Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho dùng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 37)

2.2.1. Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường và tác động tới sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh.

2.2.1.1. Đánh giá các yếu tố về tự nhiên

2.2.1.2. Đánh giá các yếu tố về kinh tế - xã hội 2.2.1.3. Đánh giá các yếu tố về môi trƣờng

2.2.2. Nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả của các phương thức canh tác hiện có ở dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh.

2.2.2. 1. Nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất dải ven biển. 2.2.2. 2. Nghiên cứu về kinh tế hộ liên quan tới sử dụng dải ven biển. 2.2.2. 3. Nghiên cứu các giải pháp sử dụng hợp lý dải ven biển.

2.2.3. Xác định khả năng khai thác, sử dụng dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh cho phát triển nông nghiệp bền vững. phát triển nông nghiệp bền vững.

2.3. Phư ng pháp nghiên cứu

1. Phƣơng pháp kế thừa các thông tin, tƣ liệu đã có, trong đó có những tài liệu rất có giá trị nhƣ: các kết quả nghiên cứu về số lƣợng, chất lƣợng đất cát biển và bãi bồi ven biển của Viện QH&TKNN; các kết quả nghiên cứu về đất cát vùng TH - NA - HT; kết quả nghiên cứu của báo cáo phát triển kinh tế ven biển của Viện nghiên cứu chiến lƣợc, niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012…

2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa nghiên cứu về các loại hình sử dụng đất dải ven biển để xác định khả năng khai thác, sử dụng và cải tạo chúng đƣợc phân theo các đối tƣợng nhƣ sau:

- Các điểm đại diện cho các loại đất chính: nhóm đất cát biển, nhóm đất mặn, đất phèn, nhóm đất xám – bạc màu, nhóm đất lầy và đất than bùn, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.

- Loại sử dụng đất có hiệu quả bền vững, theo các công thức luân canh có quy mô lớn về diện tích.

- Các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao và có triển vọng phát triển.

3. Phƣơng pháp điều tra kinh tế hộ nông dân theo phƣơng pháp (PRA), để phân tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động của hộ nông dân trên dải ven biển.

4. Điều tra, đánh giá mức độ thích hợp các loại đất dải ven biển với các loại sử dụng đất đƣợc lựa chọn theo TCVN 8409: 2010.

5. Phƣơng pháp đánh giá sử dụng đất bền vững theo quan điểm của FAO: * Hiệu quả kinh tế tập trung xác định các chỉ tiêu:

- Thu nhập thuần = Tổng thu nhập – Tổng chi phí. - Hiệu quả một đồng chi phí = Tổng thu/tổng chi phí. Trong đó:

+ Tổng thu nhập/1ha = Sản lƣợng x giá bán.

+ Tổng chi phí/1ha = Giống + phân bón + thuốc BVTV + Công lao động. * Hiệu quả xã hội:

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lƣợng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập tới một số chỉ tiêu sau:

- Mức độ chấp nhận của ngƣời dân - Khả năng đảm bảo an toàn lƣơng thực - Khả năng thu hút lao động

- Giá trị ngày công lao động. * Hiệu quả môi trƣờng:

Đánh giá hiệu quả môi trƣờng là xem xét trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân gây áp lực đến môi trƣờng nhằm loại bỏ các loại sử dụng đất có khả năng gây tác động xấu đến môi trƣờng sinh thái. Các tác động đến môi trƣờng cần phân tích ở vùng nghiên cứu là:

- Cải thiện và bảo vệ môi trƣờng đất - Duy trì ổn định môi trƣờng đất - Ô nhiễm nhẹ môi trƣờng đất - Ô nhiễm nặng môi trƣờng đất.

6. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích hệ thống, đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của các mô hình sử dụng đất và dự báo khả năng sử dụng đất.

Các phƣơng pháp đƣợc áp dụng linh hoạt, đan xen, tuỳ thuộc vào các nội dung nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng và tác ộng c a các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tới sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển Hà Tĩnh

3.1.1. Các yếu tố về tự nhiên

Bảng 6: Diện tích và c cấu sử dụng ất các huyện, thành phố thuộc vùng nghiên cứu

Huyện (ha) Diện tích (ha) C cấu sử dụng ất (%) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Nghi Xuân 22.004 5,49 1,85 6,13 6,59 Can Lộc 30.248 11,92 1,95 8,77 10,67 Thạch Hà 35.453 11,65 2,32 10,71 12,7 Cẩm Xuyên 63.643 12,47 9,62 8,61 10,32 Kỳ Anh 104.187 17,9 16,62 22,88 15,84 TP. Hà Tĩnh 5.663 2,11 0,02 2,92 6,64

Lộc Hà 11.853 4,02 0,43 3,18 5,08

Cộng 273.051 65,56 32,81 57,07 67,84

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2012]

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17o53'50'' đến 18o45'40'' vĩ độ Bắc; 10505'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp với tỉnh Nghệ An. - Phía Tây giáp Lào.

- Phía Đông giáp với biển Đông. - Phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình.

Hà Tĩnh có thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 11 huyện. Diện tích tự nhiên (DTTN) là 599.731ha, trong đó 9.200ha đất ở; 122.225ha đất nông nghiệp; 351.266ha đất lâm nghiệp; 44.742ha đất chuyên dùng; 34.616ha đất chƣa sử dụng.

Số liệu ở bảng 6 cho thấy: các huyện ven biển có diện tích 273.051ha, chiếm 45,52% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm tới 65,56% và đất lâm nghiệp chiếm 32,81%. Do vậy, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng.

Hà Tĩnh có 127km đƣờng quốc lộ 1A, 87km đƣờng Hồ Chí Minh và 70km đƣờng sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hƣớng Bắc Nam, có đƣờng quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85km, quốc lộ 12 dài 55km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đƣờng giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lƣu văn hoá phát triển kinh tế xã - xã hội.[12]

3.1.1.1. Đặc điểm địa hình

Nằm ở phía Đông dãy Trƣờng Sơn, Hà Tĩnh có địa hình hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 1,2%. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông suối đã tạo nên 137 km bờ biển, có nhiều sông, cửa lạch và các bãi biển đẹp. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, dãy núi phía Tây có độ cao trung bình 1.500 m, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành các vùng sinh thái khác nhau.

Địa hình vùng này dốc thoải từ Tây sang Đông, có cao độ tuyệt đối từ +2,00 đến +4,00 m, khu vực sát biển có cao độ tự nhiên từ +1,00m trở xuống, phần lớn đất đai chua và bị nhiễm mặn. Sản xuất, canh tác vùng này chủ yếu là trồng lúa và màu. Các vùng ven cửa sông, cửa biển chủ yếu là sinh vật mặn, lợ sinh sống, vùng này rất thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Do địa hình dốc nên đất đai phần lớn bị xói mòn, bạc màu, có 4 dạng địa hình sau:

Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: kiểu địa hình này tạo thành một dãy hẹp nằm dọc biên giới Việt Lào, gồm các núi cao trên 1.000m, trong đó có một số đỉnh cao trên 2.000m nhƣ Pulaleng (2.711m), Rào Cỏ (2.335m).

Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của tỉnh có độ cao dƣới 1.000m, cấu trúc địa chất tƣơng đối phức tạp.

Thung lũng kiến tạo - xâm thực: kiểu địa hình này chiếm một phần diện tích nhỏ nhƣng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dƣới 300m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu.

Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển: dải đồng bằng ven biển hẹp chạy theo quốc lộ 1A và thƣờng bị cắt ngang. Bãi cát chạy dọc suốt 100km ven biển với nhiều cửa lạch tạo thành những điểm du lịch đẹp và nhiều ngƣ trƣờng có địa hình trung bình trên dƣới 3m, bị uốn lƣợn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tƣơng đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn, đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình.. Dải đồng bằng trung du Thanh – Nghệ – Tĩnh đƣợc hình thành từ những trầm tích biển tuổi Đệ tứ xen kẽ các suối. Các loại địa hình này đã tạo cho Hà Tĩnh điều kiện phát triển nông nghiệp và nhiều cảnh quan du lịch có giá trị. [12][13]

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Đặc điểm chung của khí hậu của tỉnh Hà Tĩnh là nóng ẩm, mƣa nhiều với 2 mùa rõ rệt. Vùng nghiên cứu là vùng tiếp giáp của 2 chế độ khí hậu: khí hậu đồng bằng Bắc Bộ và khí hậu Bắc Trung Bộ, do đó tạo nên chế độ khí hậu phức tạp, thậm chí có phần khắc nghiệt (khí hậu nhiệt đới gió mùa).

Chế độ nhiệt: nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thƣờng cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Trong năm, nhiệt độ không khí cực đại vào

tháng 7 (trung bình 27,6 - 29,7oC) và cực tiểu vào tháng 1 (trung bình 16,5 - 20oC) nếu đi từ Bắc vào Nam. Gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về đến địa phận Hà Tĩnh bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc nên chế độ nhiệt trong vùng phân 2 mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9. Biên độ nhiệt năm từ 9,4 - 12,7oC theo xu hƣớng giảm dần từ Bắc vào Nam. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm từ 5,7 - 6,2oC. Nhƣ vậy, chế độ nhiệt trong vùng phân hoá theo vĩ độ, độ cao và theo mùa phụ thuộc vào mức độ ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc.

Chế độ bức xạ: do chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc nên chế độ bức xạ ở đây không dồi dào nhƣ vùng Trung và Nam Trung bộ. Tổng lƣợng bức xạ năm dao động từ 100 - 130 kcal/cm2/năm, tháng 7 có lƣợng bức xạ cao nhất (15 - 17 kcal/cm2). Hà Tĩnh do có mƣa lớn nên lƣợng bức xạ thấp nhất vùng ven biển Bắc Trung bộ và là khu vực có lƣợng bức xạ ít của nƣớc ta.

Lượng mưa: Hà Tĩnh là tỉnh có lƣợng mƣa nhiều ở miền Trung, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lƣợng mƣa bình quân hàng năm đều trên 2.000mm, cá biệt có nơi trên 3.000mm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, 12 ở Hà Tĩnh, lƣợng mƣa ở thời kỳ khô nóng nhất (tháng 6, 7) thấp hơn nhiều so với đầu mùa mƣa, số ngày mƣa trung bình năm từ 120 - 160 ngày.

Độ ẩm không khí trung bình từ 82 - 87%.

Chế độ gió: mùa đông (tháng 9 - tháng 2 năm sau) thịnh hành gió Bắc và Đông Bắc với tần suất 30 - 40%. Mùa hè thịnh hành gió Đông Nam và Nam với tần suất khoảng 30%.

Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt khác: gió Phơn Tây Nam (gió Lào) khô nóng xuất hiện trung bình 40 - 50ngày/năm. Đây là một trong những vùng gió Lào khô nóng xuất hiện nhiều và mạnh nhất ở nƣớc ta. Gió Lào khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 (mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 7).

Dải ven biển Hà Tĩnh chịu ảnh hƣởng trực tiếp và nặng nề của bão kéo theo là lũ lụt, ngập úng trầm trọng. Bão bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. Theo số liệu thống kê 30 năm (1955 - 1985) có 36 - 43 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển các tỉnh khu vực Bắc miền Trung trong đó có Hà Tĩnh. Tháng 8 có nhiều bão nhất với trung bình 11

cơn. Bão thƣờng kèm theo mƣa to, gió lớn và gây ra lũ lụt…Ngoài ra, còn xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết khí hậu khác nhƣ: sƣơng muối, mƣa phùn, dông,...

Nhìn chung, điều kiện khí hậu khắc nghiệt của tỉnh Hà Tĩnh nên bắt buộc phải canh tác nhiều loại cây trồng để thích ứng với điều kiện tự nhiên, đặc biệt là do mùa đông ngắn hơn các tỉnh phía Bắc nên có thể tăng vụ.[12][13]

3.1.1.3. Đặc điểm thủy văn:

Sông ngòi: hệ thống sông ngòi nhiều nhƣng ngắn, dài nhất là sông Ngàn Sâu 131km, ngắn nhất là sông Cày 9km; sông Lam đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37km. Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:

- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lƣu vực rộng 2.061km2; có nhiều nhánh sông bé nhƣ sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trƣơi.

- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86km, lƣu vực 1.065km2, nhận nƣớc từ Hƣơng Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội.

- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển: có 4 cửa biển chính là Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhƣợng, Cửa Khẩu. Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nƣớc, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lƣợng nƣớc phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và tƣới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.

Biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đƣờng đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lƣợng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cƣ trú. Trữ lƣợng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi,... 7 - 8 ngàn tấn/năm nhƣng mới khai thác đƣợc 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu...

Thủy triều: Hà Tĩnh có chế độ nhật triều không đều, trong tháng có tới nửa số ngày có 2 lần nƣớc lên và 2 lần nƣớc xuống, biên độ triều từ 2 - 3m. Với biên độ triều của các sông vùng hạ du nhỏ nên không xuất hiện vùng nƣớc cao do triều. Nƣớc dâng

cao chủ yếu do lũ từ thƣợng lƣu các sông đổ về. Do đó, đầu tƣ về thuỷ lợi nhằm tiêu thoát lũ là vấn đề cấp thiết.[12][13]

3.1.1.4. Tài nguyên đất dải ven biển Hà Tĩnh

Dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên (DTTN) là 64.570 ha đƣợc chia thành 3 nhóm: đất cát, đất mặn, đất phèn với 7 loại đất: đất cồn cát trắng vàng (Cc), đất cát biển (C), đất ngập triều (NT), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình (M), đất mặn ít (Mi), đất phèn trung bình mặn ít (SMi).[17][23]

a. Nhóm đất cát

* Cồn cát trắng vàng (Cc)

Đất cồn cát ở dải ven biển Hà Tĩnh có diện tích lớn với 12.340ha (19,11% diện tích tự nhiên). Đất cồn cát phân bố hầu hết ở các huyện thuộc vùng nghiên cứu trừ TP Hà Tĩnh trong đó huyện Thạch Hà có diện tích lớn nhất 3.384 ha chiếm 27,42% diện tích đất cồn cát của vùng.

Bảng 7: Phân loại và quy mô diện tích các loại ất thuộc vùng nghiên cứu

Đơn vị : Ha Huyện (thị) STT Tên ất kiệu Tổng Nghi Xuân Can Lộc Lộc Thạch TP. Hà Tĩnh Cẩm Xuyên Kỳ Anh I Nhóm ất cát C 38.020 8010 1.740 1.755 11.889 1.240 5.890 7.500 1 Đất cồn cát Cc 12.340 2.110 600 522 3.384 3.020 2.740 2 Đất cát biển C 25.680 5.900 1.140 1.223 8.505 1.240 2870 4.760 II Nhóm ất mặn M 8.090 450 928 450 1.998 800 3.460 1 Đất ngập triều NT 2.880 450 80 119 891 420 1.010 2 Đất mặn nhiều Mn 840 72 648 120 3 Đất mặn trung bình M 1.570 80 27 63 1.400 4 Đất mặn ít Mi 2.800 768 232 396 380 930 III Nhóm ất phèn S 16.450 1.400 2.456 1.094 4.320 1.290 2.420 3.470 1 Đất phèn TB mặn ít SM i 16.450 1.400 2.456 1.094 4.320 1.290 2.420 3.470 Sông suối 2.010 360 105 135 450 960 Tổng 64.570 9.860 6.850 2.954 20.380 2.530 9.560 15.390

(Nguồn: Viện QH&TKNN, 2010)

Cồn cát vàng có màu đặc trƣng là màu vàng hoặc màu da cam và có sự phát triển yếu, mức độ ổn định cao hơn, ít di động. Cồn cát trắng gồm những đụn, cồn hoặc

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho dùng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)