh. Dạ dày và ruột của lợn con nhanh chóng bị tràn ngập vi trùng, ngay sau khi sinh, rất nhiều trong số chúng “bất hại” nhưng nếu xuất hiện với số lượng lớn E. coli lợn con có thể bị nhiễm bệnh sau khi sinh.
Số lượng lớn E. coli thường hiện diện ở ngay môi trường nếu ẩm ướt, bẩn và thông thoáng kém. Tuy nhiên, nguồn nhiễm bệnh quan trọng nhất là lợn con khác mắc bệnh tiêu chảy E. coli. Những con này sẽ thải ra tới 1 tỷ E. coli/1cc phân lỏng.
Trong các tài liệu của các tác giả Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, (1995) [13]; Phạm Sỹ Lăng và cs (2003) [14]; Trương Lăng (2004) [12] cũng có nhận xét chung về nguyên nhân gây bệnh nhưng chủ yếu do 2 nguyên nhân chính là do vi khuẩn và các nguyên nhân không phải vi khuẩn.
Lợn con không được bú sữa đầu dẫn đến sức đề kháng yếu, làm tăng khả năng cảm nhiễm bệnh; thời tiết nóng, lạnh đột ngột, độ ẩm môi trường cao cũng làm lợn con dễ mắc bệnh lợn con phân trắng.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [3], bệnh lợn con phân trắng do E. Coli gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở dạng nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc đường ruột, viêm ruột ở lợn con, nhất là sau khi sinh, thậm chí chỉ vài giờ. Có đến 48% trường hợp bị tiêu chảy ở lợn con là do E. coli gây ra.
Số lượng lớn E. coli thường hiện diện ở ngay môi trường nếu ẩm ướt, bẩn và thông thoáng kém. Tuy nhiên, nguồn nhiễm bệnh quan trọng nhất là lợn con khác mắc bệnh tiêu chảy E. coli. Những con này sẽ thải ra tới 1 tỷ E. coli/1cc phân lỏng.
Nhiệt độ có thể là ảnh hưởng môi trường quan trọng nhất làm lợn khỏe lên. Lợn con mẫn cảm lớn với cái lạnh và yếu tố strees này làm giảm sức đề kháng của lợn với các bệnh kể cả E. coli.
Sử An Ninh (1993) [17], cho biết: nguồn gốc sinh ra bệnh lợn con phân trắng có liên quan đến phản ứng thích nghi của cơ thể lợn với yếu tố stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu: đường huyết, cholesteron, kẽm, kali, natri…
2.2.3.5. Triệu chứng lâm sàng.
Lợn con bị nhiễm E. coli có biểu hiện yếu, chậm chạp, bỏ bú, thân nhiệt tăng nhẹ, tiêu chảy nhiều, mất nước, suy nhược, đôi khi có nôn mửa. Phân lúc đầu có thể táo, sau đó ỉa lỏng, có thể sền sệt ở các bệnh do giun sán, phân lỏng hoặc vọt cần câu, màu trắng, vàng, xanh nhạt màu hạt đậu, có lẫn bọt khí. Vì mất nước nhiều nên lợn ốm bị khát nước dẫn đến sinh loạn dưỡng trong cơ thể, bụng hóp lại, da nhăn nheo, lông xù, phân dính xung quanh hậu môn, 2 chân sau rúm lại.
Nguyễn Hữu Vũ và cs (2003) [31], cho biết, lợn bị tiêu chảy có biểu hiện phân có màu trắng ngà đến vàng nhạt, mùi thối khắm, tanh, lông xơ xác, gầy tóp, chân đi lảo đảo không định hướng, đuôi và hậu môn luôn dính phân. Bệnh tiến triển theo 2 thể:
- Thể quá cấp tính: lợn chết nhanh, từ khi phát hiện triệu chứng ăn ít đến khi chết trong vòng từ 6 - 20 giờ, lợn bỏ ăn hoàn toàn, ủ rũ, đi lại siêu vẹo, loạng choạng. Ho nhiều, nước mũi đặc nhầy như mủ. Phần rìa tai, mõm tím tái, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bốn chân lạnh, thở nhanh. Phân lỏng màu trắng lầy nhầy như cứt cò, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Trước khi lợn chết thường có những cơn co giật ở chân.
- Thể cấp tính: thường chết chậm hơn (2 - 4 ngày sau khi phát hiện triệu chứng đầu tiên). Bệnh có thể kéo dài 7 - 10 ngày tuổi, lợn con vẫn bú
nhưng giảm dần đi. Phân có màu trắng đục, trắng vàng, nhiều con mắt có dử và vàng thâm xung quanh. Lợn suy dinh dưỡng, niêm mạc nhợt nhạt, nếu chữa trị không kịp thời thường chết sau một tuần bị bệnh. Lợn con từ 45 - 50 ngày tuổi vẫn còn bú mẹ nhưng bị phân trắng với các triệu chứng nhẹ hơn, lợn có ỉa phân trắng nhưng hoạt động vẫn bình thường, ăn, đi lại nhanh nhẹn, phân thường đặc hoặc nát với màu xám. Lợn có thể khỏi, tỷ lệ chết thấp, nếu kéo dài lợn gầy sút, còi cọc chậm lớn.
2.2.3.6. Bệnh tích
Những lợn khi chết mổ khảo sát thấy trong dạ dày chứa đầy hơi hoặc sữa chưa tiêu, mùi khó ngửi. Trong ruột rỗng, chứa đầy hơi, niêm mạc ruột già bị tổn thương rất rõ, hạch lâm ba ruột sưng màu đỏ sẫm. Gan nhão, hơi sưng. Túi mật sưng, xuất huyết, dịch mật biến đổi màu. Phổi thường ứ máu, đôi khi có hội chứng sưng phổi nhẹ. Cơ tim nhão, lách không sưng nhưng bị teo.
Bên cạnh những triệu chứng bệnh tích chung thì tùy theo những nguyên nhân khác nhau lại có những biểu hiện bệnh tích khác, dẫn đến tiêu chảy ở vật nuôi. Xác lợn chết gầy, bụng hóp, những lợn chết qua đêm phần bụng thường có màu đen do quá trình hoại tử gây nên.
2.2.3.7. Phòng bệnh
Phòng bệnh là cách chủ động để giảm thiệt hại về kinh tế do bệnh phân trắng lợn con gây ra. Các biện pháp phòng xoay quanh các vấn đề môi trường, vật chủ và mầm bệnh.
-Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng
Theo Sử An Ninh (1993) [17], biện pháp phòng bệnh trước hết là hạn chế, loại trừ các yếu tố stress sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Khắc phục những bất lợi về thời tiết, khí hậu, giữ vệ sinh chuồng nuôi.
Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [7], lợn con sau khi đẻ ra cần được sưởi ấm ở nhiệt độ 340C trong tuần lễ đầu tiên, sau đó giảm dần xuống nhưng không được thấp hơn 300C. Như vậy sẽ tránh được stress lạnh ẩm.
Để cho đàn gia súc non khoẻ mạnh, điều cần thiết trước tiên là nuôi dưỡng, chăm sóc thật tốt lợn nái giống khi mới chưa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các loại vitamin, nguyên tố vi lượng cần thiết (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [3].
Thiết kế chuồng đẻ về kích thước, độ cao nền chuồng, bề mặt nền chuồng,… cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn con bị phân trắng.
- Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học
Tạ Thị Vinh (1994) [30] đã công bố kết quả chiết tách thành công chế phẩm γ - globulin từ huyết thanh ngựa để phòng bệnh lợn con tiêu chảy.
Phan Thanh Phương, Đặng Thị Thuỷ (2008) [20], đã công bố kết quả phòng bệnh bằng kháng thể E. coli được chiết tách từ lòng đỏ trứng gà dạng bột.
Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002) [4], các tác giả đã nghiên cứu 3 chế phẩm: E. coli sữa, Cl. pepsingen toxid dùng cho nái chửa và Baderin
EBC (E. coli Baderin và cl. pepsingen toxid) dùng cho lợn con để phòng và trị bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con.
-Phòng bệnh bằng vacxin
+ Dùng vacxin để phòng bệnh. Vacxin được chế từ các chủng E. coli gây bệnh phân trắng ở lợn con, phân lập ở các địa phương thuộc các serotyp sau: O143, O147, O141, O149, O129, O115, O8,… Vacxin chế dạng vô hoạt dùng tiêm cho lợn mẹ 1 - 2 lần trước khi đẻ. Lợn mẹ được miễn dịch sẽ truyền miễn dịch cho lợn con (miễn dịch thụ động) qua sữa, nhất là sữa đầu để chống đỡ với các chủng E. coli gây bệnh. Hiệu quả đạt 60%.
+ Vacxin E. coli dạng uống. Cùng được chế tạo từ các chủng E. coli gây bệnh, phân lập từ các địa phương dùng cho lợn uống 3 - 4 lần sau khi đẻ. vacxin có tác dụng phòng bệnh đạt tỷ lệ 70%.
Ngoài ra có thể dùng thuốc nam để phòng bệnh: hái khoảng 200 gam cây nhọ nồi cho lợn mẹ ăn sống hoặc nấu chín cùng thức ăn, cứ 2 - 3 ngày 1 lần. Như vậy, lợn con sẽ không bị ỉa phân trắng.
2.2.3.8. Chữa bệnh
Theo Bùi Thị Tho (2003) [25], đã đưa ra nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh để tránh tác dụng phụ và hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn như sau:
- Tiến hành làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh mẫn cảm.
- Dùng đúng thuốc, đúng bệnh, đúng liều lượng, theo kinh nghiệm cho thấy khi sử dụng kháng sinh phải dùng liều cao ngay từ đầu, không dùng liều tăng dần, do vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, nếu dùng 1 loại kháng sinh nào đó trong 3 - 5 ngày mà không đem lại hiệu quả thì cần tiến hành ngay kháng sinh đồ chọn kháng sinh khác nhạy cảm hơn.
- Phối hợp kháng sinh: phối hợp kháng sinh làm tăng hiệu quả sử dụng nhưng khi phối hợp cần lưu ý tính tương kị và tính hiệp đồng giữa các kháng sinh.
Điều trị bằng kháng sinh: khi sử dụng kháng sinh cần tiến hành làm