Đánh giá mức độ thích hợp của vùng nghiên cứu với các loại sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho dùng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 84)

3.2.4.1. Căn cứ

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu, yêu cầu sử dụng đất của 9 loại sử dụng đất và kết quả tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh, tiến hành đánh giá mức độ thích hợp của 9 loại sử dụng đất theo 4 cấp với các ký hiệu nhƣ sau:

S1: Rất thích hợp S2: Thích hợp S3: Ít thích hợp N: Không thích hợp

- Đất rất thích hợp (S1): là đất có điều kiện thuận lợi cho từng loại sử dụng, đầu tƣ ở mức độ nhất định, năng suất các loại cây trồng cao.

- Đất thích hợp (S2): là loại đất có yếu tố hạn chế nhẹ đến loại sử dụng.

- Đất ít thích hợp (S3): là những loại đất có một hoặc vài yếu tố hạn chế nghiêm trọng ảnh hƣởng tới sử dụng đất, cần phải đầu tƣ cải tạo lớn nên hiệu quả kinh tế thấp.

- Đất không thích hợp (N): là những loại đất có nhiều yếu tố hạn chế nghiêm trọng, đòi hỏi mức độ đầu tƣ cải tạo quá lớn, hiện tại không thể thực hiện đƣợc.

3.2.4.2.. Kết quả đánh giá

Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của 9 loại sử dụng đất với đất ven biển Hà Tĩnh (bảng 34) cho thấy:

1) 2 lúa: diện tích đất thích hợp là 25.590 ha chiếm 50,4% diện tích đánh giá. Trong đó, rất thích hợp (S1): 19.978 ha chiếm 78,1% và thích hợp (S2): 5.612 ha chiếm 21,9%.

Bảng 33: Kết quả phân hạng thích hợp ất cát ven biển tỉnh Hà Tĩnh

(Đơn vị tính: ha) TT Loại sử dụng ất Tổng số Mức thích hợp Tổng (S1+S2+S3) S1 S2 S3 N 1 2 lúa 50.774 25.590 19.978 5.612 25.184 2 2 lúa + 1 màu 50.774 19.191 6.038 13.153 31.583

3 1 lúa + 1 màu 50.774 33.573 15.102 10.488 7.983 17.201 4 Chuyên màu và cây CNNN 50.774 28.697 15.102 5.612 7.983 22.077

5 Cây lâu năm 50.774 25.477 25.477 25.297

6 Nuôi trồng thuỷ sản 50.774 15.498 370 14.634 494 35.276 7 Rừng sú, vẹt, đƣớc 50.774 17.149 386 15.112 1.651 33.625 8 Rừng trồng (phi lao,bạch đàn) 50.774 12.859 12.859 37.915

9 Đồng muối 50.774 414,79 400 14,79 50.359

2) 2 lúa + 1 màu: diện tích đất thích hợp là 19.191 ha chiếm 37,8% diện tích đánh giá. Trong đó, rất thích hợp (S1) 6.038 ha chiếm 31,5% và thích hợp (S2) 28.423,1 ha chiếm 68,5%.

3) 1 lúa + 1 màu: diện tích đất thích hợp là 33.573 ha chiếm 66,1% diện tích đánh giá. Trong đó, rất thích hợp (S1) 15.102 ha chiếm 45%; thích hợp (S2) 10.488 ha chiếm 31,2% và ít thích hợp (S3) 7.983 ha chiếm 23,8%.

4) Chuyên màu và cây CNNN: diện tích đất thích hợp là 28.697 ha chiếm 56,5% diện tích đánh giá. Trong đó rất thích hợp (S1) 15.102 ha chiếm 52,6%; thích hợp (S2) 5.612 ha chiếm 19,6% và ít thích hợp (S3) 7.983 ha chiếm 27,8%.

5) Cây ăn quả: diện tích thích hợp (S2) 25.447 ha chiếm 50,1% diện tích đánh giá.

6) Nuôi trồng thuỷ sản: diện tích đất thích hợp là 15.498 ha chiếm 30,5% diện tích đánh giá. Trong đó, rất thích hợp (S1) 370 ha chiếm 2,4%; thích hợp (S2) 14.634 ha chiếm 94,4% và ít thích hợp (S3) 494 ha chiếm 3,2%.

7) Rừng sú, vẹt, đƣớc: diện tích đất thích hợp là 17.149 ha chiếm 33,8% diện tích đánh giá, trong đó rất thích hợp (S1) 386 ha chiếm 2,3%; thích hợp (S2) 15.112 ha chiếm 88,1% và ít thích hợp (S3) 1.651 ha chiếm 9,6%.

8) Rừng phi lao, bạch đàn: Diện tích đất rất thích hợp (S1) là 12.859 ha chiếm 25,3% diện tích đánh giá.

9) Đồng muối: Diện tích đất thích hợp (S1) là 414,79ha chiếm 0,81% diện tích đánh giá.

3.3. Đề xuất các giải pháp ể khai thác sử dụng bền vững ất ven biển c a tỉnh Hà Tĩnh

3.3.1. Cơ sở khoa học đề xuất sử dụng dải ven biển Hà Tĩnh

3.3.1.1. Những lợi thế của vùng nghiên cứu như:

- Tiềm năng quỹ đất và khả năng sử dụng cho nông nghiệp, vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của vùng.

- Sự đa dạng về khí hậu, đất đai, địa hình hình thành nhiều tiểu vùng sinh thái nông nghiệp cho phép đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

- Nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó.

3.3.1.2. Sự phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất và khả năng ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất trong nước và ngay trong vùng.

3.3.1.3. Sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm vùng ven biển rất nhanh, trong đó có những sản phẩm có nhiều khả năng xuất khẩu có giá trị cao.

3.3.1.4. Kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học đất và hiện trạng sử dụng đất dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh.

3.3.1.5. Khả năng tưới trên vùng nghiên cứu.

3.3.2. Cơ sở lựa chọn các loại sử dụng đất bền vững

Việc lựa chọn các loại sử dụng đất bền vững, thích hợp cho vùng nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở xem xét, kết hợp 4 nhóm chỉ tiêu:

+ Quan hệ giữa các loại sử dụng đất với lợi ích của ngƣời sản xuất: lợi ích của ngƣời sản xuất đƣợc đánh giá căn cứ vào các chỉ tiêu: mức đầu tƣ, tổng thu nhập, lãi thuần, tỷ suất lợi nhuận và giá trị ngày công.

+ Quan hệ giữa các loại sử dụng đất với bảo vệ đất và môi trƣờng: theo quan điểm sinh thái bền vững thì hệ thống cây trồng hợp lý ngoài việc đem lại lợi ích kinh tế còn phải có tác dụng bảo vệ, bồi dƣỡng độ màu mỡ của đất, tránh gây xói mòn hay làm thoái hoá đất và ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng.

+ Quan hệ giữa loại sử dụng đất với khả năng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật: khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật của các loại sử dụng đất thể hiện ở hai dạng: Khả năng sử dụng các giống cây trồng mới, tiên tiến, cho năng suất cao của loại sử dụng đất

và mức độ thích ứng của loại sử dụng đất với trình độ canh tác tiên tiến và mức đầu tƣ thâm canh cao.

+ Quan hệ giữa các loại sử dụng đất với khả năng tiêu thụ sản phẩm: khả năng tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra là khâu cuối của quá trình sản xuất, tạo điều kiện tái đầu tƣ cho giai đoạn tiếp theo hình thành chu trình khép kín. Khả năng tiêu thụ sản phẩm mạnh là động lực thúc đẩy quá trình đầu tƣ thâm canh mở rộng diện tích.

3.3.3. Kết quả đề xuất sử dụng bền vững đất cát ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tính chất lý, hóa học đất ven biển Hà Tĩnh và hiệntrạng sử dụng của vùng và kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nên đã đƣa ra các biện pháp sử dụng đất ven biển bền vững thể hiện rõ ở bảng 34.

- Số liệu bảng 34 cho thấy: đất nông nghiệp 50.767,9ha tăng 70ha so với hiện trạng diện tích tăng thêm là do khai thác từ đất chƣa sử dụng, trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 97,5ha qua những nghiên cứu về đặc điểm đất ven biển ở tỉnh Hà Tĩnh nên đẩy hƣớng sản xuất tập trung hơn cho lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ cho hiệu quả lớn hơn mặc dù đất nông nghiệp vẫn tăng. Trong đất sản xuất nông nghiệp, đề xuất chi tiết các loại sử dụng đất nhƣ sau:

Bảng 34: Đề xuất sử dụng bền vững ất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

(Đơn vị tính: ha)

STT Loại sử dụng ất Hiện trạng Đề xuất Tăng (+), giảm (-)

1 Đất nông nghiệp 50.697,9 50.767,9 70,0

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 38.405,4 38.307,9 -97,5

1 2 lúa 11.250,7 9.682,0 -1.568,7 2 2 lúa + 1 màu 8.010,6 11.100,0 3.089,4 3 1 lúa + 2 màu 4.700,0 4.700,0 4 1 lúa + 1 màu 8.644,1 2.600,0 -6.044,1 5 1 vụ lúa 1.546,8 500,0 -1.046,8 6 Chuyên màu và cây CNNN 4.994,1 5.725,9 731,8 8 Cây lâu năm 3.959,0 4.000,0 41,0

1.2 Đất lâm nghiệp 8.563,8 8.700,0 136,2

11 Rừng sú, vẹt, đƣớc 815,4 1.000,0 184,6 12 Rừng trồng (phi lao, bạch đàn) 7.748,4 7.700,0 -48,4

1.3 Nuôi trồng thuỷ sản 3.479,0 3.500,0 21,0

1.5 Đất nông nghiệp khác 7,6 20,0 12,4

2 Đất chưa sử dụng 76,0 6 -70,0

Cộng 50.773,9 50.773,9 0,0

+ Diện tích đất lúa 2 vụ đƣợc đề xuất 9.682 ha giảm 1.568,7 ha so với hiện trạng để chuyển sang trồng 2 lúa + 1màu, đẩy mạnh thâm canh và các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, phòng trừ dịch hại... hình thành các vùng sản xuất lúa cao sản chất lƣợng cao nhƣ ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

+ Diện tích luân canh 2 lúa + 1 màu có hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ đất tốt nên đề xuất diện tích 11.100 ha tăng 3.089,4 ha so với hiện trạng do chuyển đất lúa 2 vụ, 1 lúa + 1 màu, 1 vụ lúa sang và có nguồn nƣớc tƣới chủ động; diện tích 1 lúa + 2 màu đề xuất 4.700 ha do chuyển từ đất 1 lúa + 1 màu; diện tích 1 lúa + 1 màu đƣợc đề xuất 2.600 ha giảm 6.044 ha so với hiện trạng do chuyển sang diện tích đất 1 lúa + 2 màu và chuyên rau màu; diện tích đất 1 vụ lúa bấp bênh toàn vùng hiện còn 1.546,8 ha, diện tích đề xuất là 500 ha giảm 1.046,8 ha so với hiện trạng để chuyển sang đất chuyên màu.

- Đất lâm nghiệp hiện có 8.563,7 ha đề xuất sử dụng lên 8700 ha (tăng 136,2 ha) trong đó rừng sú vẹt, đƣớc là 815,4 ha, đề xuất tăng diện tích này lên 1.000 ha (tăng 184,46 ha so với hiện trạng) do sử dụng triệt để đất chƣa sử dụng để giữ đất ngập triều kết hợp với nuôi ngao, tôm tự nhiên. Phủ xanh toàn bộ diện tích đất trống là đất cồn cát, bãi cát bằng phi lao, bạch đàn… nhƣng diện tích có giảm đi 48,4 ha để tập trung hơn trồng sú, vẹt, đƣớc…

- Nuôi trồng thủy sản là loại hình có hiệu quả kinh tế cao và đang có xu hƣớng mở rộng. Chính vì thế đề xuất diện tích là 3.500 ha tăng 21 ha so với hiện trạng phát triển nuôi tôm sú, tôm chân trắng, tôm rảo trong quá trình sản xuất phải có các biện pháp xử lý môi trƣờng để sản xuất bền vững.

- Đất làm muối đề xuất 240 ha giảm 2,1 ha do hiệu quả sản xuất không cao nên cũng chuyển sang trồng rừng ngập mặn ven biển.

- Đất nông nghiệp khác (chủ yếu là đất dịch vụ phục vụ nông nghiệp) đề xuất 20 ha tăng 12,4 ha do chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp.

- Mở rộng diện tích chuyên màu (lạc, vừng) tăng thêm khoảng 731,8 ha nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ diện tích lúa 1 vụ và cây lâu năm hình thành vùng chuyên canh lạc, vừng nhƣ Kỳ Anh, Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

- Đất trồng cây lâu năm duy trì diện tích khoảng 7.000 ha tập trung đầu tƣ cải tạo vƣờn tạp, diện tích giảm 371 ha chuyển sang đất chuyên màu và cây CNNN.

Nhƣ vậy, tổng diện tích đất chƣa sử dụng dự kiến bằng các giải pháp đầu tƣ công trình và phi công trình đƣa vào sản xuất nông nghiệp là 70 ha, lâm nghiệp là 136,2ha và diện tích đất chƣa sử dụng còn 6 ha.

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu ở trên, dự kiến đề xuất hệ thống các công thức luân canh cây trồng, vật nuôi trên đất cát biển và bãi bồi ven biển nhƣ sau:

* Đất cồn cát: Cây ăn quả, Rừng.

* Đất cát biển: - Lúa xuân + lúa mùa + vụ đông (ngô, khoai lang...). - Màu + lúa mùa + vụ đông (ngô, khoai lang...). - Màu, cây CNNN + lúa mùa.

- Chuyên màu, cây CNNN. - Nuôi trồng thuỷ sản. - Rừng trồng.

* Đất mặn ngập triều: Rừng sú vẹt, đƣớc.

* Đất mặn nhiều: Nuôi trồng thuỷ sản, rừng trồng.

3.3.4. Giải pháp thực hiện các đề xuất:

3.3.4.1. Giải pháp cho toàn vùng nghiên cứu

- Tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất, do đất chƣa sử dụng không còn nên chỉ mở rộng thêm đƣợc 70 ha đất nông nghiệp (chủ yếu là diện tích trồng sú, vẹt, đƣớc) nên duy trì diện tích đất nông nghiệp theo hƣớng tăng hệ số sử dụng đất và đầu tƣ tăng năng suất cây trồng để ổn định sản xuất đáp ứng nhu cầu.

- Căn cứ vào quy hoạch chung cần cụ thể hóa quy hoạch riêng cho phù hợp và xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, rà soát lại những diện tích đất sản xuất nông nghiệp không hiệu quả có biện pháp khuyến cáo, hƣớng dẫn ngƣời sản xuất chuyển đổi sang loại hình khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến, khuyến khích các nhà máy, cơ sở chế biến đầu tƣ cho vùng nguyên liệu, áp dụng công nghệ chế biến theo hƣớng hiện đại nhằm đa dạng sản phẩm nâng cao giá trị của cây trồng, tạo đầu ra ổn định.

* Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng

- Đối với hệ thống thuỷ lợi: tiếp tục củng cố, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi ở các vùng trồng lúa tăng khả năng tới tiêu chủ động cho sản xuất lúa 2 vụ, quy hoạch xây dựng hệ thống đê sông đê biển ở các vùng lúa chịu ảnh hƣởng của mực nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu.

- Đối với hệ thống giao thông: tập trung đầu tƣ kiên cố hoá và mở rộng mạng lới đƣờng nông thôn để lƣu thông hàng hóa bằng phƣơng tiện cơ giới.

- Đối với hệ thống sản xuất, chế biến, bảo quản giống: Nhà nƣớc đầu tƣ nâng cấp kết cấu hạ tầng đáp ứng các điều kiện quy trình làm giống tốt, khuyến khích nghiên cứu, mua bán chuyển nhƣợng giữa các vùng để chọn bộ giống cây trồng và thủy sản thích hợp, năng suất cao ở các tỉnh thuộc vùng.

- Xã hội hoá việc đầu tƣ phát triển hết cấu hạ tầng tại vùng đất không phải vùng chuyên lúa để thu hút đầu tƣ các khu dịch vụ nông nghiệp.

3.3.4.2.. Các giải pháp về khoa học công nghệ phát triển sản xuất

- Nhà nƣớc hỗ trợ ngân sách cho các Viện, trƣờng tiếp tục nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lƣợng cao có khả năng kháng sâu bệnh tốt để nhân nhanh phục vụ cho sản xuất.

- Bố trí cơ cấu giống hợp lý:

+ Vùng có điều kiện thâm canh thấp, dinh dƣỡng đất hạn chế nên đƣa các giống không cần đầu tƣ thâm canh cao vào sản xuất.

+ Vùng có điều kiện thâm canh cao nên bố trí các giống có tiềm năng năng suất cao phù hợp với điều kiện thâm canh.

* Canh tác và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:

- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trồng, chăm sóc và thâm canh thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng, nhân rộng mô hình canh tác đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, bền vững và phù hợp với vùng sinh thái ven biển.

- Khuyến khích đƣa cơ giới hóa vào sản xuất; tiến hành đồng bộ từ khâu trồng đến khâu thu họach và chế biến nhằm hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế; tăng khả năng cạnh tranh của các nông sản hàng hóa trên thị trƣờng trong và ngoài vùng.

- Tăng cƣờng công tác khuyến nông để đƣa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với tập quán và điều kiện canh tác khác nhau.

+ Đẩy mạnh đầu tƣ thâm canh, ứng dụng các tiến bộ về giống, phân bón; tăng cƣờng sử dụng các loại phân hữu cơ vào sản xuất.

+ Chú trọng luân, xen canh cây trồng theo hƣớng khai thác sinh thái đa tầng, chống suy thoái đất và môi trƣờng, đa dạng sản phẩm.

+ Công tác BVTV cần đặc biệt chú ý, hƣớng dẫn nông dân áp dụng phƣơng pháp quản lý dịch hại IPM, dự tính, dự báo kịp thời để có biện pháp xử lý hiệu quả.

+ Ứng dụng các máy móc thiết bị nông cụ có hiệu quả phù hợp với địa phƣơng từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế bảo quản.

- Công tác theo dõi, dự báo về tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Chi cục Bảo vệ Thực vật các tỉnh phải thƣờng xuyên có đánh giá về tình hình sâu bệnh, đặc biệt là một số bệnh mới gây hại để hƣớng dẫn cho ngƣời trồng để phòng ngừa sâu bệnh hại có hiệu quả.

- Các Viện nghiên cứu nông nghiệp có kế hoạch tập trung công tác nhập nội,

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho dùng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)