Công ty cần mở rộng cho từng nhóm vật tư việc sắp xếp và mã hóa từng loại vật liệu được sự thống nhất của các phòng ban chức năng có liên quan để đảm bảo công tác quản lý NVL, tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu giữa các sổ, các bộ phận có liên quan được nhanh chóng thuận tiền dễ dàng phát hiện sai sót.
Công ty phải hoàn theienj định mức vật tư như xây dựng hệ thống tiêu hao NVL cho từng loại máy một cách chi tiết hơn với từng loại NVL từ đó xác định vốn lưu động hàng năm với nhau dự trữ mới chính xác tăng vòng vốn lưu động
Phương pháp hạch toán chi tiết NVL mà công ty đang sử dụng là phương pháp thẻ song song. Với khối lượng NVL lớn và đa dạng như ở công ty thì việc sử dụng này thủ kho vẫn theo dõi được tình hình nhập-xuất-tồn NVL nhưng phải theo dõi mặt giá trị. Nhờ đó kế toán tránh được ghi chép trùng lặp . Sự kết hợp giữa thủ kho và kế toán kiểm tra thường xuyên có hệ thống đảm bảo khối lượng kế toán chính xác kịp thời.
Về công tác kiểm kê nguyên vật liệu ở kho nên kiểm kê thường xuyên 6 tháng 01 lần nhằm kiểm tra vị trí trong kho. Công ty kiểm kê thường xuyên và kéo dài. Mặt khác việc đối chiếu giữa thủ kho và kế toán không thường xuyên do đó
Theo em công ty nên sử dụng phương pháp luân chuyển để rút ngắn thời gian kiểm kê được nhanh chóng không kéo dài thời gian, phải kết hợp giữa kho và phòng kế toán. Ở kho nên sắp xếp nguyên vật liệu hợp lý thì kiểm kê mới dễ dàng hiệu quả, xử lý nhanh chóng các tình trạng thiếu hụt, mất mát. Điều đó phụ thuộc vào kho từng loại NVL và bố trí cách sắp xếp sao cho phù hợp, nhất là đối với công tác quản lý và bảo quản NVL tại công ty
Về xuất kho NVL: Công ty đã sử dụng giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá vật liệu xuất kho.
Hiện nay việc theo dõi tình hình xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty chưa được chặt chẽ, kế toán chỉ tiến hành căn cứ vào định mức nguyên vật liệu do kế toán vật tư đưa ra và bản kế hoạch sản xuất do phòng kỹ thuật tính toán để làm căn cứ nhập ngay số liệu vào máy rồi tiến hành in ra hai bản phiếu xuất kho,
một bản giao cho phòng kỹ thuật và một bản thủ kho giữ.
Để đảm bảo việc quản lý nguyên vật liệu được chính xác, Công ty lên tiến hành in phiếu xuất kho thành ba bản, một bản giữ lại phòng tài chính kế toán, một bản giao cho phòng kỹ thuật để theo dõi, một bản thủ kho giữ. Hàng kỳ, thủ kho lên đối chiếu thẻ kho và số lượng vật tư thực tế trong kho, chứ không nên chỉ đối chiếu thẻ kho và
phiếu xuất kho như hiện nay.
Ngoài ra để đảm bảo số lượng vật tư xuất kho chính xác, và để theo dõi được vật tư cụ thể hơn, đơn giản hơn thì phòng kỹ thuật của Công ty nên tiến hành viết phiếu xuất kho theo hạn mức sử dụng căn cứ trên định mức và kế hoạch mà phòng đưa ra. Phiếu xuất kho nay được lập thành 3 liên một liên giao cho phòng kỹ thuật giữ, một liên thủ kho giữ và một liên chuyển lên phòng kế toán để kế toán vật tư làm căm cứ lập vào phần mềm.
Biểu mẫu số 20:
Công ty Cổ phần Nam Tiến
PHIẾU XUẤT KHO THEO HẠN MỨC
Số: Bộ phận sử dụng:
Lý do xuất: Xuất tại kho:
STT Tên NVL xuất dùng Mã số ĐVT Hạn mức sử dụng Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền
Phòng kỹ thuật Kế toán vật tư Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
3.2.2 - Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán
Việc chưa đưa các tài khoản cấp hai vào trong hệ thống tài khoản của Công ty còn chưa thật hợp lý, ngài ra Công ty cũng cần mở thêm tài khoản 151 - hàng mua đang đi đường.
Về phương pháp tính giá Công ty đang sử dụng phương pháp tính giá theo đơn giá bình quân hiện tại việc áp dụng phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng và dễ làm, tuy nhiên độ chính xác chưa cao, theo em Công ty nên tham khảo thêm các phương pháp đã được nêu ở phần trên của báo cáo.
Về công tác kế toán của công ty mặc dù Công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán đầy đủ và lôgíc song việc mang lại hiệu quả lợi nhuận cho Công ty vẫn chưa cao. Quản lý công tác kế toán chi tiết Nguyên vật liệu chưa được chặt chẽ do đó dễ bị hao hụt NVL. Về công tác kế toán NVL thì Công ty nên mở thêm thẻ kho để theo dõi số vật liệu đã nhập, xuất và tồn lại cuối mỗi ngày đảm bảo tính chặt chẽ tránh việc hao hụt NVL làm cho lợi nhuận của Công ty được tốt hơn.