Tình hình tham gia dự án của nông hộ

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ từ dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 49)

4.2.1 Thực trạng vay vốn tín dụng từ dự án

- Lượng vốn vay và được hỗ trợ

Kết quả thống kê từ bảng 4.9 thấy đƣợc số tiền nông hộ mƣợn và vay đƣợc là khá lớn đối với nông hộ nghèo, đƣợc quy đổi từ con bò mà dự án hỗ trợ là 11 triệu đồng, cộng với số tiền mà hộ còn đƣợc vay nhằm chăn nuôi hay buôn bán nhỏ. Số tiền mƣợn và vay trung bình là 16 triệu, nhỏ nhất là 14 và cao nhất là 19 triệu. Theo kết quả phỏng vấn đƣợc thì muốn vay tiền chăn nuôi buôn bán nhỏ hộ phải chuẩn bị nguồn vốn đối ứng cho việc sản xuất, buôn bán

40

của hộ đây là điều kiện có ích cho cả nông hộ và dự án hỗ trợ. Thời gian chuyển giao con bò mà dự án hỗ trợ là 3 năm, nhƣng với số tiền vay cho nông hộ buôn bán chăn nuôi có thời hạn là 1 năm. Thời gian mà dự án đƣa ra khá hợp lý để hộ có thể hoàn trả nguồn vốn vay.

Bảng 4.9 Lƣợng vốn dự án hỗ trợ và cho vay của nông hộ

Chỉ tiêu Bình quân Nhỏ nhất Nhiều nhất

1

Lƣợng tiền hổ trợ và vay

(triệu đồng) 16 14 19

Thời gian vay (năm) - 1 3

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2013

-Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ

Theo bảng 4.10, thấy đƣợc trong 80 hộ tham gia vay vốn đƣợc phỏng vấn, có 64 hộ sử dụng đúng mục đích là dùng cho sản xuất kinh doanh chiếm 80%, 20% hộ chỉ sử dụng cho việc tiêu xài, khám chữa bệnh, cho con đi học. Việc hộ sử dụng số tiền cho vay không đúng mục đích ban đầu sẽ làm giảm hiệu quả vốn vay do dự án cung cấp.

Bảng 4.10 Mục đích sử dụng vốn vay Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%) Đúng mục đích Không đúng mục đích 75 5 93,8 6,2 Tổng 80 100,0

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2013

- Kênh thông tin vay vốn dự án

Theo kết quả khảo sát cho thấy, để tham gia vay vốn từ dự án, chủ yếu là do hộ đƣợc địa phƣơng lựa chon chiếm 70%, ngoài ra có 24 hộ là do quen biết hay xem tivi, nghe loa phát thanh. Điều này cho thấy sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, cùng với ban quản lý dự án cung cấp thông tin cho hộ về dự án cho vay. Giúp nông hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, cố gắng vƣơn lên thoát nghèo.

41 Bảng 4.11 Kênh thông tin về vay vốn dự án

Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát, 2013

- Thuận lợi và khó khăn khi tham gia vay vốn

+ Về điều kiện vay vốn: theo kết quả thống kê, điều kiện vay vốn của dự án là khá dễ, có đến 98,7 % số nông hộ đƣợc phỏng vấn cho rằng chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện đƣa ra của dự án là có thể đƣợc cho vay. Trƣờng hợp có một hộ không cho rằng việc vay vốn là dễ dàng là do hộ không hài lòng công tác hoàn trả vốn của ban quản lý dự án.

+Về thủ tục vay: Tất cả nông hộ đều cho rằng thủ tục cho vay của dự án đơn giản, nhanh gọn. Thống kế cho thấy 100% nông hộ đều hài lòng với thủ tục cho vay của dự án.

+ Về xét duyệt cho vay: Theo kết quả thống kê, 100% nông hộ đều cho rằng quy trình xét duyệt cho vay của dự án là công bằng. Đây là ƣu điểm mà ban quản lý dự án cần phát huy để giữ niềm tin vào dự án của nông hộ.

+ Về số tiền vay: tất cả hộ điều cho rằng với số tiền vay do dự án cung cấp với 1 con bò nhƣ thế là thuận lợi cho nông hộ, bởi hộ thuộc diện nghèo nên trung bình số tiền vay là 16 triệu theo thống kê trên là đã hài lòng.

Bảng 4.12 Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn từ dự án

STT Tiêu chí Thuận lợi Tỷ trọng (%) Khó khăn Tỷ trọng (%) 1

3 4 5

Điều kiện vay Thủ tục vay Xét duyệt vay Số tiền vay 79 80 80 80 98,7 100,0 100,0 100,0 1 0 0 0 1,3 0,0 0,0 0,0

Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát, 2013

Nguồn cung cấp thông tin Số quan sát Tỷ trọng (%) Địa phƣơng lựa chọn

Quen biết ngƣời khác giới thiệu Khác (tivi, đài) 56 14 10 70 17,5 12,5 Tổng cộng 80 100

42

4.2.2 Đánh giá sơ bộ tác động của tín dụng vi mô

- Tâm lý khi tham gia vay vốn

Theo kết quả thống kê từ bảng 4.15, có thể thấy đƣợc chỉ có 1, 25 % hộ không hài lòng. Trƣờng hợp 1 hộ không hài lòng là do hộ cảm thấy áp lực khi tiếp cận nguồn vốn vay trong khi gia đình không đủ điều kiện về chuồng trại chăn nuôi, tuy nhiên hộ cũng kỳ vọng dự án và ban quản lý nhóm giúp đỡ hộ vƣợt qua khó khăn gặp phải. Còn lại hầu hết nông hộ điều cho rằng dự án làm cho hộ có niềm tin thay đổi cuộc sống thông qua nguồn vốn vay mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ. Có 48 hộ hài lòng và 27 hộ rất hài lòng với những gì dự án đã mang lại cho họ. Đƣợc tiếp xúc với mô hình hợp tác trong nhóm dự án, đƣợc chuyển giao kĩ thuật, cung cấp kiến thức mới áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, làm cho hộ phấn chấn khi tham gia vào dự án.

Bảng 4.13 Tâm lý khi tiếp cận vốn vay

Tâm lý Số quan sát Tỷ trọng (%)

Rất không hài lòng Không hài lòng Tƣơng đối hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 0 1 4 48 27 0,0 1,3 5,0 60,0 33,7 Tổng 80 100,0

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2013

-Tình hình tài sản của nông hộ kể từ khi tham gia dự án

Các nông hộ khi tham gia dự án, có đƣợc nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh, sẽ cảm thấy yên tâm hơn chăm lo sản xuất, mong muốn vƣơn lên thoát khỏi sự nghèo đói, sự bất lực khi thiếu thốn tiền bạc.Nguồn vốn dự án hổ trợ nhƣ một động lực giúp hộ có ý chí cải thiện cuộc sống hiện tại. Từ lúc tham gia dự án tới nay hầu hết mỗi hộ điều tăng tài sản trong nhà đó chính là con bê do dự án cung cấp, việc nuôi cho con bê bằng với con bò sau đó mau chóng chuyển giao giúp hộ phấn khởi hơn. Thêm vào đó, có 25 hộ tham gia dự án đƣợc khảo sát còn tăng giá trị tài sản trong nhà nhƣ: xe máy, vật dụng gia đình, …có giá trị trung bình khoảng 2,1 triệu, lớn nhất là hộ tăng giá trị tài sản lên đến 40 triệu, điều này càng mang lại niềm tin cho hộ khi có sự hổ trợ từ dự án. Bên cạnh cũng có hộ không tăng tài sản gì, đây là động lực để hộ nổ lực hơn nữa thay đổi điều kiện sống.

43 Bảng 4.14 Tình hình tài sản của nông hộ

Chỉ tiêu Số quan sát Tỉ trọng

Tăng

Không thay đổi

25 55

31,3 68,7

Tổng 80 100,0

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Dự án tại địa bàn xã bắt đầu hoạt động chƣa lâu, tuy nhiên cơ cấu tổ chức từng nhóm, việc trồng trọt chăn nuôi đƣợc san sẽ kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm và các buổi tập huấn của cán bộ dự án giúp hộ có đƣợc kiến thức mới áp dụng vào nghề nông truyền thống, thay đổi một số hình thức canh tác lạc hậu, luân canh với các giống cây trồng có năng suất và giá thành cao (cây bắp rau) từ đó cải thiện năng suất sản xuất của hộ. Đó chính là một trong những tác động to lớn mang tính bền vững mà dự án muốn hƣớng đến. Mỗi một nông hộ sẽ ý thức đƣợc muốn giá thành sản phẩm bán ra cao cần phải có những kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn nữa. Do vậy không chỉ nguồn vốn vay mà ngay cả hình thức tổ chức hoạt động cũng nhƣ tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật tiên tiến là một trong những tài sản lớn và là mục tiêu mà mỗi chƣơng trình, dự án đề ra.

4.2.3 Nhu cầu vay vốn của nông hộ không tham gia dự án

- Nhu cầu vay

Qua khảo sát 80 hộ ngoài tiếp cận đối chứng với hộ tham gia dự án, cho thấy có 48 hộ muốn vay vốn từ dự án với tỷ lệ khá cao là 60%. Ngƣời dân tại địa bàn chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo nên hộ cũng muốn có nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh vƣơn lên thoát nghèo cải thiện điều kiện sống tốt hơn, đầy đủ hơn. Tuy nhiên cũng gần 40% hộ, tƣơng ứng với 32 hộ cho rằng không có nhu cầu vay vốn, và lí do chủ yếu là do hộ cảm thấy số tiền vay khá lớn và hộ không có khả năng trả nợ, ngoài ra do hộ không có điều kiện về đất đai xây dựng chuồng trại để nuôi bò do dự án hổ trợ.

Bảng 4.15 Nhu cầu vay của nông hộ

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%)

Muốn vay

Không muốn vay

48 32

60,0 40,0

Tổng 80 100,0

44

- Địa điểm vay vốn khi có nhu cầu

Đa phần các hộ không tham gia dự án cũng có hoàn cảnh khó khăn, nhiều lúc túng thiếu thì ngƣời thân, bạn bè là đối tƣợng hộ vay hoặc mƣợn vốn đầu tiên chiếm 38,8%, ngoài ra các tổ chức tín dụng hay những ngƣời cho vay lấy lãi cũng là địa điểm hộ vay muốn vay bên cạnh các tổ chức tín dụng chính thức hay tổ chức tín dụng phi chính thức.

Bảng 4.16 Địa điểm vay vốn của nông hộ

STT Địa điểm Số quan sát Tỷ trọng (%)

1 2 3 4 5 Các tổ chức tín dụng Các tổ chức Đoàn thể Từ bạn bè, ngƣời thân

Những ngƣời cho vay lấy lãi Khác 22 8 31 17 2 27,5 10,0 38,8 21,3 2,4 Tổng 80 100,0

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2013

4.3 ĐÁNH GIÁ NGUỒN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ THAM GIA DỰ ÁN 4.3.1 Phân tích nguồn vốn con ngƣời: 4.3.1 Phân tích nguồn vốn con ngƣời:

Nguồn vốn nhân lực là nguồn vốn bao gồm lực lƣợng lao động đƣợc xem xét về mặt số lƣợng và chất lƣợng (nhƣ kỹ năng, tay nghề, sự am hiểu kỹ thuật canh tác, kiến thức bản địa, sức khỏe, tập quán lao động, siêng năng hay lƣời biếng). Nguồn lực con ngƣời đƣợc xem là nguồn lực có tính chất quan trọng, chi phối mạnh mẽ đối với việc sử dụng các nguồn lực khác cũng nhƣ đề ra các chiến lƣợc cải thiện sinh kế.

Những nhân tố thuận lợi

-Bản chất lao động: Một nhân tố không kém phần quan trọng chính là bản chất ngƣời dân lao động cần cù chịu khó, việc tạo điều kiện và hƣớng dẫn chuyên môn là cơ hội để hộ phát triển sản xuất.

- Lực lượng lao động tương đối đông: các hộ có từ 1 – 5 lao động. Bình quân có khoảng 2,5 lao động/ hộ. Số lao động gia đình đông góp phần giúp cho nông hộ dễ dàng mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại vật nuôi hay cây trồng. Ngoài ra đặc trƣng sử dụng lao động là ngƣời trong gia đình còn giúp hộ giảm chi phí nhân công đáng kể.

45

Bảng 4.17 Lực lƣợng lao động và không lao động trong nông hộ

Chỉ tiêu Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Tham gia lao động 2,5 1,02 5

Không lao động 1,6 0 5

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2013

-Phương tiện sản xuất

Nhu cầu xã hội ngày một nâng cao, do vậy để đảm bảo năng suất cả chất lƣợng nông sản, đa phần hộ có ý thức sử dụng phƣơng tiện sản xuất vào trồng trọt, chăn nuôi giảm sức lao động góp phần giúp hộ dành thời gian cho các hoạt động phụ trợ thu nhập khác.

Bảng 4.18 Phƣơng tiện sản xuất

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%) Có sử dụng Không sử dụng 61 19 76,2 23,8 Tổng 80 100,0

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

- Lực lượng lao động trẻ chiếm khá cao: tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 22 tuổi đến dƣới 60 tuổi, là yếu tố thuận lợi cho việc đào tạo văn hoá, tuyên truyền, tập huấn kiến thức chuyên môn từ đó nâng cao thu nhập cho nông hộ (bảng 4.2).

- Sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức trong nước và quốc tế: là yếu tố thuận lợi hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận nguồn lực: Sự công khai trong việc chọn đối tƣợng tham gia tập huấn, nâng cao trình độ của dự án.

Những nhân tố cản trở

-Do là vùng nông thôn nên số ngƣời không lao động hay đối tƣợng phụ thuộc cũng không nhỏ từ 0-5 ngƣời. Qua kết quả khảo sát từ bảng 4.17 cho thấy số thành viên phụ thuộc không tham gia lao động trong hộ cao nhất là 5 ngƣời, trong khi tổng số thành viên trong hộ là 9 (Bảng 4.1) cho thấy số ngƣời phụ thuộc chiếm khá cao. Điều này, mang lại gánh nặng càng lớn cho những thành viên lao động khác.

- Địa phương không phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: sản xuất thuần nông là chủ yếu, nguyên nhân cản trở việc chuyển đổi lao động từ

46

nông nghiệp sang phi nông nghiệp phần lớn lao động nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất thấp (bảng 4.7).

-Trình độ văn hoá và chuyên môn hạn chế của người lao động là một yếu tố cản trở: trình độ từ trung học phổ thông trở xuống chiếm đa số là cản trở rất lớn. Bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ mù chữ còn rất cao (chiếm 10,6%), trình độ trên phổ thông trung học hầu nhƣ không có (chỉ chiếm 0,6%). Trong đó trình độ học vấn trung bình chỉ 5,5 nằm trong khoảng chƣa vƣợt qua ngƣỡng Trung học cơ sở.

Bảng 4.19 Trình độ học vấn và độ tuổi trung bình của nông hộ

Chỉ tiêu Bình quân Nhỏ nhất Nhiều nhất

Trình độ học vấn trung bình 5,5 0 14

Độ tuổi lao động trung bình 41,7 21,5 62,5

Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát, 2013

-Việc đến trường của trẻ em gặp nhiều khó khăn: gia đình cần lao động lo trang trải cuộc sống, không thời gian quan tâm tới việc học, sinh nhiều con, không đủ kinh phí, chất lƣợng giáo viên chƣa đạt yêu cầu, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hạn chế,...dẫn đến bỏ học. Tuy có thành viên trong độ tuổi đi học, tuy nhiên phải chăm lo cuộc sống thiết yếu hàng ngày đôi khi không đáp ứng đủ nên việc học gặp nhiều cản trở do vậy phải dừng lại.

Bảng 4.20 Tình trạng đến trƣờng của các thành viên trong tuổi đi học

STT Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Số ngƣời trong tuổi đi

học/hộ 1,1 0 4

2 Số ngƣời trong tuổi đi

học đƣợc đến trƣờng 0,9 0 4

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

- Những trở ngại đối với hoạt động khám chữa bệnh: Nhìn chung hoạt động y tế đã có nhiều biến chuyển so với trƣớc đây, bằng chứng là có hơn ½ nông hộ trả lời không có khó khăn gì trong việc khám chữa bênh. Tuy nhiên, có 2 yếu tố cản trở việc nông hộ tiếp cận dịch vụ y tế là khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế tƣơng đối xa và không đủ tiền khám chữa bệnh, trong đó cũng có 4 hộ tƣơng ứng với tỉ lệ là 4,9% nông hộ cho rằng đƣờng nông thôn chƣa thuận tiện và bệnh viện chƣa đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho hộ trong khi khám chữa bệnh, nguyên nhân là một trong những hộ này có nhà ở trong ruộng gặp nhiều khó khăn khi di chuyển đến bệnh viện, trạm y tế.

47

Bảng 4.21 Khó khăn khi khám chữa bệnh của nông hộ

STT Loại khó khăn Tần số Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 Không có khó khăn gì Khoảng cách đến cơ sở y tế xa Không đủ tiền khám chữa bệnh Chƣa có đƣờng nông thôn đi lại Bệnh viên chƣa đủ cơ sở vật chất

49 9 18 3 1 61,3 11,3 22,5 3,7 1,2 Tổng cộng 80 100

Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát, 2013

4.3.2 Phân tích nguồn vật chất của nông hộ

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ từ dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)