Thu hái và xác định tên khoa học cây Dischidia acuminata

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của cây tai chuột = DISCHIDIA ACUMINATA COST (Trang 41)

* Đặc điểm nhận dạng:

Hình 4.1. Cây Tai Chuột (Dischidia acuminata Cost)

- Chúng tôi đã thu đựơc cây Tai Chuột với các đặc điểm sau: cây leo nhỏ, phụ sinh, có nhiều rễ mọc bám vào các cây khác hoặc trên đá vôi, lá mẫn, màu xanh lục nhạt, trông như hơi mốc do có lông mịn, phiến lá hình

thuôn dài, đầu hơi nhọn, dài từ 14 -24mm, rộng 8 -14 mm, cuống đài 4 -6 mm. Hoa giống hình nhạc.

- Đã xác định được tên khoa học là Dischidia acuminata cost thuộc họ

thiên lý (Asclepiadaceae) do PGS. Nguyễn Phương, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật giám định. Tiêu bản được lưu giữ tại Viện Hoá Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên, Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

- Thời điểm và địa điểm thu hái: toàn cây được thu hái vào tháng 3 năm 2005 tại Vườn quốc gia Tam Đảo.

4.2. Điều chế các phần chiết

15,0kg toàn cây Tai Chuột tươi được rửa sạch, phơi khô thu được 2,5kg sau đó đem nghiền nhỏ và ngâm chiết với metanol (4 lần, mỗi lần 60

phút, ở 400C) bằng thiết bị siêu âm. Lọc các dịch chiết qua giấy lọc, gộp lại và

cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn chiết tổng metanol. Cặn chiết tổng này được bổ xung nước và phân bố lại bằng các dung môi có độ

phân cực tăng dần: n-hexan, etyl axetat và n-butanol, các dịch chiết tương ứng

đem loại dung môi thu được các cặn chiết tương ứng, kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và sơ đồ 4.1.

Bảng 4.1. Hàm lượng các cặn chiết từ cây Tai chuột

STT Tên Thể tích dung

môi (lít)

Khối lượng (gam)

Hàm lượng (%) so với mẫu khô

1 Cặn metanol

tổng 13,0 82,0 3,28

4 Cặn n-butanol 2,5 5,3 0,21

DA1A: cặn n-hexan (10,5g)

Bột khô cây D. acuminata

(2,5 kg)

Chiết với MeOH, 400 cất loại dung môi Cặn chiết metanol tổng

(82g)

Bổ sung nước, chiết với n-hexan

cất loại dung môi

DA1B: cặn etyl axetat (18,2g)

cất loại dung môi

Lớp nước, bổ sung EtOAc

Lớp nước, bổ sung

Sơ đồ 4.1. Qui trình chiết các phân đoạn từ cây Tai chuột

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của cây tai chuột = DISCHIDIA ACUMINATA COST (Trang 41)