Hoà giải khiếu kiện đất đai giúp giảm tải áp lực cho UBND huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết khiếu kiện về đất đai ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 71)

“Hoà giải khiếu kiện đất đai tại cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng, là phương thức hỗ trợ, giúp giảm tải áp lực cho UBND huyện trong việc giải quyết khiếu kiện

đất đai nhất là các khiếu kiện về tranh chấp đất đai” Ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh thanh tra huyện Yên Khánh

Thật vậy, trong những năm gần đây số lượng các vụ KKĐĐ ngày càng tăng, trong đó nhiều vụ có tính chấp phức tạp, đa dạng. Trong khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết lại hạn chế về nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị

nên cơ quan này không thể giải quyết nhanh chóng, kịp thời những KKĐĐ. Một trong những đặc điểm của KKĐĐ là tính nhạy cảm, phức tạp, nếu không được giải quyết kịp thời sẽ phát sinh thành “điểm nóng” lôi kéo nhiều người tham gia, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội. Vì vậy, hoà giải là phương thức hỗ trợ, giúp giảm tải áp lực cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết KKĐĐ. Việc hoà giải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời ngay từ khi phát sinh bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, đơn giản trong nội bộ nhân dân sẽ giúp các bên đương sự

hóa giải bất đồng, mâu thuẫn dễ dàng hơn, không để phát sinh gay gắt, phức tạp. Giúp người dân duy trì tình đoàn kết, gắn bó với nhau đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc.

Hoà giải KKĐĐ cũng giúp các bên nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng. Trên cơ sởđó, giúp họ tuân thủ pháp luật hơn,…. Hoạt động hoà giải KKĐĐ cũng tạo điều kiện nâng cao vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở trong công tác vận động quần chúng, tham gia kết hợp với chính quyền cấp xã trong việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng vềđất đai trong nội bộ nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

- Nguyên nhân hoà giải cơ sở không đạt kết quả cao

Tuy nhiên, tỷ lệ hoà giải thành công còn tùy thuộc vào loại khiếu kiện. Ví dụ, khiếu kiện về TCĐĐ là các tranh chấp nhỏ về hàng rào, ngõ chung giữa các hộ gia

đình có tỷ lệ hoà giải thành công cao do tính chất đơn giản và tài sản tranh chấp không có giá trị lớn,…. Và trong công tác hoà giải KKĐĐ thì tỷ lệ số vụ hoà giải tại cơ sở xóm, thôn vẫn chiếm tỷ lệ thấp, có nhiều trường hợp một trong 2 bên không

đồng ý với kết quả hoà giải và lại tiếp tục gửi đơn đề nghị được giải quyết. Tổng hợp nguyên nhân của điều này được trình bày tại bảng 4.9 sau:

Trong tổng số 59 ý kiến thì chiếm tỷ lệ cao nhất là các ý kiến cho rằng, hoà giải chỉ giải quyết được những vụ KKĐĐ có giá trị không lớn (thường dưới 5 triệu

đồng). Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi chỉ những phát sinh không liên quan đến quá nhiều quyền lợi về kinh tế thì các hộ dân mới đồng ý hoà giải, và hoà giải thì không tốn kém về kinh phí cho các hộ gia đình. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát giá trị

và vị trí các thửa đất phát sinh khiếu kiện và hầu như các vụ khiếu kiện được hoà giải thành công đều là những khiếu kiện mà thửa đất đó có giá trị không lớn, diện tích nhỏ, vị trí trong ngõ xóm, …. Đồng thời, các vụ KKĐĐ khi tiến hành hoà giải thành công thường là các vụ đơn giản, cán bộ hoà giải có thể hiểu, phân tích, vận

động, thuyết phục các bên chủđộng giải quyết với nhau.

Tiếp đó, chiếm 20,34% ý kiến cho rằng các cán bộ hòa giải ở cơ sởđều có kỹ

năng hòa giải, thuyết phục, vận động còn thiếu và yếu. Thực tế, cán bộ hoà giải tại cơ

sởđều là những người kiêm nhiệm, không có hệ số lương hay bất kỳ khoản trợ cấp nào cho việc hoà giải các KKĐĐ. Trong tổng số 19 xã và thị trấn ở Yên Khánh thì tổ

hoà giải chủ yếu hoà giải các vụ do mâu thuẫn gia đình, ly hôn, … Còn việc hoà giải các KKĐĐ thường rất ít, chủ yếu tiến hành khi UBND cấp xã đề nghị. Do đó, buộc phải thực hiện nên kết quả chưa cao.

Một trong những nguyên nhân rất quan trọng khiến hoà giải tại cơ sở cũng như hoà giải tại cấp xã không đạt được hiệu quả cao đó là không có văn bản pháp luật nào quy định yêu cầu các bên đương sự phải thực hiện theo kết quả hoà giải (chiếm 18,64% tổng số ý kiến). Do đó, có rất nhiều trường hợp hoà giải thành công nhưng các bên khiếu kiện vẫn cố tình gửi đơn lên UBND cấp xã, huyện đề nghị được giải quyết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Bảng 4.9: Nguyên nhân hòa giải cơ sở không đạt được kết quả cao

STT Nội dung

Khánh Hòa Khánh Phú Khánh Hồng TT Yên Ninh Tính chung Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Mang tính hình thức, không giải quyết

được những vụ việc phức tạp 6 28,57 2 22,22 3 23,08 3 18,75 14 23,73 2

Cán bộ hòa giải thiếu kỹ năng hoà giải, vận động, thuyết phục. Trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế

4 19,05 1 11,11 3 23,08 4 25,00 12 20,34

3 Tài liệu phục hoà giải còn thiếu, chưa

đầy đủ 2 9,52 1 11,11 1 7,69 1 6,25 5 8,47

4 Chỉ hoà giải những vụ khiếu kiện đất đai

có giá trị không lớn 7 33,33 3 33,33 2 15,38 5 31,25 17 28,81 5 Không có quy định yêu cầu các bên

đương sự thực hiện theo kết quả hoà giải 2 9,52 2 22,22 4 30,77 3 18,75 11 18,64

Tổng số 21 100 9 100 13 100 16 100 59 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

- Đánh giá của người dân về công tác hoà giải khiếu kiện đất đai

Điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân đã từng được tiến hành hoà giải KKĐĐ để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về việc hoà giải KKĐĐ, thì 39,98% các ý kiến cho không hài lòng với việc giải quyết khiếu kiện thông qua hoà giải. Một phần lý do, là các ý kiến này đều tập trung ở những xã có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm, giá trị các thửa đất lớn. Khi phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện các bên được UBND cấp xã tổ chức hoà giải, cán bộ hoà giải sẽ phân tích cho các bên tranh chấp các chứng cứ xác thực, có hồ sơđịa chính rõ ràng, …. và đồng thời cũng giải thích rõ các cơ sở của Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Thừa kế, Luật Khiếu nại, tố cáo, ….để bên hiểu rõ hơn về thẩm quyền của mình và nội dung mình

đề nghị giải quyết. Do đó, có rất nhiều trường hợp, xác định rõ mình không đúng nhưng tâm lý vẫn không đồng tình.

Bảng 4.10: Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc giải quyết khiếu kiện đất đai thông qua hòa giải

Nội dung

Khánh Hòa Khánh Phú Khánh Hồng

Thị trấn

Yên Ninh Tính chung Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 0 0,00 1 11,11 1 7,69 1 6,25 3 5,08 Hài lòng 9 42,86 1 11,11 2 15,38 5 31,25 17 28,81 Không hài lòng 7 33,33 3 33,33 6 46,15 7 43,75 23 38,98 Bình thường 5 23,81 4 44,44 4 30,77 3 18,75 16 27,12 Tổng số 21 100 9 100 13 100 16 100 59 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013)

Trong 4 xã tiến hành khảo sát, điều tra thì xã Khánh Hòa được cán bộ, nhân dân đánh giá là một trong những xã phát sinh nhiều KKĐĐ nhất song cũng là xã giải quyết dứt điểm, có hiệu quả nhất. Một phần lý do là cán bộ địa chính là người

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 lâu năm trong nghề, đã từng giải quyết rất nhiều các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất

đai, do đó có kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp, việc tham mưu để hoà giải các khiếu kiện, tranh chấp đất đai cũng tốt hơn. Thêm vào đó, việc QLĐĐ chặt chẽ, công tác lưu giữ hồ sơ địa chính tốt, công chức tích cực đi sâu, đi sát cơ sở, nắm

được tâm tư, nguyện vọng của người dân từđó, trong công tác giải quyết tranh chấp có sự phân tích thấu tình đạt lý để người dân hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình.

Hoà giải không thành khiến các bên phát sinh tranh chấp đều không tìm được tiếng nói chung dẫn đến việc đánh giá công tác hoà giải tại cơ sở chưa được khách quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết khiếu kiện về đất đai ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)