Giải quyết có tình, có lý thì khó lắm

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết khiếu kiện về đất đai ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 88)

Không phải cứ nhận được đơn là giải quyết luôn đâu, phải nghiên cứu kỹ, tìm hiểu tâm tư, nguyên vọng của dân, làm đúng thì dễ, nhưng làm có tình, có lý thì khó lắm.Sống gần dân thì phải hiểu dân,biết nên vận dụng cái gì cho dân có lợi mà Nhà nước không bị ảnh hưởng. Hơn 15 năm làm địa chính, chúng tôi cũng tích lũy

được ít kinh nghiệm để nói dân không “chửi”, không cho rằng mình không công bằng.

Ông Vũ Công Hoan, cán bộđịa chính xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh

4.1.3.3 Yếu tố thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm vềđất đai

Vấn đề QLĐĐ là công việc rất khó khăn, phức tạp. Do đó, công tác thanh tra

đất đai lại càng đòi hỏi công tác chuyên môn sâu về lĩnh vực đất đai cũng như quy

định pháp luật về thanh tra. Trong khi đó, Luật đất đai cũng như Luật Thanh tra không quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra đất đai, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra đất đai ởđịa phương.

Theo quy định pháp luật thanh tra hiện hành, quy trình tiến hành một cuộc thanh tra gồm 3 bước: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Tuy nhiên trong thực tế, tiến hành một cuộc thanh tra đất đai thường có những tồn tại như sau:

- Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai nhất là công tác cấp GCNQSDĐ, đền bù, hỗ trợ, GPMB, tái định cư, công tác xử lý vi phạm về đất đai, phức tạp, rộng lớn, liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật đất đai qua các thời kỳ khác nhau, do đó trong quá trình thanh tra chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm theo nội dung thanh tra.

- Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo còn mang tính hình thức, chung chung, không cụ thể, không căn cứ vào nội dụng thanh tra, kế

hoạch tiến hành thanh ra đã được phê duyệt.

- Trước khi ra quyết định thanh tra, chưa làm tốt khâu khảo sát để thu thập thông tin, tài liệu nhằm mục đích nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm để từđó đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 Do vậy, khi ra quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra thường lúng túng, không

định hướng và phải thu thập thông tin, tài liệu lại từđầu nên thời hạn cuộc thanh tra thường trễ so với quy định, chất lượng cuộc thanh tra chưa đạt yêu cầu theo nội dung thanh tra.

4.1.3.4 Yếu tố chính sách thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng

Có nhiều nguyên nhân làm cho công tác đền bù, GPMB trầy trật, phát sinh nhiều khiếu kiện. Điều dễ nhận thấy là hệ thống văn bản có liên quan đến công tác

đền bù, GPMB, tái định cư ban hành chưa đồng bộ. Hơn thế nữa các loại văn bản thường có "tuổi thọ" không dài.

Trong khi đó công tác QLĐĐ, quản lý xây dựng của chính quyền cấp xã, phường còn nhiều bất cập, dẫn đến khó xử lý trong quá trình tổ chức thực hiện. Việc áp giá đền bù thường kéo dài và vẫn còn đó nhiều trường hợp thiếu công khai, minh bạch làm cho công tác đền bù, GPMB hết vướng lại "bí". Trong nhiều trường hợp dân phản ứng. Họ phản ứng là do áp dụng chính sách không công bằng. Không ít đơn vị tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ chưa thực hiện đúng quy trình công khai, dân chủ về chính sách, về phương án bồi thường và còn sai sót trong kiểm kê, áp giá…

Thực tế hiện nay nếu tính riêng công tác đền bù đất có thể thấy giữa thực tế

khung giá đền bù của nhà nước áp dụng và giá đất thực tế hay mong muốn của người dân còn một khoảng cách khá xa. Phía các nhà quản lý, các doanh nghiệp muốn đền bù bằng tiền cho nhanh gọn, người nông dân thì vẫn muốn có đất để đảm bảo cuộc sống nông nghiệp vì “đất đai là cha, lao động là mẹ, tạo ra của cải vật chất”.

Để "chạy kịp" với thực tiễn, những năm qua, cơ chế, chính sách bồi thường GPMB từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là từ năm 2004 đến nay… thay đổi liên tục. Đơn giá bồi thường, chính sách hỗ trợ cũng thay đổi, bổ sung, dẫn đến chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ, nhất quán.

Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình và huyện huyện Yên Khánh đã có nhiều nỗ lực trong công tác GPMB, thế nhưng công tác này vẫn còn lộ rõ không ít bất cập. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường mất rất nhiều thời gian cho việc xác nhận thời điểm xây dựng nhà cửa, nguồn gốc đất đai, số nhân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 khẩu. Theo quy định việc xác nhận thuộc thẩm quyền Uỷ ban dân nhân cấp xã nhưng chẳng có văn bản nào quy định thời gian tối đa để giải quyết công việc, nên chậm trễ trong công tác bồi thường chủ yếu "nằm" ở khâu này.

Một vấn đề nữa là việc chỉnh lý bản đồ địa chính do biến động đất đai hiện nay Uỷ ban nhân dân tỉnh có chủ trương phân cấp mạnh cho Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt phương án bồi thường không giới hạn quy mô. Riêng việc xác định loại đất và biến động đất đai theo quy định thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Thế nhưng Uỷ ban nhân dân tỉnh lại yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định bản đồ. Điều này không chỉ làm mất nhiều thời gian, mà không phù hợp với chủ trương của tỉnh.

Do cơ chế, chính sách thay đổi liên tục, thiếu nhất quán, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Mà trong khi quá trình lập phương án đền bù cho đến khi ra quyết định thu hồi đất thực hiện quá chậm; một số dự án chậm trễ trong phê duyệt phương án dẫn đến chi trả chậm, trong khi cơ chế, chính sách thì thay đổi theo xu hướng tăng, mà giải phóng mặt bằng càng để lâu… càng chết.

4.1.3.5 Yếu tố tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

Để pháp luật thực sự đi vào đời sống của người dân, người dân nắm được các quy định đó, từđó có ý thức thực hiện đòi hỏi công tác tuyên truyền phải thực sự sâu, rộng và thường xuyên. Song hiện nay ở các xã, thị trấn ở huyện Yên Khánh công tác tuyên truyền vẫn chưa thực sự được triển khai, các quy định cơ

bản về Pháp luật đất đai vẫn chưa được phổ biến đến từng hộ gia đình. Trong khi

đó, các văn bản của chúng ta lại thường xuyên thanh đổi, người dân cập nhật thông tin, chính sách mới chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng khiếu kiện thường xuyên hơn. Chúng tôi tiến hành khảo sát phỏng vấn người dân về công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật tại các xã tổng hợp tại bảng 4.15:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81

Bảng 4.15: Ý kiến của người dân về công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật Diễn giải

Khánh Hòa Khánh Phú Khánh Hồng TT Yên Ninh Tính chung

Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) UBND xã, huyện tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật Không 26 100,00 20 100,00 16 100,00 18 100,00 80 100,00 Có 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng số 26 100 20 100 16 100 18 100 80 100

Đài truyền thành xã, huyện tuyên truyền triển khai các văn bản pháp luật mới Không 12 46,15 13 65,00 11 68,75 11 61,11 47 58,75 Có 14 53,85 7 35,00 5 31,25 7 38,89 33 41,25 Tổng số 26 100 20 100 16 100 18 100 80 100 Cán bộđịa chính hướng dẫn các văn bản luật khi được đề nghị Không 5 19,23 8 40,00 6 37,50 5 27,78 24 30,00 Có 21 80,77 12 60,00 10 62,50 13 72,22 56 70,00 Tổng số 26 100 20 100 16 100 18 100 80 100

Các tổ chức đoàn thể triển khai các văn bản pháp luật mới đến thành viên, hội viên

Không 24 92,31 18 90,00 15 93,75 17 94,44 74 92,50 Có 2 7,69 2 10,00 1 6,25 1 5,56 6 7,50

Tổng số 26 100 20 100 16 100 18 100 80 100

Hội nghị họp nhân dân xóm triển khai các văn bản pháp luật mới

Không 20 76,92 16 80,00 13 81,25 18 100,00 67 83,75 Có 6 23,08 4 20,00 3 18,75 0 0,00 13 16,25

Tổng số 26 100 20 100 16 100 18 100 80 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy nhìn chung công tác tuyên truyền, phổ

biến các quy định của Pháp luật, các văn bản mới ở huyện còn rất thiếu và yếu. 100% số ý kiến đếu nói UBND xã, huyện không tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ

biến pháp luật hàng năm. 67,5% số ý kiến nói rằng chưa từng nghe đài truyền thành xã, huyện phát các tin bài liên quan đến các văn bản pháp luật vềđất đai. 93,75% số

ý kiến cho rằng các tổ chức đoàn thể không triển khai tuyên truyền đến các thành viên, hội viên. Và khi được hỏi, nguồn kênh thông tin ởđâu ông (bà) nắm bắt được các quy định, thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai thì đa phần các hộ đều nói được biết qua việc tự tìm hiểu và hỏi cán bộđịa chính xã, thị trấn. Rõ ràng, công tác triển khai các văn bản pháp luật đến người dân còn rất kém. Trong khi người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các phương tiện như mạng internet, báo

điện tử thì việc trực tiếp truyền tải các văn bản đến người dân qua đài truyền thanh xã, thị trấn, qua các hội nghị họp nhân dân, xóm, … là điều rất cần thiết.

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện về đất đai giai đoạn 2015 - 2020

4.2.1 Căn cđưa ra gii pháp

Trong giai đoạn 2015 – 2020, công tác giải quyết KKĐĐ huyện Yên Khánh

được dựa trên các căn cứ sau:

Thứ nhất, về mặt lý luận, giải quyết KKĐĐ phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng nhằm bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong lĩnh vực đất đai, tức là phải dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng về quản lý và sử dụng đất. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện là chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Nhà nước giao

đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi đất đã

được Nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai;

Việc giải quyết KKĐĐ trước hết cần tiến hành hoà giải, nếu hoà giải không thành thì đưa ra UBND cấp huyện, tòa án nhân dân giải quyết. Nhà nước quy định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 thời hiệu và thời hạn giải quyết các khiếu nại, không để kéo dài. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cấp giải quyết cuối cùng các khiếu nại vềđất đai trong phạm vi, thẩm quyền của các cấp ởđịa phương; trường hợp đương sự không nhất trí với quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đưa ra tòa án giải quyết. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai thực hiện theo pháp luật về

khiếu nại, tố cáo.

Đất đai trước đây các cơ quan nhà nước, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị

mượn, có đầy đủ giấy tờ hợp pháp thì trả lại, nhưng không nhất thiết là trả lại đất cũ

mà có thể trả tiền hoặc đất nơi khác.

Đồng thời, phải giải quyết dứt điểm các KKĐĐ nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết KKĐĐ với việc tổ chức lại sản xuất, tạo

điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ...

Vì KKĐĐ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nên khi giải quyết tốt KKĐĐ sẽ góp phần làm cho tình hình kinh tế - xã hội được ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống nhân dân. Khi giải quyết khiếu kiện cần căn cứ

vào hiện trạng sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng đất ổn định lâu dài. Mặt khác, vì giải quyết KKĐĐ là một nội dung của QLNN do đó mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết khiếu kiện phải chú ý gắn liền với việc tổ

chức lại sản xuất, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế vì thế cũng cần chú ý đến

đặc điểm của từng vùng để có hướng giải quyết phù hợp. Giải quyết KKĐĐ cần phải chú trọng đến việc bố trí cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh doanh tổng hợp, thâm canh tăng vụ, mở mang ngành nghề, phân bố lại lao động, khu dân cư phù hợp với phát triển làng nghề, đặc điểm đất đai và quy hoạch ởđịa phương.

Trong công tác giải quyết KKĐĐ phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉđạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Chúng ta biết, KKĐĐ là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và tiểm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, việc giải quyết KKĐĐ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉđạo của Nhà nước. Các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 cấp ủy, Đảng phải trực tiếp lãnh đạo, chỉđạo việc giải quyết KKĐĐ nhằm đảm bảo giải quyết nhanh chóng, dứt điểm “tháo ngòi nổ” những nguy cơ gây mất ổn định chính trị, góp phần duy trì và củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai. Giải quyết khiếu kiện, tranh chấp đất đai là một nội dung không thể thiếu được của công tác QLNN về đất đai. Mục đích của hoạt động này không chỉ giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, ngăn ngừa việc phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị mà còn thông qua nội dung này giúp Nhà nước nhận diện

được những bất cập, hạn chế trong các chính sách, pháp luật đất đai; trên cơ sở đó, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Thứ hai, về thực trạnggiải quyết khiếu kiện về đất đai ởđịa bàn huyện Yên Khánh trong thời gian qua, nhận thấy các khiếu kiện về đất đai có xu hướng ngày càng tăng về số lượng, phức tạp về tính chất. Nhất là các khiếu kiện giữa người dân với chính quyền và xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập.

Thứ ba, căn cứ vào điều kiện tình hình cụ thể hiện nay khi nền kinh tế thị

trường đang phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là việc giá trị các thửa đất ngày càng tăng, các khiếu kiện về đất đai phát sinh ngày càng nhiều. Do đó, việc giải quyết khiếu kiện vềđất đai càng có ý nghĩa quan trọng.

4.2.2 Các gii pháp nâng cao hiu qu gii quyết khiếu kin vđất đai

Trên cơ sở đánh giá thực trạng giải quyết khiếu kiện đất đai, định hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả giải quyết các KKĐĐ của huyện Yên Khánh, luận văn

đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết KKĐĐ ở huyện Yên

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết khiếu kiện về đất đai ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)