Nghệ thuật thể hiện tính cách qua ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật tào tháo trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 31)

7. Cấu trúc khoá luận

2.3.4.Nghệ thuật thể hiện tính cách qua ngôn ngữ

Ngôn ngữ nhân vật là “lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các loại hình tự sự và kịch . Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật”.

( 3. tr 214 ).

Ngôn ngữ nhân vật bao gồm cả ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc chỉ chú ý nhiều tới miêu tả hành động nhân vật mà chưa quan tâm miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật(đến “Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần” đã có sự miêu tả nội tâm nhân vật ). Do đó, ngôn ngữ nhân vật trong Tam quốc, ta chỉ xét tới ngôn ngữ đối thoại. Qua lời nói, nhân vật bộc lộ cá tính của mình.

Tào Tháo xuất hiện trên vũ đài chính trị trong Tam quốc với câu nói nổi tiếng : “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”. Câu nói này chính là phương châm xử thế của Tào Tháo. Đứng trên lập trường nhân đạo, rõ ràng đây là thứ triết lí nhân sinh biểu hiện tính cách ích kỉ hại nhân, tàn ác của tập đoàn phong kiến thống trị. Nhưng xét ở góc độ khác, câu nói đó thể hiện ý thức của Tào Tháo trong sự nghiệp, luôn luôn dành phần chủ động trong mọi việc. Câu nói vừa cho thấy cái tàn ác, bất nhân ở Tào Tháo vừa khẳng định bản lĩnh và thái độ dám chấp nhận tất cả ở con người này .

Ở hồi thứ 21, Tào Tháo và Lưu Bị cùng “uống rưọu luận anh hùng”. Những lời đối thoại giữa hai nhân vật đã bộc lộ phần nào tính cách của mỗi người đồng thời cũng là sự đối sánh trực tiếp giữa hai anh hùng của thời Tam quốc. Ở đây, tác giả đã khẳng định tính cách “ hùng”

lúc thì bay, lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù, lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì lẩn núp dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hoá, cũng như là người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể”.(8.tập 1,tr 410). Sở dĩ Tháo

dám nói như vậy vì ông đã liếc mắt qua cả thiên hạ và thấy rõ đâu là anh hùng, hào kiệt. Lưu Bị dẫn ra nhiều quân phiệt có thế lực mạnh lúc đó và đánh giá họ là những anh hùng của thời bấy giờ như: Viên Thuật – “binh lương nhiều”, Viên Thiệu –“ bốn đời làm tam công, hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu, bộ hạ nhiều tay giỏi”, Lưu Biểu –“ nổi tiếng trong tám kẻ tuấn kiệt, uy danh khắp cả chín châu”, Tôn Sách – “ sức lực đương khoẻ, đứng đầu xứ Giang Đông”, Lưu Chương ở Ích Châu. Nhưng Tào Tháo lại có nhìn nhận khác hẳn. Tháo cho rằng: Viên Thuật chỉ là “ xương khô trong mả, chỉ nay mai là ta bắt được!”, Viên Thiệu thì “ ngoài mặt mạnh bạo, trong bụng nhút nhát, thích mưu mẹo mà không quyết đoán, làm việc lớn lại lo đến bản thân, thấy lợi nhỏ thì lại quên mình”, Lưu Biểu thì “ có hư danh nhưng không có thực tài ”, Tôn Sách thì chỉ “nhờ danh tiếng của bố”, Lưu Chương chỉ “như con chó giữ nhà”. Ở đây, ta thấy có sự tương phản rõ rệt trong cách đánh giá về những nhân vật có thế lực mạnh lúc đó. Cả năm người Lưu Bị nêu tên và đưa cả lí do để khiến họ có thể được xem là anh hùng thì đều bị Tào Tháo phản bác bằng những lời lẽ xem thường.

Dễ nhận thấy, Lưu Bị tỏ ra rất khôn ngoan khi dốc sức đề cao những người khác. Trước tiên, Lưu Bị thể hiện một thái độ hết sức cung kính với Tào thừa tướng: “Bị này được nhờ ơn thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ thực không được biết ”. Kèm theo đó là sự nhún mình hết sức: “Bị này là người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng”. Qua cách đối đáp này, người đọc sẽ nhận ra ngay sự chủ động, đầy tự tin của Lưu Bị trước mắt Tào Tháo. Lưu Bị càng tự hạ mình, Tào Tháo càng hiện lên đầy vẻ ngạo mạn, đầy tự tin vào khả năng của mình trước bất cứ đối thủ nào. Kèm theo các nhận định không hề che giấu suy nghĩ thực của mình, người kể còn khắc hoạ Tào Tháo ở tư thế nhận lời đề xuất của Lưu Bị, là “cười” rồi “lại cười”. Rõ ràng, phong thái của Tào Tháo là an nhiên, tự tại.

Đến đây, ta thấy cả nét tính cách của Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều được khắc hoạ thống nhất. Với Tào Tháo thì từ một người mang tâm hồn nghệ sĩ biết hứng thú uống rượu với mơ xanh - một cái thú tao nhã của một thi nhân, Tào Tháo chuyển sang tư cách một thủ lĩnh. Có nghĩa Tào Tháo rất lạc quan và hào hứng, tâm đắc với những nhận xét của mình về các đối thủ khác. Trong khi đó, sau giây phút có phần hoảng sợ trước lời mời đường đột của Tào Tháo, Lưu Bị

lấy lại vẻ tự tin và một mực xử sự lép vế trước Tào Tháo. Người đọc hào hứng theo dõi câu chuỵên bên bàn rượu của hai nhân vật và tin chắc rằng Lưu Bị đã lừa được Tào Tháo, đã khiến Tháo tin rằng mình chỉ là anh chàng vui thú với việc làm vườn mà không có chút chí hướng nhòm ngó thiên hạ nữa.

Song ngay lúc mọi chuyện hoài nghi và thăm dò ngỡ như không còn nữa vì cả Tào Tháo và Lưu Bị lúc này dường như đã hoàn toàn cởi mở và an bài rằng Tào Tháo là anh hùng còn Lưu Bị không phải anh hùng khi Lưu Bị thú nhận: “Ngoài những người ấy ra, Bị thực không còn biết ai nữa”. Lúc này, Tào Tháo mới thể hiện quan điểm của mình về người anh hùng:

“Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia”(8.tập1, tr412). Với Tào Tháo, anh hùng phải là người nuôi chí lớn trong

tim óc, phải có mưu cao kế giỏi, có tài bao trùm cả vũ trụ, có chí nuốt cả đất trời. Quan niệm này thể hiện chí tung hoành thiên hạ, hoài bão lớn lao, dám nghĩ dám làm trong thời loạn của

Ngụy vương Tào Tháo. Cuối cùng, Tháo chỉ hẳn vào Lưu Bị và mình mà khẳng định : “Anh

hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”.Sau câu nói này, dẫu có đề

phòng đến đâu Lưu Bị cũng không khỏi giật mình hoảng hốt. Việc đánh rơi thìa đũa đã chứng tỏ trạng thái hoảng sợ ấy. Dẫu có cố làm vườn, dẫu có giả ngây ngô khéo đến đâu, Lưu Bị

cũng không qua mắt được Tào Tháo. Với câu khẳng định đó, Tào Tháo đã thăm dò được bụng

của Lưu Bị đồng thời ta cũng thấy được khả năng quan sát và đoán biết người khác rất tinh tế

và chính xác của nhân vật này. Qua câu nói đó và cả cái cười hỏi : “Trượng phu cũng sợ sấm

à!” sau khi Lưu Bị giải thích việc đánh rơi thìa đũa là vì sấm to quá, Tào Tháo đã bộc lộ sự

khôn ngoan và thói kiêu căng, tự phụ của một kẻ gian hùng.

Trong tác phẩm, Tào Tháo còn đối thoại với nhiều nhân vật có những địa vị khác nhau như: các quan văn võ và quân lính dưới quyền, dân chúng, kẻ thù,… Tất cả những lời nói đó đều nhằm thể hiện tính cách phức tạp, nhiều mặt của nhân vật: khi chân thành tha thiết, khi gian trá điêu ngoa; lúc thông minh tỉnh táo lúc đa nghi dẫn đến bị mắc mưu của địch thủ,…

Ngôn ngữ đối thoại là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng để nhà văn khắc hoạ một cách tập trung tính cách nhân vật. Trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, ngôn ngữ nhân vật mang nét cá tính hoá cao. La Quán Trung trong Tam quốc cũng tạo được sự thống nhất cao độ giữa ngôn ngữ với tính cách nhân vật. Lời nói của Tào Tháo luôn luôn thay đổi phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật. Trong hoàn cảnh Đổng Trác làm loạn, bắt

hết cả dân Lạc Dương ước mấy trăm vạn đưa sang Trường An và các chư hầu thì chỉ đóng

quân ở một chỗ, không hề có động tĩnh gì, Tào Tháo đã đến nói với Viên Thiệu: - “Thằng giặc

Đổng Trác đốt cả cung thất, ăn hiếp vua, bắt vua dời ngôi, trong nước rối động, dân không biết theo ai. Âý là lúc trời làm nó mạt đó, nhân lúc này chỉ đánh một trận là yên thiên hạ, sao các ông không đánh?”.(8. tập 1, tr.127).

Những lời Tào Tháo nói thể hiện tấm lòng lo lắng cho Hán đế, cho sự tồn vong của nhà Hán và thái độ nóng lòng muốn trừ giặc cho dân cho nước. Qua lời nói và sau đó là hành động cụ thể, Tào Tháo đã thể hiện những phẩm chất hơn hẳn những quân phiệt khác lúc đó, là bầy tôi trung thành của nhà Hán, có những hành động tích cực vì triều đình.

Nhưng khi trở thành thừa tướng của nhà Hán thì Tào Tháo lại lộng quyền, bức hiếp vua nhà Hán. Phát hiện ra tờ mật chiếu và tờ nghĩa trạng chống lại mình, Tào Tháo đã “ đeo gươm vào cung, mặt hầm hầm giận”. Tháo hỏi:

- “Đổng Thừa mưu làm phản, bệ hạ biết không? Vua tảng nghe nhãng, nói:

- Đổng Trác bị giết rồi kia mà! Tháo quát to:

-Không phải Đổng Trác mà là Đổng Thừa! Vua run cầm cập, Tháo nói: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Cắn ngón tay lấy máu viết mật chiếu đã quên rồi à?” (8.tập 1, tr.466).

Nếu tách cuộc đối thoại này thành một đoạn văn độc lập với toàn bộ tiểu thuyết của La Quán Trung, người đọc sẽ khó có thể hình dung đó lại là một cuộc đối thoại giữa bề tôi với nhà vua của mình. Ngôn ngữ của Tào Tháo trong đoạn này là ngôn ngữ của một tên tặc thần tiếm quyền thiên tử. Nó hoàn toàn phù hợp với tính cách bất nhân, tàn bạo của Tháo.

Tào Tháo trong Tam quốc là nhân vật được xây dựng với tính cách phức tạp, nhiều chiều. Chính điều đó là yếu tố tạo nên sức sống cho hình tượng nhân vật và sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với bạn đọc nhiều thế hệ. La Quán Trung đã kết hợp sử dụng một cách linh hoạt, tài tình các phương thức, biện pháp thể hiện nhân vật Tào Tháo trong đó phải kể đến nghệ thuật khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật tào tháo trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 31)