Càng ngày, các khiếu kiện đất đai ngày càng phức tạp

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết khiếu kiện về đất đai ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 76)

Càng ngày, các khiếu kiện đất đai càng phức tạp, đọc nội dung thì thấy phải có sự tìm hiểu kỹ càng hoặc tham vấn của những người có kinh nghiệm thì mới viết

đơn đền nghị được như thế. Một tháng phải hoà giải một vụ thì coi như tháng đấy chúng tôi không làm được gì.

Ông Trịnh Đình Thảo, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Khánh Hoà.

Thứ ba, Luật Đất đai không đề cập đến trách nhiệm pháp lý của các bên đương sự

trong việc thực hiện kết quả hoà giải khiếu kiện, tranh chấp đất đai thành. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp các bên không thực hiện theo kết quả hoà giải thành, song UBND cấp xã không có chế tài xử lý để buộc họ phải thực hiện.

Thứ tư, giá trị các thửa đất ngày càng lớn nên người dân không chấp nhận biện pháp hoà giải. Thêm vào đó, trình độ dân trí ởđịa phương ngày càng cao, một số vụ việc thường thuê tư vấn pháp luật trong quá trình KKĐĐ.

4.1.2.3 Thực trạng giải quyết khiếu kiện về đất đai tại UBND huyện, Tòa án nhân dân huyện Yên Khánh

- Tổng hợp tình hình các vụđã giải quyết

Trong thời gian 3 năm từ năm 2011 – 2013, UBND huyện, Tòa án nhân dân huyện Yên Khánh đã tiếp nhận 106 đơn đề nghị được giải quyết KKĐĐ, các phát sinh chủ yếu đề nghị được giải quyết liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư, khiếu kiện về cấp, thu hồi GCNQSDĐ, khiếu kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, khiếu kiện về TCĐĐ như tranh chấp trong các vụ án ly hôn, chia thừa kế,... Tổng hợp số vụ khiếu kiện UBND huyện, tòa án nhân dân huyện đã tiếp nhận, thụ lý giải quyết và chuyển cấp khác xem xét hòa giải hoặc giải quyết được thể hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Giải quyết tại TAND Giải quyết tại UBND huyện

Tổng số vụ

GQ thành công (vụ)

Chuyển cấp xã HG hoặc cấp khác giải quyết

Biểu đồ 4.3: Tình hình giải quyết khiếu kiện đất đai ở huyện Yên Khánh

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Khánh)

Việc giải quyết các đơn KKĐĐ rất phức tạp. Liên quan đến rất nhiều các yếu tố như hồ sơ sổ sách địa chính, thực trạng thửa đất phát sinh khiếu kiện, các giấy tờ

các bên còn lưu giữ, nguồn gốc đất qua các thời kỳ, …. Đặc biệt, đối với các phát sinh do chuyển nhượng, thừa kế hầu như không để lại các giấy tờ gì. Do đó, công tác giải quyết khiếu kiện của UBND huyện gặp rất nhiều khó khăn.

Chúng ta thấy, trong tổng số 127 vụ tranh chấp đề nghị được giải quyết thì cơ quan hành chính Nhà nước chỉ đã giải quyết được 88 vụ (chiếm 69,29%). Chuyển về cấp xã hoà giải, chuyển cấp trên giải quyết hoặc đang tiếp tục tiến hành giải quyết là 39 vụ. Trong đó, tòa án nhân dân huyện giải quyết được 20/35 vụ

(chiếm 57,14%), UBND huyện giải quyết được 68/92 vụ (chiếm 73,91%). Tỷ lệ giải quyết KKĐĐ vẫn chưa cao, nhận thấy, có sự chồng chéo về thẩm quyền, đùn đẩy trách nhiệm từ cấp huyện đến cấp xã. (Rất ít trường hợp từ cấp huyện lên cấp tỉnh).

Trong các loại khiếu kiện thì khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, về việc cấp, thu hồi GCNQSDĐ chiếm tỷ lệ lớn (42,14%) trong tổng số vụ KKĐĐ huyện giải quyết. Thực chất, đây là những khiếu kiện phát sinh giữa người sử dụng đất với các cơ quan công quyền trong QLĐĐ. Và việc giải quyết các khiếu kiện này phụ

thuộc vào một phần không nhỏ bởi thái độ công tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân, việc giải quyết khách quan, công bằng, dân chủ, minh bạch và đúng pháp luật của đội ngũ công chức nhà nước tại các cơ quan công quyền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

- Đánh giá công tác giải quyết KKĐĐ tại cơ quan có thẩm quyền

Thực tế, ở vùng nông thôn thì khi gửi đơn đề nghị giải quyết khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền, người dân cũng trông chờ sự công tâm, minh bạch của cấp giải quyết. Trong những năm gần đây, thực hiện Pháp lệnh số 34 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện quy chế dân chủở xã, phường, thị trấn thì công tác tiếp dân, giải quyết những vướng mắc, công khai mọi chế độ chính sách của Nhà nước

đặc biệt là các chế độ chính sách liên quan đến đất đai. Do đó, công tác giải quyết

đơn thưđược tăng cường, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân.

Theo bảng 4.11 chúng ta thấy, trong tổng số 66 ý kiến chúng tôi tham khảo về việc đánh giá công tác giải quyết KKĐĐ thì chỉ có 20/61 (chiếm 32,78%) ý kiến cho rằng việc công tác giải quyết KKĐĐ được thực hiện tốt hoặc rất tốt. Còn đa phần người dân, cán bộ khi được phỏng vấn đều nói chung chung, thường là không tốt. Rõ ràng, so với kết quả giải quyết KKĐĐ được tổng hợp từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thì điều này trái ngược hẳn. Vậy tại sao việc giải quyết KKĐĐ

tại các cơ quan này được xem chưa tốt, chưa có hiệu quả?

Bảng 4.11: Đánh giá về công tác giải quyết khiếu kiện đất đai của cơ quan có thẩm quyền ở huyện Yên Khánh

STT Diễn giải

Cán bộ cấp huyện

Cán bộ cấp

xã, thôn Người dân Tính chung Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Không tốt 4 20,00 5 25,00 7 33,33 16 26,23 2 Bình thường 8 40,00 9 45,00 8 38,10 25 40,98 3 Tốt 5 25,00 4 20,00 6 28,57 15 24,59 4 Rất tốt 3 15,00 2 10,00 0 0,00 5 8,20 Tổng cộng 20 100 20 100 21 100 61 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013)

- Nguyên nhân của việc giải quyết KKĐĐ chưa đạt hiệu quả cao

Theo đánh giá của cán bộ địa phương, mà trực tiếp là cán bộ làm công tác

địa chính ở các xã, thị trấn, huyện thì việc giải quyết KKĐĐ nhất là các khiếu kiện về TCĐĐ tại cấp huyện hiện nay chưa đạt được hiệu quả cao, mang nặng tính mệnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 lệnh hành chính (buộc phải thi hành) nên không tạo được tâm lý “tâm phc, khu phc” cho người dân, một số vụ không giải quyết dứt điểm, còn tình trạng chuyển về cho cơ sở hoà giải. Trong khi đó, công tác cấp GCNQSDĐ chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thẩm tra, xác minh nguồn gốc, diện tích đất tranh chấp, lực lượng giải quyết khiếu kiện đất đai còn thiếu, không dày dạn kinh nghiệm,...

Mặt khác, một số cơ quan chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, hướng dẫn cụ

thể theo pháp luật về việc nộp đơn, người trực tiếp tiếp dân chưa am hiểu pháp luật, coi nhẹ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, không ít trường hợp né tránh việc gặp gỡ, đối thoại với người khiếu kiện... Do đó, việc tạo dựng niềm tin cho người dân chưa cao, nhiều trường hợp khiến người dân bức xúc, khiếu kiện kéo dài.

- Khó khăn trong công tác giải quyết khiếu kiện đất đai

Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Đối với huyện Yên Khánh, một địa phương đang có quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh thì việc tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Trong vài năm trở lại đây, KKĐĐ kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia có chiều hướng ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu đến từ việc quy hoạch các khu công nghiệp trên diện tích

đất nông nghiêp, trong khi đó công tác đền bù đất chưa thỏa đáng với mong muốn của người dân.

Đối với cán bộ lãnh đạo đều thống nhất cao với các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giải quyết KKĐĐ nhanh tránh tình trạng kiện tụng kéo dài. Tuy nhiên, theo ý kiến khảo sát cho thấy, tuy chủ trương chung là vậy nhưng thực tế trong công tác giải quyết khiếu kiện cán bộđịa chính và chính quyền địa phương gặp không ít khó khăn.

Nghiên cứu từng loại khiếu kiện chúng tôi nhận thấy, một phần tình trạng này do cơ chế, chính sách và trực tiếp do những người quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương. Bảng 4.12 thể hiện ý kiến của các lãnh đạo về khó khăn trong công tác giải quyết khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 Thực tế, tại nhiều địa phương không chỉ riêng huyện Yên Khánh tình trạng giá bồi thường của nhà nước được quy định trong phương án bồi thường, hỗ trợ dân mất đất thấp hơn so với giá thị trường và thiếu sự minh bạch. Nhiều quy hoạch chưa

được đưa ra bàn luận công khai trước nhân dân, gây làn sóng phản đối của dư luận. Công tác chuẩn bị cho giải phóng mặt bằng và lập hội đồng thu hồi đất trước khi chuẩn bị giải phóng mặt bằng, có bản trích lục, trích đo thửa đất bị thu hồi, lý do thu hồi, thời gian thu hồi còn hạn chế.

Bảng 4.12: Ý kiến của cán bộ về những khó khăn trong công tác giải quyết khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Chỉ tiêu Cán bộ Lãnh đạo Tính chung Huyện Số ý kiến Tỷ lệ (%) SL CC % SL CC %

Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Không 18 90,00 19 95,00 37 92,50 Có 2 10,00 1 5,00 3 7,50 Tổng số 20 100 20 100 40 100 Lấy ý kiến nhân dân về phương án quy hoạch Không 16 80,00 15 75,00 31 77,50 Có 4 20,00 5 25,00 9 22,50 Tổng số 20 100 20 100 40 100 Thời gian niêm yết ít nhất 20 ngày Không 19 95,00 19 95,00 38 95,00 Có 1 5,00 1 5,00 2 5,00 Tổng số 20 100 20 100 40 100 Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Không 20 100,00 20 100,00 40 100,00 Có 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng số 20 100 20 100 40 100 Thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư Không 18 90,00 19 95,00 37 92,50 Có 2 10,00 1 5,00 3 7,50 Tổng 20 100 20 100 40 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Từ kết quảở bảng 4.12 cho thấy, trong số 40 cán bộ, lãnh đạo của các phòng ban thuộc UBND huyện Yên Khánh và một số cán bộ Lãnh đạo các xã điều tra có 37 ý kiến (chiếm tỷ lệ 92,75%) cho rằng địa phương đã không thực hiện việc niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân trước khi chuẩn bị cho công tác giải phóng mặt bằng lấy ý kiến của các ngành có liên quan của UBND huyện để xem xét tính khả thi của dự án. Có 77,5% ý kiến cán bộ cho rằng hoạt động lấy ý kiến của người dân về phương án quy hoạch ở địa phương đã bị bỏ qua, cũng như một số hoạt động cần thiết cho việc công khai quy hoạch đất

đai, giá đất đền bù… đã bị bỏ qua ở địa phương gây nên tình trạng hiểu lầm, hoặc không phù hợp với mong muốn của hộ dân mất đất và hệ quả tất yếu là việc kiện cáo, khiếu kiện đât đai xảy ra nhiều ở trong thời gian qua.

Ngoài ra, công tác cấp GCNQSDĐ chậm cũng gây khó khăn cho công tác giải quyết KKĐĐđặc biệt là các khiếu kiện liên quan đến cấp, thu hồi GCNQSDĐ. Toàn bộ huyện đã cấp 21.298 GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên tổng số hộ gia đình cá nhân sử dụng đất là 29.395 đạt 79,2%; chỉnh lý biến động trên 9.200 thửa (khoảng 9.450 ha), riêng đất nông nghiệp giảm trên 589,14 ha do thu hồi cho các dự án và giao đất cho nhân dân làm nhà ở, phát triển khu dân cư.Hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng tại các xã, thị trấn, riêng huyện đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hành chính cấp huyện. Song vẫn còn 7/19 xã đang tiến hành đo đạc, xây dựng lại hệ thống bản đồ mới theo hiện trạng. Do đó, công tác cấp GCNQSDĐ vẫn còn chậm dẫn đến các khiếu kiện về GCNQSDĐ vẫn còn nhiều.

Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ ở huyện Yên Khánh ở bảng 4.13 cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến cho công tác cấp GCNQSDĐ bị “tắc” trong đó, phần lớn người dân đánh giá việc cấp GCNQSDĐ là rất phức tạp, thủ tục rườm rà, mất rất nhiều thời gian.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

Bảng 4.13. Ý kiến của người dân, cán bộ về nguyên nhân công tác cấp GCNQSDĐ chậm STT Diễn giải Người dân Cán bộ cấp xã, huyện Tính chung Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Thủ tục cấp CNQSDĐ 30 100 40 100 70 100 Phức tạp 18 60,00 19 47,50 37 52,86 Đơn giản 5 16,67 8 20,00 13 18,57 Bình thường 7 23,33 13 32,50 20 28,57

2 Hồ sơ địa chính đo đạc,

chỉnh lý 30 100 40 100 70 100 Xong 22 73,33 26 65,00 48 68,57 Chưa xong 8 26,67 14 35,00 22 31,43 3 Cán bộ, công chức thiếu, trình độ, chuyên môn còn yếu 30 100 40 100 70 100 Đúng 16 53,33 12 30,00 28 40,00 Không đúng 14 46,67 28 70,00 42 60,00 4

Công khai, minh bạch các quy định về cấp GCNQSDĐ 30 100 40 100 70 100 Có 12 40,00 19 47,50 31 44,29 Không 18 60,00 21 52,50 39 55,71 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2013)

Thực vậy, chiếm tới 52,86% ý kiến cho rằng công tác cấp GCNQSDĐ chậm do thủ tục phức tạp, qua nhiều khâu, mất nhiều thời gian, công sức trong khi đó một bộ phận cán bộ địa chính (có cả cấp xã và cấp huyện) hoặc do yếu về trình độ

chuyên môn, hoặc cố tình gây khó khăn cho người dân trong việc cấp GCNQSDĐ

nên việc cấp GCN hết sức chậm chạm. Điều đó, khiến các khiếu kiện về

GCNQSDĐ ngày càng tăng và cũng là nguyên nhân khiến công tác giải quyết các KKĐĐ khác gặp nhiều khó khăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

- Những hạn chế trong công tác giải quyết khiếu kiện vềđất đai

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hạn chế phát sinh các khiếu kiện vềđất

đai mới, giải quyết dứt điểm các KKĐĐ song ở huyện Yên Khánh, công tác giải quyết KKĐĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể:

Thứ nhất, thời gian giải quyết các KKĐĐ thường kéo dài. Gây tốn kém, mất thời gian cho người dân, trong khi đó công tác tiếp dân chưa thường xuyên, thực hiện không có hiệu quả. Nhiều vấn đề dân thắc mắc, trả lời theo kiểu cảm tính, không dựa trên cơ sở pháp luật. Dẫn đến tình trạng một bộ phần người dân thắc mắc, không được giải quyết nên làm đơn đề nghị.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết khiếu kiện về đất đai ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)