Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại một số xã thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và phác đồ điều trị 2 loại thuốc Norcoli và Gentatylo. (Trang 51)

2.2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh phân trắng lợn con được chú ý theo dõi từ những năm 1959 tại cơ sở chăn nuôi tập trung.

Theo Lê Văn Tạo và cs (1993) [21], đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các chủng E. coli gây bệnh, chọn chủng E. coli để chế tạo vacxin chết dưới dạng cho uống. Vacxin dùng cho lợn con đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/con, liên tục trong 3 - 5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ 30 - 35% so với đối chứng.

Theo Trần Văn Tường, Nguyễn Quang Tuyên (2000) [29], cho rằng: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E. coli. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta xác định được vi khuẩn E. coli gồm 28 type, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh là O55B5, O111B4, O86B5, O26B6, O127B8, O128B12, 145 và 408.

Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [23], thì bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus.

Lê Văn Năm và cs (1998) [16], cho rằng: bệnh tiêu chảy ở lợn con chủ yếu là do trực khuẩn E. coli gây ra. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như chuồng trại bẩn, sữa đầu ít, chăm sóc nuôi dưỡng nái chửa không đúng kỹ thuật, bất lợi về thời tiết.

Theo tác giả Trương Lăng (2000) [11], cho biết: tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng từ 25 - 100%, tỷ lệ chết trên 70%.

Theo Lý Thị Liên Khai (2001) [8], đã phân lập và xác định độc tố ruột của các chủng E. coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn. Tác giả cho rằng các chủng K88 sinh độc tố ruột LT và ST; K99 và 987P sinh độc tố ruột ST trở nên rất độc khi sức đề kháng của vật chủ giảm; gây tiêu chảy ở lợn con đang bú mẹ, phổ biến ở 1 đến 2 tuần tuổi.

Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2002) [4], công bố lợn con theo mẹ phân lập được E. coli và Cl. perfigens ở hầu hết các cơ quan phủ tạng, trong đó sự có mặt của E. coli luôn chiếm một tỷ lệ cao và rất phổ biến, vi khuẩn yếm khí Cl. Perfigens chỉ được phát hiện ở gan và ruột non với một tỷ lệ khá cao. Khi sử dụng các chế phẩm E. coli - sữa Cl. Perfringens - toxid trong quy trình phòng bệnh tiêu chảy lợn con, kết quả bước đầu cho thấy có tác dụng và hiệu quả rất rõ rệt.

Trịnh Quang Tuyên (2005) [28], qua nghiên cứu cho rằng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn môi sinh trong các trại chăn nuôi tập trung cao và liên quan đến tình hình dịch bệnh của đàn lợn. Trong đó E. coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5% đến

44,1%, Staphylococcus spp 29,8% đến 38,9%, Streptococcus spp từ 24,3% đến 41,3%. Giảm xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp.

Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995) [6], nhất thiết lợn con phải bú sữa đầu để giúp lợn con có sức đề kháng chống bệnh tật. Trong sữa đầu có albumin và globulin cao hơn sữa thường, đây là chất chủ yếu giúp lợn con có sức đề kháng. Vì thế cần chú ý cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu và đảm bảo toàn bộ số lợn con trong đàn được bú hết sữa đầu của lợn mẹ.

2.2.5.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con.

Theo Laval A (1997) [33], khi nghiên cứu về bệnh tiêu chảy và nguyên nhân gây bệnh, ông cho rằng: Salmonella choleraesuis, Salmonella typhymurium là hai tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và vỗ béo.

Theo Purvis G.M. và cs (1985) [36], cho rằng phương thức cho ăn không phù hợp là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn.

Theo Fairbrother J.M. và cs (2005) [35], Escherichia coli là một trong

những nguyên nhân quan trọng nhất của tiêu chảy sau cai sữa ở lợn. Một số yếu tố, chẳng hạn như sốc sau cai sữa, thiếu các kháng thể có nguồn gốc từ sữa của lợn nái và thay đổi chế độ ăn uống, góp phần làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Akita và cs (1993) [34], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy cho lợn con.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại một số xã thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và phác đồ điều trị 2 loại thuốc Norcoli và Gentatylo. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)