Mối quan hệ giữa tình thế và tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật tào tháo trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 25)

7. Cấu trúc khoá luận

2.3.2.Mối quan hệ giữa tình thế và tính cách nhân vật

Tình thế là tình hình và xu thế, về mặt có lợi hay không có lợi cho những hoạt động nào đó của con người. Đặt trong một tình huống nhưng mỗi người lại có một cách ứng xử khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tính cách con người. Mặt khác, ở một mức độ nào đó, tình huống sẽ quy định cách xử sự của nhân vật, giúp nhân vật bộc lộ bản chất của mình. Tam quốc diễn nghĩa viết về thời đại “Tam quốc phân tranh”, nhiều mâu thuẫn đan cài trong xã hội do đó không ít nhân vật bị đặt trong tình thế khó khăn mà cách giải quyết có thể liên quan đến tính mạng của bản thân mình hoặc của rất nhiều người khác. Nhân vật Tào Tháo không phải là một ngoại lệ thậm chí tình thế có quan hệ chặt chẽ đến việc thể hiện tính cách nhân vật này. Khác với các nhân vật khác của Tam quốc đều được miêu tả để tạo nét nhất phiến trong tính cách (là nhân vật loại hình ), Tào Tháo thuộc kiểu nhân vật phức tạp, đa biến.

Tại trận Quan Độ, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu, phát hiện được tài liệu bí mật, trong đó có ghi tên tuổi các quan tướng, binh sĩ của Tào làm nội ứng cho Thiệu. Tả hữu xui bắt giết

cũng chưa chắc đã giữ nổi thân mình, huống hồ người khác”.(8.tập1, tr584). Đối với hành

động này của Tào Tháo, Mao Tôn Cương cho rằng đó là hành động của kẻ gian hùng. Ông viết: “Hán Lưu Tú đốt hết thư tín của bọn phản tặc, để họ yên tâm mà sống”. Đó là lòng khoan dung sau khi thiên hạ thái bình. Còn Tào Tháo đốt hết thư từ để mọi người hết áy náy trở về với mình, đó là ông yêu người trong lúc tình thế chưa yên .Một bên là rộng lượng, một bên là quyền mưu. Việc làm giống nhau nhưng cái dụng tâm không giống nhau. Đế vương có khí tượng của đế vương, gian hùng có mánh khoé của gian hùng”. ( 6.tr.160 ).

Thực ra, trong tình thế lúc bấy giờ, Tào Tháo không thể làm khác được, Lực lượng Viên Thiệu còn mạnh mà những người có tên trong danh sách là những văn quan võ tướng đang ở bên cạnh hoặc ở hậu phương của Tào Tháo. Trong lúc lực lượng quân địch còn mạnh, cuộc chiến đấu chưa ngã ngũ mà đã vội thanh trừng nội bộ, sẽ gây nên những hậu quả khó lường trước được. Người đọc thấy được sự thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nghệ thuật dùng người của Tào Tháo: biết thêm bạn bớt thù để phục vụ cho mục đích lâu dài là thống nhất Trung Hoa.

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói riêng, Tam quốc diễn nghĩa nói chung thường đặt nhân vật trong tình thế có sự xung đột sâu sắc giữa hai lực lượng mới và cũ, tiến bộ và phản động làm địa bàn cho nhân vật hoạt động, bộc lộ bản chất của mình. Trận Xích Bích oai hùng được miêu tả trong suốt bảy hồi (từ hồi 44 đến hồi 50) của tiểu thuyết. Tuy đây là câu chuyện có thật trong lịch sử và là chiến dịch quan trong có tính chất quyết định sự thắng bại của ba tập đoàn Ngụy, Thục, Ngô nhưng câu chuyện không dừng ở mức độ tự thuật thống kê. La Quán Trung còn khắc hoạ hàng loạt nhân vật trong đó có Tào Tháo trong sự phát triển mâu thuẫn và sự giằng co của cuộc đấu tranh chính trị phức tạp khi đó. Trước khi đại chiến Xích Bích bùng nổ Tào Tháo diệt được Lã Bố, tiêu trừ anh em họ Viên, bình định được Liêu Đông đánh bại Lưu Bị, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. So với Lưu Bị, Tôn Quyền thì lực lượng của tập đoàn Tào Tháo chiếm ưu thế tuyệt đối. Lưu Bị tuy có Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Gia Cát Lượng nhưng lực lượng còn mỏng, căn cứ địa chưa vững chắc. Tôn Quyền tuy có binh hùng tướng mạnh, có địa bàn hoạt động tốt, nhưng cũng khôg phải là địch thủ của Tào Tháo. Lúc này, thế chân vạc tuy đã hình thành nhưng mâu thuẫn chủ yếu vẫn là mâu thuẫn giữa Lưu Bị và Tào Tháo. Lực lượng của ba tập đoàn Ngụy, Thục , Ngô mạnh yếu không đều nhau nên quyết định chính sách “ liên Ngô ”hay “ kháng Tào ”của Thục. Thục có liên Ngô

mới bảo vệ được lực lượng, tạo được khả năng đánh tan âm mưu nuốt chửng Giang Đông của Tào Tháo. La Quán Trung khắc họa tính cách nhân vật trong thế đấu tranh gay go như vậy. Ngô Thục liên minh, Chu Du, Gia Cát Lượng phối hợp thực hiện liên hoàn kế đại phá quân Tào bằng hoả công ở Xích Bích. Trước thực tế đó, Tào Tháo hết sức cảnh giác và chủ động đưa người vào quân Ngô dò la tin tức. Khi quân Ngô cử Hám Trạch sang Tào dâng thư trá hàng của Hoàng Cái, Tháo ngồi trên ghế xem đi xem lại tờ thư hơn chục lượt, rồi bỗng dưng đập tay xuống án, trợn mắt nổi giận lên mà nói rằng :

- “ Hoàng Cái dùng kế khổ nhục sai ngươi đến dâng thư trá hàng ,dám to gan đánh trống qua cửa nhà sấm phải không? ” . ( 8. tập 2. tr 178).

Tào Tháo “xem đi xem lại hơn chục lượt” cho thấy ông hết sức cẩn trọng và cảnh giác với kẻ thù. Tào Tháo tinh thông binh pháp do đó đã nhận thấy đây là một âm mưu của kẻ địch. Tuy nhiên, Tào Tháo lại có tính kiêu căng, tự phụ, đa nghi nên đã tin lời Hám Trạch và mắc kế liên hoàn của Chu Du, bị thất điên bát đảo ở trận Xích Bích làm 83 vạn quân Tào bị đánh tan tác bởi ngọn lửa của Ngô Thục.

Như vậy, tình huống và tính cách nhân vật có quan hệ qua lại với nhau. Qua mỗi tình huống, bản chất của nhân vật càng hiện lên rõ nét và sống động hơn, chân thực hơn. Xây dựng tình thế của nhân vật trong các diễn biến là một trong những phương thức quan trọng để khắc hoạ tính cách nhân vật của nhà văn.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật tào tháo trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 25)