Các nghiên cứu về điều kiện kinh tế xã hội ở dải ven biển

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho dùng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 29)

Về mặt kinh tế, dải ven biển là nơi tập trung các hoạt động kinh tế rất đa dạng nhƣ: hoạt động cảng, hàng hải, du lịch giải trí, khai thác nuôi trồng thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp ven biển, khai khoáng, đô thị hóa,… đồng thời cũng là nơi tập trung dân số với mật độ rất cao. Do vậy việc hoạch định các chính sách phát triển và xây dựng các kế hoạch, mô hình phát triển hợp lý theo quan điểm phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với dải ven biển.

1.2.2.1 Điều kiện kinh tế

Cùng với xu thế phát triển chung của kinh tế cả nƣớc, kinh tế dải ven biển có bƣớc phát triển tích cực và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. Từ 2005 trở lại đây, kinh tế dải ven biển luôn tăng trƣởng với tốc độ cao và ổn định. Bình quân thời kỳ 1996 - 2003 tốc độ tăng trƣởng GDP của dải ven biển đạt 9,9% /năm, gấp hơn 1,4 lần tốc độ tăng trƣởng GDP cả nƣớc (bình quân cả nƣớc cùng thời kỳ là 7,0%). Tốc độ tăng trƣởng GDP từ năm 2008 đến 2010 tăng nhẹ. Hiện nay, do quá trình suy thoái kinh tế nên từ năm 2008 đến 2010 tốc độ tăng trƣởng GDP giảm nhẹ chỉ còn 4,44%, trong đó lĩnh vực nông lâmnghiệp và thủy sản giảm từ 4,68% từ

năm 2008 còn 2,72% năm 2012. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 5,98% năm 2008 xuống còn 3,84% năm 2012. (Bảng 4)

Vùng ven biển Bắc Bộ (Quảng Ninh - Quảng Trị) và ven biển Trung bộ (Thừa Thiên Huế - Bình Thuận) đều tăng chậm hơn mức trung bình của toàn dải ven biển, với tốc độ tƣơng ứng là 8,8% / năm và 8,3 %/năm, đồng thời chỉ chiếm 22,8% và 23,4% GDP dải ven biển cả nƣớc.

Bảng 4: So sánh tốc ộ tăng trưởng GDP qua các năm (%)

Năm 2008 2010 2012

Tổng số 6,31 6,78 4,44

Nông lâm nghiệp và th y sản 4,68 2,78 2,72

Công nghiệp và xây dựng 5,98 13,65 3,84

Dịch vụ 7,37 8,09 5,81

[Tổng quan kinh tế Việt Nam 2012]

Mặc dù dải ven biển có diện tích không rộng, chỉ chiếm 18,4% diện tích tự nhiên cả nƣớc nhƣng hàng năm đóng góp một tỷ lệ khá lớn trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng gia tăng. Năm 1995 mức đóng góp của dải ven biển trong GDP cả nƣớc là 29,6%, đến 2003 tỷ lệ này tăng lên 35,4%, trong đó riêng công nghiệp ven biển đóng góp khoảng 15,5% tổng GDP và 38,6% trong GTGT của ngành nông nghiệp cả nƣớc.

Nói chung, dải ven biển là khu vực có nhiều lợi thế hơn hẳn các vùng khác trong nội địa, là nơi hội tụ nhiều yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, do vậy kinh tế dải ven biển đã và đang phát huy vai trò ngày càng to lớn của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.[15][20][21]

Hà Tĩnh có điểm thuận lợi là hệ thống giao thông rộng khắp với các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, đƣờng biển tạo thành hệ thống liên hoàn, thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế đối nội và đối ngoại. Nhiều công trình thủy lợi lớn đang đƣợc triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nƣớc cho sản xuất nhƣ công trình thủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trƣơi - Cẩm Trang có hồ chứa gần 800 triệu m3

.

Ngoài ra, Dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh có vị trí địa lý, kinh tế, quốc phòng quan trọng, với hệ thống đƣờng xuyên Việt, hệ thống đƣờng Đông - Tây nối các cảng biển với nƣớc bạn Lào nên có điều kiện giao lƣu, phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện. Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá, với nhiều loại sản

phẩm có giá trị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ khá cao. Những năm đổi mới, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt trên 10% năm (cao hơn so với mức phát triển chung vùng DHBTB).

Ngành nông nghiệp có những tiến bộ đáng kể, bằng việc đổi mới cơ chế quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp... đƣa mức bình quân lƣơng thực từ 221 kg/ngƣời/năm (1987) lên 397 kg/ngƣời/năm (2009), trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh lúa ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Tuy nhiên, một diện tích đáng kể đất bị ảnh hƣởng phèn, mặn có nguồn gốc phù sa hoặc cát biển ở địa hình thấp trũng đã ngọt hóa nhiều năm chuyển sang cấy lúa nhƣng không hiệu quả. Gần đây, số diện tích đó đƣợc chuyển sang nuôi trồng thủy sản (tôm sú, cua) đạt hiệu quả cao. Theo thống kê của các huyện ven biển, tỷ lệ GDP của ngành nông nghiệp chiếm bình quân 35,6% .

Bên cạnh đó, với bờ biển dài, có nhiều đầm, vũng, mặt nƣớc mặn, lợ cho phép vùng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhƣ: tôm, cua, ngao, rau câu, cá... có giá trị kinh tế cao. Quá trình bồi lắng vật liệu phù sa thành tạo những bãi triều, trải qua thời gian và các hoạt động của con ngƣời đã tạo thêm những vùng đất ngập triều rộng lớn, là tiềm năng để phát triển các sản phẩm thủy sản biển.

Ngoài ra, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều di tích văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng khắp vùng. Phía Đông có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp đƣợc quy hoạch thành các khu du lịch sinh thái biển. Đây là những tiềm năng tốt để thu hút đầu tƣ phát triển các ngành du lịch, dịch vụ, đánh bắt hải sản, khai thác biển...

1.2.2.2. Phát triển xã hội dải ven biển a. Điều kiện giáo dục, y tế

Dải ven biển chiếm trung bình khoảng 20% dân số thế giới sống trong phạm vi cách đƣờng bờ về phía nội địa 30km và khoảng 40% trong phạm vi cách đƣờng bờ 100km và trên các đảo ven bờ. Ở Việt Nam số liệu đến năm 2003 thì dân số sống ở dải ven biển là 21,4 triệu ngƣời chiếm 26,7% dân số cả nƣớc, trong đó dân số thành thị chiếm 26,5%.

Dân số vùng ven biển có tỷ lệ khá lớn do công tác dân số kế hoạch hóa gia đình chƣa thực sự hiệu quả. Quan niệm phải có con trai để đảm đƣơng công việc đi biển của dân cƣ các vùng nông thôn ven biển còn khá nặng nề nên tỷ lệ sinh lớn, do đó, tốc độ tăng dân số chung của dải ven biển thƣờng cao hơn các vùng khác trong nội địa. Một trong những đặc điểm quan trọng ở dải ven biển nƣớc ta là dân cƣ sống tập trung với mật độ khá cao, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Nhìn chung, tại các huyện có điều kiện đất đai canh tác và có ngƣ trƣờng tốt, mật độ dân số thƣờng cao hơn nhiều so với những vùng sâu nội địa.

Mật độ dân số bình quân ở dải ven biển cao hơn gấp 1,4 lần mật độ trung bình của cả nƣớc. Dân cƣ ven biển phân bố rất không đều giữa thành thị và nông thôn cũng nhƣ giữa các khu vực lãnh thổ, trong đó tập trung nhiều nhất là ven biển Trung bộ, chiếm 36,8% dân số ven biển cả nƣớc, tiếp đến là ven biển Bắc Bộ chiếm 34,6% và ít nhất là khu vực ven biển Nam Bộ chỉ chiếm 28,1% dân số ven biển cả nƣớc.

Bảng 5: Dân số trung bình dải ven biển Việt Nam

Khu vực ven biển Dân số (người) Tỷ lệ (%) Mật ộ DS (ng/km2)

Toàn dải ven biển 21.424.034 100 352

1.Ven biển Bắc Bộ 7.124.095 33.25 368

2. Ven biển Trung Bộ 7.887.459 36.82 342

3. Ven biển Nam Bộ 6.019.900 28.10 328

[Viện chiến lược phát triển 2012]

Nguồn nhân lực ở dải ven biển phân bố rất đồng đều giữa các khu vực. Lao động tập trung nhiều nhất ở 2 khu vực có dân số đông là ven biển Trung Bộ (chiếm 35,7%) và ven biển Bắc Bộ (chiếm 34,4%).(Bảng 5)

Hà Tĩnh có dân số trẻ (trên 52,6% trong độ tuổi lao động), trong đó có trên 20% đã đƣợc đào tạo; học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm khoảng từ 20.000 đến 25.000, là nguồn lực dồi dào bổ sung cho lực lƣợng lao động. Hệ thống giáo dục đang ngày càng đƣợc cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lƣợng lao động hiện tại và tƣơng lai.

Ngoài vốn, công nghệ, chính sách, yếu tố nhân lực là động lực thu hút đầu tƣ. Do đó, Hà Tĩnh có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật phù hợp với cơ cấu

ngành nghề. Mục tiêu đến 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% (đào tạo nghề 50%), hàng năm giải quyết việc làm cho trên 3,2 vạn lao động.[6][15][21]

Nhìn chung, điều kiện y tế tại hầu hết các khu vực ven biển đang trong tình trạng xuống cấp, quá tải. Điều kiện vệ sinh ở các xã ven biển cũng rất thấp kém. Còn điều kiện giáo dục ở dải ven biển những năm gần đây đã có những cải thiện một cách đáng kể. Hầu hết các huyện ven biển đã có hệ thống giáo dục các cấp tƣơng đối đồng bộ. Đến nay 100% số xã ven biển đều đã có thống giáo dục các cấp tƣơng đối đồng bộ. Tuy nhiên, điều kiện giáo dục còn đứng trƣớc nhiều thử thách nhƣ: tình trạng nghèo nàn; xuống cấp về cơ sở vật chất; đội ngũ giáo viên thiếu và phần lớn chƣa đƣợc chuẩn hóa; chất lƣợng học tập thấp,…Tình trạng học sinh bỏ học ở các vùng nông thôn ven biển có xu hƣớng gia tăng, tình trạng thất học, tái mù chữ của con em các làng vạn chài là khá phổ biến.

b. Phát triển xã hội

Các hoạt động của khu công nghiệp và khu dân cƣ cũng có khả năng gây ô nhiễm nhƣ: công nghiệp hoá chất, đóng sửa tàu thuỷ, xi măng, than, khai khoáng, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… cũng tập trung ở vùng này. Tỷ lệ tăng dân số dải ven biển ở nƣớc ta cao hơn trong đất liền (2,3% so với trung bình cả nƣớc 1,8%/năm), kéo theo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trƣờng vùng bờ tăng theo. Về đơn vị hành chính, ngoài 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ƣơng, còn có 12 huyện đảo với 66 đảo có dân sinh sống (tổng số trên 155 nghìn ngƣời, mật độ dân số trung bình trên các đảo là 95 ngƣời/ km2), riêng ở huyện đảo Trƣờng Sa có 21 hộ và 80 khẩu.

Dải ven biển đã đóng góp quan trọng về mặt kinh tế - xã hội trong thời gian qua và ngƣợc lại tƣơng lai của các ngành này cũng phụ thuộc chặt chẽ vào chất lƣợng môi trƣờng và các HST vùng bờ. Khoảng 20 triệu ngƣời dân ven biển và trên các hải đảo có sinh kế trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào nguồn lợi biển đem lại. Mức sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn sản vật của biển và ven biển. Vì vậy, đầu tƣ để bảo tồn các hệ sinh thái vùng bờ là đầu tƣ cho tƣơng lai của ngƣời dân ven biển, đặc biệt đối với ngƣời nghèo.

Theo Nguyễn Tác An (Viện Hải Dƣơng học), thành phần và chất lƣợng đất ven biển tuy không màu mỡ bằng những vùng khác nhƣng có địa hình bằng phẳng, vị trí thuận lợi…nên đã đƣợc con ngƣời sử dụng làm nơi cƣ trú và phát triển kinh tế.

Diện tích tự nhiên của dải ven biển 5.967.700ha, chiếm 18,7% tổng diện tích đất cả nƣớc. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 26,3% DTTN (khoảng 1.568 triệu ha), đất lâm nghiệp chiếm 24,5% (khoảng 1.463,5 triệu ha), đất hoang hóa chiếm 27,2% (khoảng 1.622 triệu ha), đất làm muối chiếm 2,9% (khoảng 0,172 triệu ha). Đặc điểm nổi bật là vùng đất nông nghiệp ven biển tuy không lớn nhƣng đã cung cấp hơn 25% tổng sản lƣợng lƣơng thực toàn quốc (Đoàn Văn Tƣớc, 1994).

Qua kết quả điều tra, đánh giá, phân tích thì dải ven biển Hà Tĩnh có 5 loại sử dụng đất đai chính nhƣ sau:

1- Lúa nƣớc 2- Lúa màu 3- Chuyên màu

4- Kết hợp nông lâm trong rừng ngập mặn 5- Nuôi trồng thủy sản

Sử dụng đất nông nghiệp ở Hà Tĩnh chủ yếu thành 3 vụ chính là Đông Xuân, vụ Mùa và Hè Thu.

Sản xuất vụ Hè Thu - Mùa: thƣờng trồng lúa Hè Thu, Lúa Mùa: tập trung tại các huyện Nghi Xuân: 581ha, Lộc Hà: 434ha, Kỳ Anh 374ha. Lạc Hè thu có diện tích khá lớn ở các huyện nhƣ: Kỳ Anh, Can Lộc.

+ Cây vừng trồng ở các huyện có diện tích gieo trỉa lớn nhƣ: Lộc Hà: 269ha, Kỳ Anh: 344ha, Nghi Xuân: 302ha, Cẩm Xuyên: 184ha.

+ Cây khoai lang: các huyện có diện tích khá lớn nhƣ: Kỳ Anh: 212ha, Nghi Xuân 188ha, Can Lộc 164ha.

Sản xuất vụ Hè Thu thƣờng diễn ra trong điều kiện thời vụ gieo trồng không thuận lợi. Thời tiết đầu vụ nắng nóng gây hạn cục bộ ở một số địa phƣơng nhƣ Kỳ Anh, Can Lộc,... Giai đoạn lúa trổ nhiệt độ cao, gió tây nam mạnh ảnh hƣởng đến quá

trình phơi màu của cây lúa, giai đoạn lúa chín nếu có mƣa lớn có thể gây ngập, mùa vụ này thƣờng dẫn đến sản phẩm đầu ra thấp, chi phí chăm sóc cao.

Sản xuất vụ Đông Xuân: thƣờng trồng lúa Đông Xuân ở các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên,…

+ Lạc Đông Xuân: các huyện có diện tích trồng lạc lớn nhƣ: Kỳ Anh: 2.858ha; Nghi Xuân: 2.049ha.

Và các cây trồng màu khác nhƣ vừng, ngô; sắn trồng ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên; …

Vụ Đông Xuân triển khai trong điều kiện thời tiết nhiều thời điểm rét nhất trong năm, số giờ nắng ít hơn nhiều, lƣợng mƣa trung bình cao. Do đó, mỗi vụ mùa cần có những biện pháp cụ thể để đối phó với thời tiết khắc nghiệt nhƣ gieo cấy lại kịp thời nếu mạ chết vì rét, hay các biện pháp chống chọi rét của vụ. Ngoài ra, còn trồng một số cây lâu năm nhƣ: chè, cao su, cây ăn quả (cam, bƣởi).

Lâm nghiệp trong vùng nghiên cứu gồm, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng tập trung trong đó bao gồm rừng phòng hộ đặc dụng và rừng sản xuất.

Nuôi trồng thủy sản năm 2013, đã tập trung chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ sở nuôi tôm đầu tƣ phát triển nuôi tôm trong ao đất lót bạt, cải tiến kỹ thuật trong nuôi tôm nhƣ: xây dựng nhà ƣơng tôm, tăng cƣờng hệ thống sục oxy đáy cho nuôi tôm công nghệ cao trên cát, nuôi tôm trong ao đất lót bạt...; xây dựng các mô hình điểm về nuôi tôm trong ao đất có sử dụng quạt nƣớc, mật độ 30 - 40 con/m2 theo hƣớng bền vững; diện tích nuôi tôm trên cát, nuôi thâm canh, công nghệ cao đạt khá.

Công tác thu hút, xúc tiến đầu tƣ vào nuôi trồng thuỷ sản đạt đƣợc một số kết quả khá tốt nhƣ: Công ty Thông Thuận (Bình Thuận) đầu tƣ phát triển giống tôm đạt gần đạt 60 triệu con, đang tiếp tục triển khai các dự án nuôi tôm trên cát tại Cẩm Xuyên 250ha; trại tôm Cƣơng Gián; hạ tầng các vùng nuôi tôm trên cát theo quy hoạch chi tiết cũng đang đƣợc đầu tƣ xây dựng.

Hiệu quả các mô hình sản xuất đều cho hiệu quả kinh tế cao nhất là các mô hình nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao, nuôi trên cát; nuôi tôm trong ao đất mật

độ 30 - 40 con/m2

có quạt nƣớc theo hƣớng bền vững; nuôi cá lồng bè trên sông,…[Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2012-2013]

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các loại đất dải ven biển (số lƣợng, đặc điểm, tính chất, sự phân bố) - Các loại sử dụng đất

- Các loại cây trồng, vật nuôi chính gắn với các loại sử dụng đất - Kinh tế hộ nông dân và cơ sở sử dụng đất để sản xuất

- Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan tới sử dụng dải ven biển cho phát triển nông nghiệp.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu bao gồm 6 huyện và 1 thành phố ven biển của tỉnh Hà Tĩnh là:TP Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Ranh giới vùng nghiên cứu đƣợc khoanh vẽ trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 đối với vùng.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường và tác động tới sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho dùng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)