Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm và quy hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiền xử lý rơm rạ để nâng cao hiệu suất thủy phân bằng enzyme cho sản xuất etanol sinh học (Trang 64)

Sự sai khác giữa các số liệu đo đạc trong cùng một lần nghiên cứu TXL rơm rạ bằng các tác nhân khác nhau đƣợc lấy trung bình với 3 lần lặp lại.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của các thông số công nghệ (mức dùng hóa chất (X1), nhiệt độ xử lý (X2), thời gian xử lý (X3)) trong quá trình TXL rơm rạ bằng các tác nhân khác nhau đến hiệu suất thu bột rơm rạ sau TXL (Y1) sao cho khi thủy phân bột rơm rạ sau TXL bằng enzyme thì thu đƣợc lƣợng đƣờng khử lớn nhất có thể (Y2), dẫn đến bài toán tìm cực trị (lƣợng đƣờng khử lớn nhất – Y2) khi thay đổi các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ: mức dùng hóa chất, nhiệt độ, thời gian, tỷ dịch, áp suất, mức độ khuấy trộn ... trong quá trình TXL rơm rạ bằng các tác nhân khác nhau.

Bài toán tìm lƣợng đƣờng khử lớn nhất có thể thu đƣợc từ bột rơm rạ sau TXL khi thủy phân bột bằng enzyme đƣợc giải quyết ở mức độ nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng chính (mức dùng hóa chất, nhiệt độ, thời gian xử lý) đến hiệu suất thu bột và chất lƣợng bột thu đƣợc (sao cho bột dễ thủy phân và thủy phân thu đƣợc lƣợng đƣờng khử lớn nhất có thể); Bằng cách lập mô hình biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất và chất lƣợng bột vào các yếu tố ảnh hƣởng chính nêu trên để có thể điều khiển quá trình TXL rơm rạ.

Rõ ràng, sự thay đổi của từng yếu tố ảnh hƣởng và của tập hợp ba yếu tố ảnh hƣởng này trở thành một tập hợp lớn thực nghiệm nên trong nghiên cứu này chọn phƣơng pháp quy hoạch thực nghiệm với sự hỗ trợ của phần mềm Design Expert 7.0.0 (State−Ease, Inc., Minneapolis, Mỹ) nhằm làm giảm số lƣợng thực nghiệm và thu đƣợc lƣợng thông tin nhiều hơn, chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiền xử lý rơm rạ để nâng cao hiệu suất thủy phân bằng enzyme cho sản xuất etanol sinh học (Trang 64)