Giải pháp thực hiện các đề xuất:

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho dùng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 91)

3.3.4.1. Giải pháp cho toàn vùng nghiên cứu

- Tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất, do đất chƣa sử dụng không còn nên chỉ mở rộng thêm đƣợc 70 ha đất nông nghiệp (chủ yếu là diện tích trồng sú, vẹt, đƣớc) nên duy trì diện tích đất nông nghiệp theo hƣớng tăng hệ số sử dụng đất và đầu tƣ tăng năng suất cây trồng để ổn định sản xuất đáp ứng nhu cầu.

- Căn cứ vào quy hoạch chung cần cụ thể hóa quy hoạch riêng cho phù hợp và xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, rà soát lại những diện tích đất sản xuất nông nghiệp không hiệu quả có biện pháp khuyến cáo, hƣớng dẫn ngƣời sản xuất chuyển đổi sang loại hình khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến, khuyến khích các nhà máy, cơ sở chế biến đầu tƣ cho vùng nguyên liệu, áp dụng công nghệ chế biến theo hƣớng hiện đại nhằm đa dạng sản phẩm nâng cao giá trị của cây trồng, tạo đầu ra ổn định.

* Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng

- Đối với hệ thống thuỷ lợi: tiếp tục củng cố, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi ở các vùng trồng lúa tăng khả năng tới tiêu chủ động cho sản xuất lúa 2 vụ, quy hoạch xây dựng hệ thống đê sông đê biển ở các vùng lúa chịu ảnh hƣởng của mực nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu.

- Đối với hệ thống giao thông: tập trung đầu tƣ kiên cố hoá và mở rộng mạng lới đƣờng nông thôn để lƣu thông hàng hóa bằng phƣơng tiện cơ giới.

- Đối với hệ thống sản xuất, chế biến, bảo quản giống: Nhà nƣớc đầu tƣ nâng cấp kết cấu hạ tầng đáp ứng các điều kiện quy trình làm giống tốt, khuyến khích nghiên cứu, mua bán chuyển nhƣợng giữa các vùng để chọn bộ giống cây trồng và thủy sản thích hợp, năng suất cao ở các tỉnh thuộc vùng.

- Xã hội hoá việc đầu tƣ phát triển hết cấu hạ tầng tại vùng đất không phải vùng chuyên lúa để thu hút đầu tƣ các khu dịch vụ nông nghiệp.

3.3.4.2.. Các giải pháp về khoa học công nghệ phát triển sản xuất

- Nhà nƣớc hỗ trợ ngân sách cho các Viện, trƣờng tiếp tục nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lƣợng cao có khả năng kháng sâu bệnh tốt để nhân nhanh phục vụ cho sản xuất.

- Bố trí cơ cấu giống hợp lý:

+ Vùng có điều kiện thâm canh thấp, dinh dƣỡng đất hạn chế nên đƣa các giống không cần đầu tƣ thâm canh cao vào sản xuất.

+ Vùng có điều kiện thâm canh cao nên bố trí các giống có tiềm năng năng suất cao phù hợp với điều kiện thâm canh.

* Canh tác và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:

- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trồng, chăm sóc và thâm canh thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng, nhân rộng mô hình canh tác đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, bền vững và phù hợp với vùng sinh thái ven biển.

- Khuyến khích đƣa cơ giới hóa vào sản xuất; tiến hành đồng bộ từ khâu trồng đến khâu thu họach và chế biến nhằm hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế; tăng khả năng cạnh tranh của các nông sản hàng hóa trên thị trƣờng trong và ngoài vùng.

- Tăng cƣờng công tác khuyến nông để đƣa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với tập quán và điều kiện canh tác khác nhau.

+ Đẩy mạnh đầu tƣ thâm canh, ứng dụng các tiến bộ về giống, phân bón; tăng cƣờng sử dụng các loại phân hữu cơ vào sản xuất.

+ Chú trọng luân, xen canh cây trồng theo hƣớng khai thác sinh thái đa tầng, chống suy thoái đất và môi trƣờng, đa dạng sản phẩm.

+ Công tác BVTV cần đặc biệt chú ý, hƣớng dẫn nông dân áp dụng phƣơng pháp quản lý dịch hại IPM, dự tính, dự báo kịp thời để có biện pháp xử lý hiệu quả.

+ Ứng dụng các máy móc thiết bị nông cụ có hiệu quả phù hợp với địa phƣơng từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế bảo quản.

- Công tác theo dõi, dự báo về tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Chi cục Bảo vệ Thực vật các tỉnh phải thƣờng xuyên có đánh giá về tình hình sâu bệnh, đặc biệt là một số bệnh mới gây hại để hƣớng dẫn cho ngƣời trồng để phòng ngừa sâu bệnh hại có hiệu quả.

- Các Viện nghiên cứu nông nghiệp có kế hoạch tập trung công tác nhập nội, chọn lọc, đánh giá và đƣa ra sản xuất thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi tốt có khả năng chống chịu với sâu bệnh.

- Áp dụng biện pháp IPM vào phòng trừ sâu bệnh, áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững; trồng xen canh, luân canh lúa với các cây họ đậu (lạc, đậu tƣơng..), tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để cải tạo đất tạo điều kiện cho cây sinh trƣởng phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng sâu bệnh cho cây.

- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật: tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, nông dân nâng cao hiểu biết về cây trồng, vật nuôi và các qui trình kỹ thuật, các tiến bộ về giống, canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại theo hƣớng sinh thái bền vững.

* Chế biến và tiêu thụ

- Các nhà máy chế biến cần quan tâm đầu tƣ nâng cao năng lực chế biến, đầu tƣ thiết bị máy móc theo hƣớng hiện đại, đa dạng các sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Gắn kết nhà máy chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu, các nhà máy cần có chính sách đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý tránh tình trạng để tƣ thƣơng ép giá gây thiệt hại cho ngƣời trồng, tạo lòng tin cho nông dân yên tâm sản xuất, đầu tƣ thâm canh nâng cao năng suất, chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

- Các doanh nghiệp cần tích cực xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu sản phẩm, tạo đầu ra ổn định, nâng cao giá trị của cây trồng, vật nuôi thúc đẩy sản xuất.

* Cơ chế chính sách: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách đất đai: thực hiện tốt chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai ổn định lâu dài cho hộ nông dân tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân yên tâm đầu tƣ sản xuất.

- Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí một phần cho các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đầu tƣ máy móc, trang thiết bị xử lý chất thải phát sinh trong quá trình nuôi tránh ô nhiễm môi trƣờng.

- Đầu tƣ nguồn vốn ngân sách cho các chƣơng trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo để có hỗ trợ thêm vốn ƣu đãi cho đầu tƣ sản xuất nông nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học về giống, quy trình canh tác, phòng trừ sâu bệnh.

- Hỗ trợ nguồn kinh phí cho công tác khuyến nông, hƣớng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững và đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đƣa nhanh giống mới có năng suất cao, chịu mặn tốt và phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng của vùng.

- Có chính sách đầu tƣ cho vùng nguyên liệu, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng: Đƣờng giao thông, đƣờng điện...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Dải ven biển Hà Tĩnh có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nền kinh tế - xã hội còn phát triển thấp. Hiện nay, vùng nghiên cứu đã có phát triển mạnh mẽ hơn trong công nghiệp, dịch vụ thể hiện qua sự gia tăng GDP qua các năm. Tuy nhiên, dựa trên cơ cấu kinh tế thì nông nghiệp chiếm 25,85%, do đó nền nông nghiệp ở dải ven biển Hà Tĩnh vẫn chiếm vị trí quan trọng.

2. Dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh có DTTN 64.570 ha đƣợc hình thành từ 3 nhóm đất với 7 loại đất, trong đó nhóm cồn cát và đất cát biển có diện tích 38.020 ha chiếm 58,9% DTTN, nhóm đất mặn có diện tích 5.210 ha chiếm 8,1% và nhóm đất phèn có 16.450 ha chiếm 25,5% DTTN. Các loại đất ven biển Hà Tĩnh thƣờng có độ phì thấp. Trong đó, đất cát có phản ứng chua đến ít chua (pHKCl 4 - 6), hàm lƣợng sét trong đất rất thấp (8 - 15%), nghèo chất hữu cơ (<0,1%), đạm tổng số rất nghèo (<0,05%); lân, kali đều nghèo đến rất nghèo. Do đó nền nông nghiệp Hà Tĩnh phải canh tác thêm hoa màu bên cạnh trồng lúa trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ở những vùng đất mặn, phèn.

3. Dải ven biển Hà Tĩnh có 9 loại sử dụng đất, chủ yếu là canh tác lúa, lúa màu (45,61%), trồng rừng chắn cát và nuôi trồng thủy sản. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai đã đề xuất hƣớng sử dụng bền vững đất nông nghiệp 5.0767,9 ha, tăng 70 ha so với hiện trạng, do khai thác từ đất chƣa sử dụng; đất lâm nghiệp hiện có 8.563,7ha, đề xuất sử dụng 8.700 ha (tăng 136,2 ha); nuôi trồng thủy sản là loại hình có hiệu quả kinh tế cao và đang có xu hƣớng mở rộng nên đề xuất diện tích là 3.500 ha tăng 21 ha; đất nông nghiệp khác đề xuất 20 ha tăng 12,4ha. Diện tích đất ven biển còn lại là 6 ha.

4. Đề xuất đƣợc 5 nhóm giải pháp chung gồm: giải pháp về quy hoạch sử dụng đất, giải pháp đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng; giải pháp khoa học công nghệ; giải pháp về chế biến, tiêu thụ sản phẩm và giải pháp về chính sách.

Áp dụng kết quả nghiên cứu vào khu vực, song để triển khai thực hiện cần lập các dự án quy hoạch chi tiết gắn với việc xây dựng các mô hình.

Dải ven biển là vùng sinh thái nhạy cảm nên việc đầu tƣ sản xuất cần phải có đánh giá tác động về môi trƣờng để sử dụng đất bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Đình Bắc (2010),“ Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất cho phát triển Nông nghiệp vùng ven biển Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học Đất số 35, tr.115 - 120.

2. Vũ Đình Bắc (2010), “Hiệu quả sử dụng đất cát ven biển”, Tạp chí Khoa học Đất số 34, tr.179-184.

3. Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh (2012), Kết quả điều tra kinh tế trang trại năm 2010-2012 tỉnh Hà Tĩnh.

4. Phạm Quang Hà (2007), Báo cáo trọng điểm cấp bộ nghiên cứu xây dựng chất lượng nền đất Phèn Việt Nam, Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa.

5. Phạm Quang Hà (2006), Xây dựng chất lượng nền môi trường đất mặn năm 2006, Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa.

6. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất việt Nam, Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

7. Phạm Việt Hoà (2001), Điều tra đánh giá hiện trạng về môi trường sinh thái vùng đất cát và các đầm phá ven biển miền trung nhằm chống sa mạc hoá bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đề tài điều tra cơ bản.

8. Phan Liêu (1981), Đất cát biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

9. Nguyễn Thị Lâm (2006), Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất cát và bãi bồi ven biển vùng Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh, luận văn thạc sỹ Đại Học Huế.

10. Niên giám thống kê Việt Nam tóm tắt (2012).

11. Phòng thống kê các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh, niên giám thống kê các năm 2005 – 2012. 12. Sở NN Và PTTN Hà Tĩnh (2000), Những đặc điểm về khí tượng thủy văn Hà Tĩnh.

13. Trung tâm khuyến nông – khuyến ngƣ tỉnh Hà Tĩnh (2008), Báo cáo 15 năm hoạt động khuyến nông khuyến ngư 1993 – 2008.

14. Viện Chiến lƣợc Phát triển (2006), Báo cáo cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế xã hội ven biển Việt Nam và đề xuất các mô hình phát triển.

15. Viện QH&TKNN (2010), Điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển làm căn cứ quy hoạch phát triển bền vững.

16. Viện QH&TKNN (1993), Đánh giá đất đai vùng Duyên Hải Bắc Trung bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền.

17. Viện QH&TKNN (1995), Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng Bắc Trung bộ.

18. Viện QH&TKNN (1995), Quy hoạch tổng thể sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Trung bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Viện QH&TKNN(1998), Điều tra đánh giá các yếu tố tự nhiên – kinh tế xã hội làm căn cứ quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các huyện ven biển vùng Bắc Trung bộ.

20. Viện Quy hoạch&TKNN(2001), Điều tra đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội làm căn cư điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ.

21. Viện QH&TKNN(2003), Định hướng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ.

22. Viện QH&TKNN (2006), Đánh giá đất tỉnh Hà Tĩnh.

23. Viện QH & TKNN(2009), Tài nguyên đất Việt Nam – Thực trạng và tiềm năng sử dụng.

Tài liệu tiếng Anh

24. Adele Richardson (2001), Soil, The Bridgestone science library.

25. Cynthia Lynn Fornari (1996), Gardening in sandy soil, Storey's Country Wisdom Bulletins.

26. World soil resources reports(2006), World reference base for soil resources 2006.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho dùng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 91)