“Có ai chịu thừa nhận những quyền lợi riêng không chính đáng của mình trong việc gửi đơn đề nghịđược giải quyết khiếu kiện vềđất đai. Nhiều trường hợp biết mình sai, song vẫn cứ cố tình. Có mất gì đâu mà không gửi chứ. Cấp xã có bao giờ thu tiền giải quyết của các hộ đó đâu. Vì vậy, giải quyết mà không biết mục tiêu các hộ hướng tới là gì thì khó lắm. Có hoà giải cũng lại kiện tiếp ấy mà!”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
Bảng 4.6: Nguyên nhân phát sinh các vụ khiếu kiện vềđất đai ở huyện Yên Khánh
TT Nội dung
Người dân Cán bộ xã, huyện Bình quân Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Chính sách, pháp luật vềđất đai còn nhiều bất cập 9 11,25 12 30,00 10,5 17,50 2 Công tác quản lý và sử dụng đất đai còn hạn chế 18 22,50 7 17,50 12,5 20,83 3 Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Pháp
luật chưa rộng rãi 7 8,75 3 7,50 5 8,33 4 Công tác cấp GCN QSD đất còn chưa kịp thời 13 16,25 5 12,50 9 15,00 5 Đền bù, hỗ trợ GPMB chưa thỏa đáng 17 21,25 3 7,50 10 16,67 6 Tồn tại do việc sát nhập các địa danh hành chính 2 2,50 1 2,50 1,5 2,50 7 Nhận thức người dân còn nhiều hạn chế 6 7,50 5 12,50 5,5 9,17 8 Do các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ có
nhiều biến đổi 8 10,00 4 10,00 6 10,00
Tổng số 80 100 40 100 60 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Thật vậy, khi chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra phỏng vấn các hộ gia
đình cá nhân để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh các khiếu kiện vềđất đai đặc biệt là các khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai. Theo đánh giá của 80 hộ dân được khảo sát được thể hiện qua bảng 4.6 thì những nguyên phát sinh khiếu kiện tại 4
đơn vị xã hiện nay chủ yếu là do công tác quản lý và sử dụng đất đai còn hạn chế, cơ chế giải quyết khiếu kiện đất đai chưa phù hợp, trình độ của cán bộ công chức giải quyết chưa phù hợp, công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật chưa
được rộng rãi, một bộ phận người dân còn chưa hiểu hết chính sách, pháp luật dẫn
đến việc thấy bất cập, bức xúc là nộp đơn đề nghịđược giải quyết.
Trong những nguyên nhân trên theo đánh giá của 20,83% ý kiến được khảo sát thì nguyên nhân lớn nhất ởđây chính là do công tác quản lý và sử dụng đất đai của chúng ta còn hạn chế. Trong đó, việc đa phần các ý kiến của người dân cho rằng công tác giải quyết các khiếu kiện, tranh chấp đất đai còn nhiều bất cập, còn dựa vào cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật, trong khi đó, trình độ của bộ
phận cán bộ, công chức còn hạn chế nhất là kỹ năng giải quyết KKĐĐ. Nguyên nhân lớn thứ hai mà có tới 16,67% ý kiến của người dân cho rằng để phát sinh việc khiếu kiện do công tác đền bù, hỗ trợ GPMB, TĐC của Nhà nước chưa thỏa đáng.
Từ năm 2006 đến nay, huyện Yên Khánh đã phối hợp với các Sở, Ngành chức năng của tỉnh triển khai kiểm kê, bồi thường, hỗ trợ, GPMB, thu hồi đất cho các dự án với tổng diện tích đất thu hồi 269,85 ha, kinh phí bồi thường hỗ trợ trên 509 tỷ đồng, liên quan đến 3.100 hộ dân có đất bị thu hồi. Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm để người dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án được đền bù một cách thỏa đáng nhất và công tác GPMB các dự án được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tiến hành mà luật và các văn bản hướng dẫn đã ban hành. Song tình trạng, khiếu kiện do nguyên nhân này vẫn càng ngày càng nhiều, có chiều hướng phức tạp hơn. Gây khó khăn, tốn kém tiền của cho Nhà nước. Chủ yếu là khiếu kiện về giá đền bù. Thông thường, khung giá Nhà nước quy định ở trạng thái tĩnh thấp, trong khi đó giá đất thị trường thường cao hơn giá của Nhà nước. Khi chênh lệch giữa 2 hình thái này càng lớn thì càng gây ra những bất lợi, những hạn chế trong việc giải quyết một cách công bằng và hợp lý, hài hòa giữa lợi ích Nhà nước và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 người sử dụng đất. Và bất cập ở đây chính là cơ quan “bị” khiếu kiện chính là cơ
quan giải quyết các khiếu kiện đất đai.